Published on May 9, 2013
Văn hóa dân tộc: Sắc màu thổ cẩm dân tộc Dao
Published on May 9, 2013
Văn hóa dân tộc: Sắc màu thổ cẩm dân tộc Dao
Uploaded on Feb 17, 2012
Published on Aug 23, 2012
Uploaded on Feb 17, 2012
Uploaded on Feb 17, 2012
SMVH – Bản sắc văn hóa Nam Bộ
Uploaded on Feb 17, 2012
23/12/2013 11:20
>> Phương Mỹ Chi hát liên khúc của Hương Lan và Cẩm Ly
>> Hương Lan luôn mang ơn các nhạc sĩ!
![]() Ca sĩ Hương Lan – Ảnh: Quang Lâm |
Trở về nước vào những ngày cuối năm 2013, ca sĩ Hương Lan khiến nhiều khán giả yêu thích dòng nhạc quê hương, trữ tình không khỏi thấp thỏm mong đợi những chương trình có sự xuất hiện của cô, ngoài những buổi diễn phòng trà.
Đây cũng là lần đầu tiên Hương Lan xuất hiện trong chương trình Tình khúc vượt thời gian.
Với chủ đề Sương lạnh chiều đông, trong chương trình, Hương Lan sẽ thể hiện những ca khúc quen thuộc như Bài thánh ca buồn (Nguyễn Vũ), Đèn khuya (Lam Phương) và Siết chặt bàn tay (Trúc Phương), những ca khúc mà khán giả chỉ có thể nghe trong băng đĩa chứ hiếm khi được nghe Hương Lan hát trực tiếp trên sân khấu.
Điểm khác biệt của đêm nhạc là khán giả sẽ được dẫn dắt theo một câu chuyện tình yêu đi qua bốn mùa xuân hạ thu đông; trong đó, ca khúc chủ đề Sương lạnh chiều đông (nhạc sĩ Mạnh Phát) do ca sĩ Quang Linh biểu diễn.
Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của nhiều ca sĩ như Anh Khoa, Hồng Hạnh, Quang Linh, Đông Đào, Mai Quốc Huy, Như Ý, Nguyễn Hồng Ân…
Đêm nhạc sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 28.12 tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM).
Thiên Hương
>> Tiếng hát Hương Lan & Mai Quốc Huy
>> Hương Lan với “Ơn đời một khúc dân ca
>> MC Minh Hương “lấn sân” đúng hướng
>> 2 đêm nhạc ca sĩ Hương Lan
>> Mùa Giáng sinh bận rộn của Hương Lan
>> Ca sĩ Hương Lan – từ minishow đến liveshow
>> Nghệ sĩ Hương Lan nói gì?
>> Ca sĩ Hương Lan và Quang Linh cùng hát Cành hoa trắng
>> Ca sĩ Hương Lan “nặng nợ” với khán giả phòng trà
>> Ca sĩ Hương Lan: Đón Tết và hát tại quê hương là điều vô giá
>> Ca sĩ Hương Lan quá bận rộn
>> Ca sĩ Hương Lan trở lại
![]() Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn “đàn muỗng”.
|
Chỉ với hai chiếc muỗng, giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã tạo nên nhiều tiết tấu, âm thanh thú vị. Tiếng “đàn muỗng” cùng giáo sư “chu du” khắp nơi và không ngừng làm mọi người thú vị. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.
|
Từ tiếng gõ muỗng trong tủ Một buổi tối mùa hè, chú bé 6 tuổi Trần Quang Hải tình cờ thấy một nhóm các chiến sĩ kháng chiến quây quần ca hát quanh đống lửa. Một chiến sĩ đánh nhịp bằng hai cái muỗng. Chú bé Hải thích thú liền mon men đến hỏi: “Chú ơi, chú đánh hai cái muỗng sao mà nghe giòn và hay quá? Chú chỉ dùm cháu với”. Người chiến sĩ ân cần: “Chú học được khi ở Liên Xô, cháu có thể thử làm bằng cách bẻ cong hai cái muỗng, úp ngược vào nhau, đặt ngón tay trỏ vào giữa hai cán muỗng sao cho hai cán muỗng cách nhau khoảng 2 li rưỡi rồi đánh muỗng lên đùi, lên tay theo những nhịp quen thuộc hay tự sáng tạo thêm”. Giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải biểu diễn đàn muỗng trong chương trình Hội ngộ kỷ lục gia lần thứ 20 vào giữa tháng 12-2010 tại TP.HCM. Về đến nhà, chú bé Hải xin bà ngoại hai cái muỗng, bẻ cong cán muỗng rồi say sưa gõ đến sưng tay. Người nhà phản đối vì nghe riết muốn điếc tai nên chú bé liền chui vào tủ để gõ muỗng. Nhưng rồi thú vui ấy cũng dần trôi theo tuổi thơ. Năm 17 tuổi, khi đang ở Pháp, tiếng muỗng tuổi thơ lại vang vọng trong tâm tưởng khi Trần Quang Hải thấy anh chàng người Mỹ tên Roger Mason chơi đánh muỗng. Quang Hải quyết định bỏ ra 3 tháng để luyện tập kỹ thuật đánh muỗng, sáng tạo ra những kỹ thuật đánh mới, tận dụng hết các chi trên cơ thể. Đến khi gặp lại Roger Mason, Quang Hải mời anh cùng đánh muỗng kiểu “đối thoại” và được Roger Mason cùng nhiều khán giả khen tặng không ngớt. Đến “vua muỗng” và một ước mong Danh hiệu “vua muỗng” đến với giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải khi ông chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng khuôn khở Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Nếu tính từ lần đầu tiên đến với gõ muỗng từ thưở bé thơ, đến nay, giáo sư Trần Quang Hải đã có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng.
Các động tác khi biểu diễn “đàn muỗng” của giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải. Tiếng gõ muỗng của giáo sư đã vang lên trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc trong trường học; đã đi qua hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Pháp, các em học sinh khi học gõ muỗng sẽ cùng biểu diễn như một dàn nhạc với nhiều loại muỗng khác về chất liệu, kích cỡ. Giáo sư cho biết: “Chơi với muỗng sẽ giúp các em nhỏ nhận ra rằng những vật dụng gần gũi nhất cũng có thể tạo nên tiết tấu giai điệu và các em hoàn toàn có thể sáng tạo những cách đánh mới hay tiết tấu mới. Tôi mong nghệ thuật gõ muỗng này cũng có thể được giảng dạy trong trường cho các thiếu nhi Việt Nam”. Không chỉ có cách đánh muỗng phối hợp tay với đùi, trượt muỗng trên cánh tay, đánh trên mu bàn tay, trong lòng bàn tay, trên các khớp ngón tay… mà còn cả cách đánh muỗng bằng miệng, phối hợp miệng với tay. Không ít lần vì đánh quá say mê mà giáo sư đánh đến chảy cả máu răng và bị nha sĩ cấm không được dùng miệng chơi đàn muỗng nữa. Không ít lần vì quá say mê đánh muỗng mà giáo sư Trần Quang Hải bị đau răng Những tiết tấu của âm nhạc cổ truyền Việt Nam được giáo sư áp dụng vào đàn muỗng. Đã không ít lần, tiếng gõ muỗng ấy đã ngẫu hứng hòa cùng tiếng đàn điêu luyện của giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê – thân phụ của giáo sư Trần Quang Hải. Yêu tiếng đàn muỗng nên không khó hiểu khi giáo sư Trần Quang Hải có cả một bộ sưu tập muỗng lên đến hơn 400 cái, phần được mua, phần được người dân khắp nơi trao tặng. Giáo sư Trần Quang Hải biểu diễn đàn môi Ngoài đàn muỗng, giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải còn dành nhiều thời gian say mê nghiên cứu phát triển kỹ thuật đàn môi và kỹ thuật hát đồng song thanh (kỹ thuật hát phát ra hai giọng cùng lúc ở hai cao độ khác nhau). (Theo Tuổi trẻ)
|
|
Việt Báo (Theo_24h)
|
Bạn hiền Việt Dzũng sao đi vội vã
Từ giả dương trần cho bao luyến thương
Về trên cao ấy êm đềm bên Chúa
Quên hết ưu phiền tại chốn thế gian.
Việt Hải Los Angeles
Sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của mình trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đã không còn nữa.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Dz%C5%A9ng
Việt Dzũng ơi! Vĩnh Biệt !!!
Tin anh mất, thật bồi hồi xúc động
Nát cả lòng người, sửng sốt tim gan
Anh ra đi để lại đây nạng gỗ
Đã theo anh trong suốt cuộc di hành
Đã theo anh qua từng chặng đấu tranh
Cất gọng hát thét gào cho công lý
Vận nước điêu linh, dân mình đói khổ
Tắt lịm rồi… tiếng chim hót còn vang.
Trong đấu tranh ta đã cùng chiến tuyến
Cay đắng ngọt bùi thì vẫn cùng nhau
Có những đêm khuya ngồi nghe Dzũng hát
Nước mắt lưng tròng Dzũng khóc quê hương
Vĩnh biệt Dzũng ! Người con yêu xứ Việt
Nằm một mình Dzũng có lạnh lắm không ?
Tiếng đàn xưa , giờ chùng dây lạc nốt
Dzũng đã ra đi hay Dzũng trở về ?
Ở nơi ấy chắc bình yên lắm nhỉ ?
Không bon chen, không làm khổ lòng nhau !
Buông xuôi tay là buông xuôi tất cả
Cuộc sống vô thường rồi cũng qua mau
Việt Dzũng ơi ! Việt Dzũng ơi !Vĩnh biệt !
Nước mắt đã nhòa trên những giòng thơ
Như máu hùng anh, trong tim đã kiệt
Dang dở rồi những ước vọng ươm mơ…
Vĩnh Biệt Dzũng ! Chào một lần Vĩnh biệt
Là không bao giờ được gặp lại đâu !
Người con Việt đã đi xa… xa lắm
Vẫn nuối mắt nhìn về hướng quê hương…
Phi Loan Hoàng thị Cỏ May
- 4:00pm : Lễ phát tang tại Peek Family Room #1. - 8:00pm : Lễ truy điệu tại tượng đài.
Thứ Bẩy 28/12/2013: - 8am-8pm : Thăm viếng. Chủ nhật 29/12/2013: - 8am-5pm : Thăm viếng. Thứ Hai 30/12/2013: - 7:30am : Điếu văn. - 9:30am : Thánh lễ tại nhà thờ Thánh Linh. - 12:30pm : Hạ huyệt tại nghĩa trang God Shepher.
Link:
http://www.tredeponline.com/post/?p=46798
Thân phụ của ông là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long. Ông theo gia đình di tản từ năm 1975, định cư tại các tiểu bang Nebraska, Texas và cuối cùng là California.
Nhà báo Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do cho biết, thân mẫu của nhạc sĩ Việt Dzũng nói với ông rằng, hệ miễn nhiễm của con trai bà bị yếu từ lâu.
![]() |
Việt Dzũng dẫn chương trình trong chương trình ca nhạc “Ngọc Trong Tim” tại Little Saigon, ngày 20 tháng Năm, 2012. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Việt Dzũng là một người đa tài và có lòng với cộng đồng tị nạn hải ngoại. Ông là một trong những MC chính của tất cả các chương trình của Trung Tâm Asia.
Ông cũng là một nhà báo, là xướng ngôn viên của các đài phát thanh tại nam California, như Little Saigon Radio (1992-1996), Bolsa Radio từ 1996 đến nay.
Trong các sinh hoạt cộng đồng, ông hoạt động tích cực, đấu tranh cho các vấn đề tự do, nhân quyền cho Việt Nam. (H.G.)