Đờn ca tài tử trường tồn theo năm tháng
Đăng lúc: Thứ hai – 28/10/2013 14:52
Tài tử là những cuộc chơi đầy phong lưu tao nhã. Người đờn thì phải có người ca. Người đờn phải hay, ca từ phải đẹp, người ca phải giỏi tất cả cái nhạc điệu tâm hồn ấy hòa quyện vào nhau thì người nghe mùi mẫn không thể muốn rời, mỗi người mỗi vẽ làm cho những cuộc chơi trở nên vô cùng hứng thú, các nghệ sỹ, nhạc sỹ tài danh trên sân khấu cải lương trước năm 1975 cũng đều xuất thân từ những lò dạy đờn ca tài tử miệt vườn Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cần Đước, Bạc Liêu…Nghĩa là trước khi trở thành nghệ sỹ, nhạc sỹ tài danh họ là dân chơi tài tử nên họ nắm bắt rất vững vàng tiết tấu nhạc điệu, có phong cách rất riêng mười phân vẹn mười thể hiện trong tiếng nhạc, lời ca làm say đắm giáo hóa lòng người. Xưa kia tiếng đờn của Thạch Sanh làm rung động lòng Công chúa, làm cho cái ác của Lý Thông bổng chốc hóa thành hư vô. Và Thi Nại Ngọc cũng đã dùng tiếng đờn của mình làm cho quân thù khiếp sợ phải bỏ giáo, nộp gươm xin hàng… Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược nhiều Cô, chú kể lại rất nhiều những mẫu chuyện đời thường nhưng cũng rất dễ trở thành những giai thoại trên bước đường hành quân đi đến đâu cũng tay súng, tay đờn, vừa đánh giặc, vừa tuyên truyền thông qua các chủ đề: “Dậy mà đi”, “Hát cho dân tôi nghe”, “Lên đàng”, “Sóng trường giang”, “Hát trong những đêm không ngũ”, “Tiếng hát át tiếng bom”. Có thể khẳng định rằng các loại hình âm nhạc cổ hay tân cổ giao duyên đều mang đầy tính nghệ thuật khoa học và sáng tạo, sáng tạo trong khoa học, nên cần phải nhanh chóng bảo tồn và phát huy, phát triển. Để phấn đấu đạt được yêu cầu trên trong thời đại ngày nay với nhịp sống hối hả, bộn bề con người không thể nào thả hồn vào những cuộc chơi lãng tử với những khúc điệu lời ca dài lê thê có khi mang những” điệp khúc” lặp đi, lặp lại nhiều lần dễ nhàm chán trong các bài bản tổ đờn ca tài tử. Theo soạn giả Ngô Hồng Khanh thì việc bảo tồn phải có cải tiến, trước tiên là bài bản, lớp lang một cách hợp lý, cô đọng và hấp dẫn. Chúng ta quyết tâm bảo tồn chứ không bảo thủ, vì bởi phát triển cách tân trên cơ sở kế thừa và phát huy cái hay, cái đẹp của loại hình ca nhạc vừa dân gian, vừa bác học. Phát triển, cách tân chẳng những không “đoạn lìa, mất gốc” mà còn khẳng định tính chất kinh điển của các bản nhạc của người xưa để lại theo năm tháng đã trở thành những viên ngọc quý chúng ta có trách nhiệm giữ gìn nâng niu, trau chuốt cho sáng trong rạng rỡ đến mai sau. Có những việc nhắc lại nhưng vẫn không cũ đó là việc cần nhân rộng các mô hình trung tâm như: “gia đình đờn ca tài tử”, “dòng họ đờn ca tài tử”, “làng đờn ca tài tử”, “phố đờn ca tài tử” tập trung xây dựng các thiết chế “ấp, khóm đờn ca tài tử” tạo nên diện mạo văn hóa, văn minh tài tử có một không hai của một Bạc Liêu.
Một nền văn hóa, từng bộ môn nghệ thuật nếu luôn được coi trọng phát huy, phát triển thì nhất định sẽ có cơ hội sống mãi trong lòng mọi người, Đờn ca tài tử là một trong những đối tượng đó. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của nhân dân, do nhân dân sáng tạo và nhân dân hưởng thụ, đồng thời nhân dân cũng là người phán xét. Cho nên mọi việc muốn tồn tại và pát triển phải dựa vào dân.
Bản sắc văn hóa nói chung và nói riêng Đờn ca tài tử cần phải có chính sách“bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn” do đó cần có những định hướng đầu tư đúng đắn sát với yêu cầu thực tiễn của mỗi địa phương, làm cho quy luật và những thuộc tính vốn có của Đờn ca tài tử mang tính đại chúng, văn hóa, giáo dục và khoa học luôn được tồn tại và phát triển là một tất yếu trong cuộc sống của mỗi người hôm nay và mai sau./.
Nguồn tin: http://svhttdl.baclieu.gov.vn
Những tin mới hơn
- Bảo tồn và phát huy Đờn ca tài tử ở Bạc Liêu (11/11/2013)
- Đôi nét về nền cảnh địa—văn hoá của nghệ thuật sân khấu cải lương (13/11/2013)
- Sân khấu Cải lương đồng bằng sông Cửu Long (19/11/2013)
- Đờn ca tài tử – Bản giao hưởng đồng quê (20/11/2013)
- Cải lương Bến Tre (06/11/2013)
- Tư duy sáng tạo của SK Cải lương Việt Nam, sự giao thoa của tinh hoa sân khấu Đông – Tây (05/11/2013)
- Đờn ca tài tử – loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ – Kỳ 2: Con đường trở thành di sản nhân loại(30/10/2013)
- Đờn ca tài tử – loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ – Kỳ 3: Lan tỏa và phát triển (31/10/2013)
- Đờn ca tài tử Nam Bộ: Sức sống mãnh liệt và thách thức (02/11/2013)
- Đờn ca tài tử – Loại hình nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ (Kỳ 1): Từ nhạc lễ trở thành âm nhạc dân tộc(29/10/2013)
Những tin cũ hơn
- Đờn ca tài tử thế kỷ 21, mừng vui và trăn trở (23/10/2013)
- Đờn ca tài tử Nam bộ ở Bạc Liêu những năm đầu của thế kỷ XX (22/10/2013)
- Đờn ca tài tử Nam bộ – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp (17/10/2013)
- Về nông thôn nghe đờn ca tài tử (Kỳ cuối): Góp phần xây dựng đời sống mới ở nông thôn (10/10/2013)
- Về nông thôn nghe đờn ca tài tử – Kỳ 2: Những tài tử miệt vườn (10/10/2013)
- Về nông thôn nghe đờn ca tài tử – Kỳ 1: Nét sinh hoạt của người dân Nam Bộ (10/10/2013)
- Sức sống của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ (05/10/2013)
- Bản vọng cổ – mãi mãi là niềm tự hào của người Bạc Liêu (02/10/2013)
- Một tự tình từ đời thực đến hư cấu (27/09/2013)
- ‘Di sản’ Đờn ca tài tử: Còn là ‘tài sản’ đương thời (27/09/2013)