Publiée le 14 sept. 2013
in hoi lim tien du bac Ninh
nhung bai hat hay quan ho
quan ho tren thuyen
Publiée le 14 sept. 2013
in hoi lim tien du bac Ninh
nhung bai hat hay quan ho
quan ho tren thuyen
Publiée le 29 sept. 2013
00:13 -Làng Quan Họ Quê Tô i- Anh Thơ
04:51 – Còn Duyên – Quan Họ Bắc NInh
09:00 – Khách Đến Chơi Nhà – Quan Họ Bắc NInh
11:33 – Ngẫu Hứng Lý Dao Duyên – Trọng Tấn
16:15 – Ai Xuôi Về – Thúy Hường
21:05 – Nhớ Đêm Dã Bạn – Trong Tấn
25:53 – Những Cô Gái Quan Họ – Trọng Tấn
29:42 – Vào Chùa – Quan Họ Bắc NInh
33:30 – Tình Yêu Trên Dòng Sông Quan Họ – Trọng Tấn – Thanh Thanh Hiền
38:26 – Mười Nhớ – Quan Họ Bắc NInh
42:10 -Lùng Liếng -Thúy Hường
47:20 – Ngươi Ơi Người Ở Đừng Về – Quan Họ Bắc NInh
52:08 – Giã Bạn -Quan Họ Bắc NInh
Publiée le 15 déc. 2013
http://alomua.vn – Diễn đàn thương mại điện tử, mua bán, rao vặt hoàn toàn miễn phí số 1 Việt Nam.
http://HuongSacDatViet.Com – http://TacPhamVietNam.Com
Diễn đàn Sinh vật cảnh Việt Nam: Cây cảnh, Chim cảnh, Cá cảnh, Sinh vật cảnh, Cây kiểng, Hoa cảnh, Mua bán – Rao vặt…
*** http://www.alomua.vn ; http://HuongSacDatViet.Com ; http://TacPhamVietNam.Com ***
Alomua.vn, mua bán, rao vặt, miễn phí, HuongSacDatViet.Com, huongsacdatviet, Huong Sac Dat Viet, hương sắc đất việt, TacPhamVietNam.Com, diendancaycanhviet, diendansinhvatcanh, huongsacviet, cây cảnh việt, caycanhvietnam, hòn non bộ; tiểu cảnh, tác phẩm Việt Nam, nét đẹp việt, tinh hoa việt, Alo, alô, alomua, mua, mua ban, rao vặt, jao vặt, cay canh, caycanh, bonsai, cây cảnh, cây kiểng, hoa cảnh cây cảnh việt nam, chim cảnh, cá cảnh, khứu, họa mi, vành khuyên, chích chòe, chích chèo lửa, chích chòe than, chích chòe đất, chào mào, cu gáy, sơn ca, chim sâu, vẹt, cây cảnh đẹp, công, chim biết nói, nghệ thuật, cây cảnh nghệ thuật, cây đẹp, cây kiểng, hoa cảnh, hoat lan, phong lan, cây sanh, sanh, lộc vừng, sanh thế, sung, mít, linh sam, mai chiếu thủy, duối, si, cây mít, cây công trình, cá rồng, arowana, cá betta, cá lia thia, cá koi, cá chép, cá la hán, cá dĩa, cá đá, cá chọi, cá 7 màu, cá biển, bể thủy sinh, cây thần kỳ, quả thần kỳ, trái thần kỳ, thần kỳ, kỳ diệu, kiến thức cây cây, triển lãm, hội sinh vật cảnh, nhà vườn, đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, chậu sành, chậu gốm, chậu đất, chậu cảnh, chậu hoa các loại, gốm sứ, bàn ghế, rao vặt, sản phẩm, nhà đất, dịch vụ, việc làm, máy tính, linh kiện, laptop, pc, mạng, network, thiết bị, điện tử, điện lạnh, ti vi, đầu đĩa, điện thoại, sim số đẹp, iphone, ô tô, xe máy, du lịch, công nghiệp, xây dựng, nội ngoại thất, thời trang, kiến trúc, hội họa, tranh vẽ, sơn mài, khảm trai, mỹ thuật, điêu khắc
Publiée le 25 janv. 2013
Chương trình DÂN CA NHẠC CỔ
1. Quan Họ – Lệnh Ngự – Thanh Quý
2. Quan Họ – Lên Tiên Cung – Tuấn Long
3. Quan Họ – Tưởng Đến Gần Xa – NSUT Lệ Thanh
4. Quan Họ – Sở Cầu Như Ý – Thanh Thùy
5. Quan Họ – Đôi Bên Bác Mẹ Cùng Già – Tốp nam nữ Quan họ Bắc Ninh
HOÀNG NGÀ (TTXVN) LÚC : 17/08/13 22:04
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên đánh giá cao vai trò lịch sử và văn hóa của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Thứ trưởng biểu dương những nỗ lực bền bỉ trong việc truyền dạy dân ca ví, giặm của nghệ nhân và nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; trách nhiệm của lãnh đạo và các nhà chuyên môn hai tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm; việc tổ chức thành công liên hoan dân ca ví, giặm lần thứ hai là minh chứng sống động cho những nỗ lực đó.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục phát huy và bảo tồn, đưa di sản dân ca ví, giặm không chỉ xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Thứ trưởng cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp phát triển di sản văn hóa dân tộc.
Tại đêm khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa cấp quốc gia cho đại diện hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nhân dịp này, sáu nghệ nhân dân gian tiêu biểu của hai tỉnh cũng đã được tuyên dương, trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp bảo tồn, phát triển dân ca ví, giặm.
Liên hoan dân ca ví dặm lần thứ hai là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của các thể hát và trò diễn xướng dân ca ví, giặm; hướng tới sự kiện UNESCO xem xét công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đây cũng là dịp để các câu lạc bộ hai tỉnh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; đồng thời, vinh danh các câu lạc bộ, nghệ nhân tiêu biểu nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào hát dân ca ví, giặm trong các tầng lớp nhân dân.
Tham dự liên hoan lần này có 21 câu lạc bộ dân ca đến từ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Mỗi câu lạc bộ sẽ biểu diễn ba tiết mục, bao gồm không gian diễn xướng cổ, không gian cải biên và minh họa.
Đêm khai mạc với Chương trình nghệ thuật “ Đôi bờ Ví, fiặm” do nhạc sỹ An Thuyên viết kịch bản và đạo diễn, đưa đến cho khán giả những giai điệu ngọt ngào cùng với lối trình diễn đặc sắc của thể hát dân ca đậm đà hồn cốt xứ Nghệ.
Sau đêm khai mạc, các câu lạc bộ tham gia liên hoan sẽ tiếp tục lưu diễn tại năm điểm Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), Nghi Lộc, Hưng Nguyên (Nghệ An) để phục vụ nhu cầu thưởng thức của nhân dân.
Chương trình sẽ tổng kết và trao giải vào đêm 19/8, tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh./.
Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali –Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.[1]
Hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để được công nhận là:
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa… Nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những giai thoại của thời đạiVua Hùng dựng nước. Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang, vì vậy hát xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước…
Hát xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của Việt Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một thành công rất lớn.
Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình. Hát cửa đình giữ cửa đình mục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau. Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ (làng khác) là vai em. Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bêndân và họ kết hôn với nhau do là anh em.
Gốc của hát xoan ở vùng Phú Thọ, sau lan tỏa tới các làng quê đôi bờ sông Lô, sông Hồng, qua cả tỉnh Vĩnh Phúc. Bốn phường xoan cổ là An Thái, Phù Đức, Kim Đới và Thét nằm ở hai xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ) từ xưa được cộng đồng của 30 làng, 18 xã của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc mời đến biểu diễn. Vì thế hát xoan mới ghi dấu tại nhiều làng quê ngoài vùng Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy, toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.
Liền anh, liền chị hát quan họ mới trên thuyền tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
Dân ca quan họ (còn được gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là những làn điệu dân ca của vùng châu thổ sông Hồng ở miền BắcViệt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc – mà trọng tâm là 2 tỉnh Bắc Giangvà Bắc Ninh ngày nay. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa tỉnh Bắc Ninhlà chủ thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninh cũ gồm cả Bắc Giang ngày nay. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo ra.[1]
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại[2][3][4] sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.
[ẩn]
Ý nghĩa từ “Quan họ” thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của “quan” và của “họ”. Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ “âm nhạc cung đình”, hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức (“họ”). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.
Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa “chơi Quan họ” bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.
Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là “quan hệ” của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.
Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận[5]. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa “liền anh” (bên nam, người nam giới hát quan họ) và “liền chị” (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.
Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc[6] Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú “chơi Quan họ”, không phải là “hát Quan họ”[7] Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.
– “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát). Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị “chơi quan họ” ưa thích đến tận ngày nay như : Hừ La,La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo.
Quan họ mới còn được gọi là “hát Quan họ”, là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,… Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.
Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa… Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức[8] Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài “Người ở đừng về” là cải biên từ làn điệu “Chuông vàng gác cửa tam quan” (Xuân Tứ cải biên).
Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài “Sông Cầu nước chảy lơ thơ” do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống “Nhất quế nhị lan”. Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động “hát quan họ” ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.
Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ. Do chậm trễ, có tới 18 làng Quan họ cổ ở Bắc Giangkhông kịp đưa vào danh sách đề cử ban đầu.[9] Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại nhiều ở các huyện: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du,thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh)[10] và các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang).
Trong phạm vi công nhận chính thức ban đầu chỉ gồm có 49 làng Quan họ tồn tại và phân bố như sau:[11]
18 làng Quan họ Bắc Giang được bổ sung sau này gồm 2 làng quan họ Hiệp Hòa, 2 làng quan họ Yên Dũng và 14 làng quan họ Việt Yênđã được công nhận năm 2010 gồm:[12]
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam[14]. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý…v……….v……..v
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ[15].
Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh…gọi là áo kép[16]. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu,phin, trúc bâu[16], hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tónên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những “xa xỉ phẩm” theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong[16].
Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba[16]. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước[16]. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà[16].
Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)… Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng[16]. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng[16]. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái[16].
Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa[16]. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân[16].
Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân[16]. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.
Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà đôi tay nâng chén rượu đào, đổ đi thì tiếc, uống vào thì say”. Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát “Người ơi người ở đừng về”tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ “Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này… Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin”… Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết “Đến hẹn lại lên”… trong mùa hội tới.
Quan họ là “ứng xử” của người dân Kinh Bắc, “mỗi khi khách đến chơi nhà”, không chỉ “rót nước pha trà” mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: “Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng”…
Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.
Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân. Sau khi sàng lọc và lựa chọn, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu Hồng Thao đã ký âm thành bản nhạc, có bổ sung thêm một số ký tự riêng đặc trưng cho giai điệu Quan họ. Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận. Sở Văn hóa thể thao du lịch Bắc Ninh và Bắc Giang chịu trách nhiệm lưu giữ các cuốn băng này cần phải số hóa toàn bộ để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau, đó cũng là tài liệu văn hóa cần bảo tồn giúp các làn điệu quan họ sống mãi.
Ngày 20-1-2013, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức ra mắt.Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiêm cứu, gìn giữ và phát triển dân ca quan họ; nhiều hình thức giới thiệu dân ca quan họ mà đoàn thể nghiệm được quần chúng nhân dân đánh giá cao và học tập làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào ca hát quan họ trong tỉnh cũng như lan tỏa rộng khắp cả nước.
Tháng 5/2012 Nghệ sĩ ưu tú Thúy Hường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ nhân dân (Nghệ sĩ Nhân dân) – một phần thưởng cao quý sau những năm tháng hoạt động không mệt mỏi của chị cho dân ca quan họ. Thúy Hường cũng là Nghệ sĩ Nhân dân trẻ nhất trong 74 Nghệ sĩ Nhân dân của cả nước được phong tặng đợt này (45 tuổi).
Đến nay từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lên thành 329 làng Quan họ mới, trong đó có 41 nghệ nhân dân ca Quan họ. Đối với thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh, nơi được coi là Thủy tổ dân ca Quan họ Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp khôi phục, bảo tồn dân ca Quan họ, nhất là các bài Quan họ cổ.
Về ẩm thực Quan họ, khôi phục lại “ Mâm đan, bát đàn” đó là những vật dụng của người quan họ khi mời thực khách dự ẩm thực quan họ. Xây dựng phòng trưng bày văn hóa quan họ, giới thiệu diu sản với bạn bè trong nước, quốc tế. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền về dân ca quan họ, nhất là các lề lối Quan họ, văn hóa Quan họ.
![]() |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Quan họ |
SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
Là từ câu:
LÊ HỒNG DƯƠNG (Nguyên Trưởng ty Văn hóa Hà Bắc)
http://nd.vietsoftpro.com/qhbn.nsf/nctl_chi_tiet/so-luoc-ve-ngon-goc-dac-diem.html
ABOUT PROF.DR. TRAN VAN KHE (life honorary member of the ICTM)
HIS EDUCATION :
+ DATE OF BIRTH : Juty 24th 1921
+ PLACE OF-BIRTH : Binh Hoa Dong, Mytho (Tien Giang) (Viet Nam)
+ NATIONALITY : Vietnamese,
+ EDUCATION
– 1958 : Ph. D. University of Paris-Sorbonne Dissertation : Vietnamese Traditional Music
– 1951 : Diplome de I’lnstitut d’Etudes Politiques de Paris (Sciencs-Po : International Relations)
– 1943 : First Certificate of Medicine (Medical College : University of Hanoi)
– 1942 : Certificate of P.C.B. (Physics- Chemistry-Biology) University of Hanoi
– 1941 : Baccalaureat (Philisophy) Saigon
– 1940 : Baccalaureat (First Part) Saigon
OUTLINE OF HIS CAREER
Professor Tran Van Khe is one of the greatest masters of the traditional Vietnamese music. Born into a family with four generations of musicians, he was taught the musical tradition of the family by his paternal aunt Tran Ngoc Vien and his maternal uncle Nguyen Tri Khuong, having lost his parents at a very early age. Professor Tran Van Khe is a Doctor in Musicology ; he carried out research at the Centre National de la Recherche Scientifique (C.N.R.S.), was a teacher at Paris-Sorbonne University (1958-1988) , and is Honorary Member of the Conseil international de la musique (Unesco). His scientific research along with his activities in traditional music (participation in numerous festivals, several recordings edited with Ocora, l’Unesco and A.C.C.T.) have enabled him to receive many distinctions and prizes from prestigious universities, academies and international institutions. He is able to play many Vietnamese instruments : dan kim or dan nguyet (moon-shaped lute), dan tranh (sixteen stringed zither), dan co or dan nhi (two-stringed fiddle), dan ty ba (pear-shaped, four stringed lute) and the trong nhac, ceremonial drum. He knows how to recite poems and sing in traditional styles of the North and the South.
Professor Tran’s expertise includes all Asian music, particularly Indian, Persian, Chinese, Japanese and Arabic musical traditions. Having lived in Paris for about 50 years, and traveled world wide, lecturing and performing, he played the key role in introducing Asian music into the western world. In the past 50 years, he supervised a big number of Ph. D.dissertations and taught several thousands of students all over the world.
PRESENT POSITION :
– Ex-Director of research in the French National Center for Scientific Research
– Ex-Professor of Ethnomusicology, University of Paris Sorbonne
– Member of the “Board of Directors” of the Unesco-IMC Project: The “Universe of Music, A History” (UMH)
– Ex-Chairman of the Scientific Board of the International Institute for Comparative Music Studies and Documentation (Berlin)
Professor of Vietnamese Traditional Music, Special Adviser of the Scientific Board, Private University of Binh Dương, Province of Binh Dương * Viet Nam)
Member of the Scientific Board of the Institute of Musicology of VietNam
Musicology : Institut de Musicologle de Paris ( 1951-1958)
WORKING EXPERIENCE
* Research and teaching
– 1989 : (January-March) Visiting Professor, University of the Philippines, Quezon City, Manila
– 1988 : (January-Septemter) Fulbright Scholar, Visiting Professor University of Hawaii at Manoa
– 1985 : Visiting Professor at the University of Western Australia, Perth
– 1984-1987 : Director of a Seminar on “Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales (EHESS)
– 1983 : Visiting Professor at University of Hawaii at Manoa : Summer Course USA
– 1981 and 1979 : Visiting Professor at Listz Academy of Music, Budapest Hungary.
– 1979-1987 : Guest Professor at the “Intercultural School – in Venice, ltaly
– 1975-1985 : Guest Professor at the Institut Catholique de Paris Liturgic Music : Buddhist Music in Vietnam
– 1973 : Visiting Professor at The Faculte de Musique, University of Montreal, Canada
– 1972 : Guest Professor at the University of Southern Illinois Carbondale, USA
– 1968 : Guest Professor at the UCLA, Los Angeles, USA
– 1966-1988 : Lecturer, Professor, University of Paris-Sorbonne
Ethnomusicology, Adviser for Students preparing Master’s thesis and Doctoral dissertations on Asian Music (more than 40 students)
– 1959-1988 : Professor, Directeur d’Etudes, and President of the “Centre d’Etudes de Musique Orientale”
– 1960-1988 : Researcher in Musicology, French National Center for Scientific Research
– 1960-64 : Attache de recherche
– 1964-68 : Charge de recherche
– 1968-72 : Maitre de recherche
– 1972-88 : Directeur dc recherche
– 1977-1987 : Every year Visiting Professor at The Institute of Musicology in Viet Nam
Two Lectures on Asian Music and on Methodology in Ethnomusicology, Several hundreds of lectures in several Universities in the world, namely Berkeley, Maryland, Baltimore County USA, (1988) Central Conservatory of Beijing, Conservatory of TianJian, Xian (People’s Republic of China 1987), Antatanarivo, Madagascar (August 1985), Kunitachi College, Japan (Julyl 985), Wellington, New Zealand / November 1984), Venice, Italy (March 84-April 85) Harvard, USA (June 1982) Conservatory Tchaikovsky, Moscow, USSR/May 81) National Institute of Music of Algeria (August 1980), National Center for the Performing Arts, Bombay, India (Sept. 1979), Teheran, Iran (June 1976) Conservatory of Saigon, Buddhist University of Van Hanh, Catholic Institution Taberd, Centre Culturel Français, VietNam-USA Association, (South VietNam August 1974), Sau Paulo, Brasil (July 1974) Shiraz.lran (August 1972) Sangeet Natak Akademi, Nev Delhi India (May 1961), Traditional Musicians Association, TaiPei, (April 1961) Ueno University, Japan (April 1961)
PERSONAL AFFILIATIONS
Member of
– Société Française de Musicologie
– International Musicological Society
– Société Française d’Ethnomusicologie
– Society for Ethnomusicology
– Society for Asian Music
– International Society for Music Education
– Société des Gens de Lettres (France)
– International Folk Music Council (and after 1983)
– International Council for Traditional Music (Ex-Vice President now Life Honorary Member)
International Music Council (Ex-Vice President, now Life Honorary Member)
DISTINCTIONS- SCHOLARSHIPS
– 2013 Bagde of Ho Chi Minh City (Emerite citizen of Ho Chi Minh city)
– 2011 Phan Chau Trinh Award
– 2011 San Francisco – Ho Chi Minh City City Sister : Life Time Award in Vietnamese Tradionnal Music
– 2005 Đao Tan Award
– 2003 Glory of Vietnam
– 1999 French Chevalier de l’Ordre des Palmes Academiques
– 1999 Medal of Labor (First Class) (Viet Nam)
– 1999 Doctor (HC) in Ethnomusicology, Moncton University (New Brunswick – Canada)
– 1994 Koizumi Fumio Ethno musicological Prize (Japan)
– 1995 Correspondent Member of The European Academy of Sciences, Arts, and Letters
– 1991 Officier de l’ordre des Arts et des Lettres (France)
– 1988 Full Bright Scholarship
– 1985 Japan Foundation Scholarship
– 1981 UNESCO IMC Music Award
– 1975 Doctor in Music (honor) – University of Ottawa (Canada)
– 1974 1st Class Medal of Letters and Arts (Viet Nam)
– 1974 1st Class Medal of Culture (Republic of Viet Nam)
– 1970 Grand Prize from French Music Academy of French Records Record : VIET NAM 1. BM LD 2022
– 1969 Schallplatten Prize for Record VIET NAM 1. BM LD 2022 (Germany)
– 1960 Grand Prize from French Music Academy for the Record of : La Boîte De Musique NOLD 565
1949 2nd Prize of the International Competition on Folk Music Instruments ; in the Youth Festival of Budapest in Hungary.
PUBLICATIONS
– 27 LP and CD records
– 1 film on Indian Dhrupad singing tradition, 4 tapes on Asian Music (GRM Groups de Recherche Musicale French Radio)
– 4 video tapes on the Chinese Sheng (mouth organ), Qin (Chinese 7 stringed board zither), Vietnamese Dan Tranh (16 stringed board zither) Audio Visual Center University Dauphine
– 4 books on Vietnamese Traditional Music (in French, German, and Italian languages)
– 1 book on Water puppets in Viet Nam
– 187 articles (in French, English languages) on Asian Music, Vietnamese Music, and musicological matters.
14 books, 140 articles (in Vietnamese) on autobiography, researches on Vietnamese traditional music and musicological matters
INTERNATIONAL CONFERENCES
Has participated in more than 180 Internatinal Congresses, Conferences, Symposia, and Music Festivals. (The lists of publications and the International Conferences could be sent on request)
Participating international organisations : Member of more than 10 Associations of Musical Studies in France, USA and many other European and Asian countries. Member of Standing Board and Vice President of the International Council of Traditional Music and the International Music Council belonging to UNESCO. Significantly contributing to various works to research, publish and publicize major traditional music in Asia, especially Vietnamese, organized by the International Center for Comparative Music Studies and Documentation (Berlin) as a member, and for 8 years as President of the Scientific Council. Since 1988, life honorary member of the International Music Council belonging to UNESCO. Special advisor for the Council in subjects related to traditional music of Asian countries.
ACTIVITIES AS A MEMBER OF THE IFMC and ICTM
Especially he will stress on his activities as a member of the IFMC and later ICTM.
In 1958, he took part in the IMC conference on the Universe of music, at the UNESCO House. He met there several musicologists and ethnomusicologists : Samuel Baud-Bovy, Willard Rhodes, Walter Wiora, Marius Schneider. Paul Collaer. They appreciated his paper and woud like to invite him to joint the IFMC (Internationnal Folk Music Council…. They introduced him to Dr. Maud Karpeles and he became member of the IFMC in 1960 after being elected member of the executive Committee of the IMC. He had not much time for the IFMC because of his heavy work in the French CNRS (Centre National de la Recherche Scientifique), in the IMC, in the CEMO (Centre d’Etudes de Musique Orientale). But he attended regularly the general Assembly of the IFMC, he often met many members of the IFMC to exchange experiences in their personal researches and sometimes to collaborate with them in certain topics of research : Folk and traditional musics, music theatre in Vietnam with Paul Collaer ; Tone languages in China and Vietnam with Marius Schneider, ethnomusicology with Claudie- Marcel Dubois.
He wrote a few articles for the Journal of the IFMC 1966
1/ La musique populaire au VietNam. Ses attaches avec la musique de tradition savante ou musique rituelle (pp 2-4)
2/ Journal of the IFMC 1963
La musique Vietnamienne traditionnelle (Review)
3/ Le pentatonisme est il universel ? Journal of the IFMC 1958.
In 1961, while attending the general Assembly of the IFMC in Jerusalem, he took part in the international concert organised on that occasion by playing Vietnamese traditional music. Prof Dr. Zolten Kodaly was in the audience. At the interval, Dr. Kodaly congratulated him on his performance and, wanted to meet him some day to discuss about pentatonic scales.
After that meeting, he had an opportunity of meeting Dr. Kodaly in Budapest and they had a very interesting exchange of experiences on Pentatonism.
In VietNam when the late Professor Lưu Hưu Phươc organised a festival of traditional music in the whole VietNam, he invited Dr Eric Stockman, President of the ICTM to come to VietNam as a special guest. Dr Stockman could not accept the invitation… because his heath was not good and he could not make a long air travel. Dr. Stockman asked him to go to VietNam as a Vice president of the ICTM. He was warmly welcome by the organising committee.
In 1984, the general Assembly of the ICTM took place in Tunis capital of Tunisia – He came to Tunis in a double capacity,as Vice President of the ICTM and the special guest on the Festival of Arabic traditional music …
In 1960 he became member of the IFCM
1978 he was elected member of the executive committee of the IFMC
1981 he was elected vice President of the IFMC ICTM since that date. He did not resign his position of vice President.
In 1987 Prof Kishibe Shigeo and him suddently saw no longer their names on the list of the members of the executive committee without receiving any notification about that.
PRESENT ACTIVITIES IN VIETNAM since he has returned to live in VIETNAM from 2004
In 2003, he was invited to teach Vietnamese Traditional Music at the Private University of Hung Vuong (Ho Chi Minh City) to give several lectures on Asian Musical Traditions at the Institute of Musicology of Viet Nam (Ha Noi).
Since 2003 up to the present time, he has actively participated in the cultural life of the whole VietNam.
He attended the Symposium on Court Music in Viet Nam organised by the Center for the Preservation of Hue relics, and together with Mrs Noriko Nakamura from Unesco, helped the Vietnamese scholars to achieve the file on Nha Nhac, Court Music in Hụe to be presented to Unesco for the nomination as a master piece of Oral and Intangible Heritage of Humanity. In 2003, Nha Nhac Hue Court Misic was recognized by Unesco as a masterpiece of Oral and intangible Heritage of Humanity. The Vietnamese Ambassador near Unesco, organised a series of concerts in France and in Belgium to introduce Vietnamese Nha Nhac to the European audience and asked him to be the MC of those concerts. He accepted the proposal and was happy to do that work.
In 2005, he was invited by the Minister for Foreign Affairs , and the Minister of Culture and Information of the Vietnamese Government to be a special adviser, to help the Vietnamese specialists to prepare a file on the Ca Tru (special vocal art of North VietNam)
At the same time, UNESCO invited him to write an evaluation of the file on Gongs on the High Plateaux in VietNam.
He compared the Gongs ensembles from VietNam with the gamelan from Java the Gong from Bali, the Kulingtan from the Philippines and finally proposed Unesco to recognized the “Cultural area of gongs from the High Plateaux in VietNam” as an oral and untangible heritage representing humanity.
He has been for several years, from 2006 to the present time a special adviser of the scholars in charge to prepare the file of Quan ho from Bac Ninh (2006), of the Ca tru (2007).
Recently, he played an active part in the preparation of the file on the Don ca tai tu from Nam bộ (2011)
The People committee of Ho Chi Minh city thanked him on his presentation of Vietnamese traditional Music and particularly of the Don ca tai tu (entertainment music from the south) throughout the world and gave him the title of “Emerite citizen” of Ho Chi Minh city and the sum of thirty millions of Vietnamese đồng.
In the South, he published :
– an autobiography in 5 volumes
– a book on Vietnamese traditional music written for the common people
– a book “Những câu chuyện từ trái tim” (Tales from my heart), one of the best sellers in VietNam.
The Phuong Nam (films and records Prodution), made a DVD about my cultural activities in VietNam.
I have been a guest lecurer for several High schools and Unirersities in VietNam
The main themes of his lectures are :
– Vietnamese gastronomy
– The use of Vietnamese lullabies as prenatal music
– Good behaviour in the family, at school and in society
– Vietnamese traditional music Vietnamese culture nowadays
* 28 workshops on Ca tru, ca Hue, Don ca tai tu (entertainment music on 3 parts of VietNam
– Hát Bội miền Nam (Traditional music theatre, Southern tradition)
– Hát Cải lương (Modernized music theatre from the South)
– Hát bài chòi (regional music theatre from Quảng Ngãi)– Nhã nhạc cung đình Huế (Royal music Huế court music)
– Chầu văn (shaman music from the North)
– Rỗi bóng (shaman music from the south)
TRAN QUANG HAI
Executive Board member of the ICTM
Mạn đàm cùng anh Lê Hữu Mục
Bài phỏng vấn của Trần Quang Hải
Tôi nghĩ có nhiều người viết về anh Lê Hữu Mục trong lĩnh vực văn học, nghiên cứu việt học hay tiểu sử của anh Lê Hữu Mục. Nhân dịp Việt Hải có ý định mời một số bạn bè để cùng chung sức viết một quyển tổng hợp một số bài về anh Lê Hữu Mục, tôi có ý nghĩ phỏng vấn anh Mục để tìm hiểu một số chi tiết về sáng tác âm nhạc của anh .
Được quen biết anh Mục từ lâu, có dịp gặp anh tại một số hội thảo ở Hoa Kỳ, Pháp và Na Uy, và làm việc chung cho dự án một quyển sách về văn hóa Việt Nam được thai nghén gần 10 năm nay, tôi gọi điện thoại sang Montreal (Canada) trước là thăm anh sau khi nghe anh vào nhà thương trị bịnh hồi tháng 3, 2007, đồng thời lợi dụng cơ hội này để phỏng vấn anh một số vấn đề về âm nhạc .
Cuộc phỏng vấn được diễn ra như sau :
Trần Quang Hải (TQH) : A-lô, có phải anh Mục không ?
Lê Hữu Mục (LHM) : Đúng tôi đây . Ai ở đầu dây đó ?
TQH : Em Trần Quang Hải ở Pháp đây . Anh mạnh giỏi chứ ?
LHM : Úi giời ! Hải đó à ? Không biết ngọn gió nào thổi em sang đây ?
TQH : Em rất vui được nghe giọng nói của anh . Nghe nói anh đau, phải vô nhà thương nằm trị bịnh. Và được biết anh về nhà nên em gọi thăm anh để hỏi anh bịnh tình ra sao ?
LHM : Cám ơn Hải . Tôi về nhà mới được một tuần . Khỏe thì không khỏe lắm, nhưng bịnh đã giảm nhiều nhưng phải nằm nghỉ nhiều .
TQH : Nghe giọng nói của anh khỏe, em bớt lo . Em còn nhớ lúc hai anh em mình sinh hoạt với nhau với nhóm Về Nguồn ở South Carolina với các em sinh viên ở trại hè vào năm 1998. Anh, Nguyễn Hữu Nghĩa (báo Làng Văn) và em đồng sáng tác một bản nhạc để hát cho sinh viên nghe, rất là vui .
LHM : Thấm thoát cũng 9 năm qua rồi nhỉ ! Lúc đó tôi còn khỏe, hăng say làm việc, chú trọng nhiều về Việt học (Vietnamotologie), nghiên cứu nhiều về văn học, ngôn ngữ học chứ âm nhạc thì ít khi có dịp nghĩ tới . Cũng vui là gặp Hải và có dịp khơi lại nguồn hứng nhạc trong tôi đấy chứ !
TQH : Ngoài ra , anh còn nhớ mình sinh hoạt chung với nhau ở Nancy khi anh Trúc tổ chức khóa hè cho các em sinh viên Việt Nam ở Âu châu và sau đó trên đường trở về Pháp, anh đi cùng Bạch Yến và em trên xe, ghé một quán cơm ăn cơm Pháp, uống rượu vang và thăm viếng một nơi chuyên làm các vật liệu bằng thủy tinh ở tỉnh Baccara . Chúng mình tha hồ nói chuyện về âm nhạc, hát cho nhau nghe rất nhiều ca khúc do anh sáng tác . Tiếc là lúc đó em không có máy để thu lại cuộc nói chuyện đó .
LHM : Hải nhắc làm tôi nhớ lại giai đoạn đó . Đúng là duyên số . Có bao giờ chúng mình có dịp gặp nhau, gần nhau để tâm tình với nhau đâu . Tôi ở Bắc Mỹ, vợ chồng Hải ở Âu châu, làm sao có dịp để hàn huyên lâu như vậy .
TQH : Rồi khi anh Trúc tổ chức khóa hè ở Oslo (Na Uy), anh cũng có dịp sang bên đó. Lúc đó có cả anh Lê Mộng Nguyên. Nhưng mình lại không có thì giờ nói chuyện với nhau vì dường như là em chỉ tới có hai ngày thôi vì phải trở về Pháp làm việc .
LHM : Tuy không nói chuyện với nhau nhiều , nhưng tôi được xem Hải trình diễn nhạc dân tộc cho sinh viên và quan khách người Na Uy rất hào hứng và thu hút người tham dự. Việc làm của Hải đi về chiều sâu văn hóa dân tộc, và âm nhạc truyền thống , tạo được sự ngưỡng mộ của người Tây phương, mang lại niềm tự hào cho giới trẻ là một việc làm rất xứng đáng được tôn vinh , vì ở hải ngoại ngày hôm nay không còn mấy ai để tâm sức đến và nhất là có khả năng để làm việc đó .
TQH : Cám ơn anh Mục vì quý em nên nói như vậy. Thật ra em chỉ làm bổn phận của một người con dân xứ Việt trong phạm vi nhỏ hẹp thôi . Em muốn hỏi anh sáng tác bản « Chèo đi, bơi đi » vào năm nào ?
LHM : Bài « Chèo đi bơi đi » được sáng tác vào năm 1938 lúc mình chỉ mới có 13 tuổi với lời đầu tiên không phải là lời của bài « Chèo đi bơi đi » . Lúc đó mấy ông thày dòng bắt mình đóng kịch, đầu đội chóp mũ màu đỏ trên đó có một ruban thắt một quả bóng, chân đi giày giống như « luther ». Mình viết một ca khúc để chào mừng quan khách theo nhịp ¾, điệu valse ấy mà .
Mừng thay, vui thay
Tối nay được gặp đây
Vui thay
Hát mừng chào quý chức……
Đó là lời hát đầu tiên của bài “Chèo đi bơi đi” được viết ra vào năm 1938. Sau đó mình đi hướng đạo Tây, groupe Saint Georges. Có một thằng bạn đặt lời Pháp cho bản này mà mình không nhờ lời . Sau kỳ đi hướng đạo , mình mới viết lại lời cho bản “Chèo đi bơi đi” mà mọi người biết sau này .
TQH : Anh sáng tác nhạc sớm quá , mới 13 tuổi đã bắt đầu viết nhạc và bản nhạc đó đã được truyền đi khắp nơi . Vậy thì anh tuổi con gì ?
LHM : Tuổi Sửu, Ất Sửu .
TQH : Như vậy anh sinh năm 1925 phải không ?
LHM: Đúng rồi . Vào năm 1946, tôi có gặp Lưu Hữu Phước . Anh ấy có nói :”Sao anh còn nhỏ tuổi vậy ? Tôi cứ tưởng anh lớn tuổi rồi ! “. Tôi trả lời : “Không đâu, tôi nhỏ hơn anh nhiều”. Lưu Hữu Phước sinh năm 1922. Anh Phước lại nói : “Này nhé, cho phép tôi gọi chú Mục bằng chú nhé. Tôi thích bài “Chèo đi bơi đi” dựa trên âm giai ngũ cung. Bắt đầu từ hôm nay, chú nên đi theo chúng tôi để cùng nhau sáng tác nhạc giúp ích cho cuộc kháng chiến” . Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi gặp Lưu Hữu Phước .
TQH : Anh có xu hướng sáng tác nhạc theo âm giai ngũ cung hay chỉ có vài bài theo thang âm này ?
LHM : Tôi có nhiều bài ngũ cung lắm chứ . Này nhé, chẳng hạn như bài này :
Này cô xinh tươi
Tôi muốn lấy cô
Cùng cô trăm năm
Nên duyên cầm sắc .
Này cô xinh tươi
Tôi muốn lấy cô
Cùng cô trăm năm
Nên duyên sắc cầm .
TQH: Bài này hoàn toàn ngũ cung , lại có tiết điệu nhạc trẻ em , rất dễ nhớ .
LHM : Tôi có khoảng 30 bài tương tự như thế.
TQH : Sao anh không nghĩ xuất bản những ca khúc này ?
LHM: Có chứ . Anh Đặng Quốc Cơ ở Pháp có đề nghị với tôi nhưng vì tôi lười quá không ghi lại.
TQH : Anh không nên lười , anh Mục . Anh phải ráng ngồi chép lại đi . Đó là những đóng góp quan trọng cho âm nhạc Việt Nam . Nếu một ngày nào đó , anh ra đi vĩnh viễn thì có ai biết anh đã có những sáng tác đầy màu sắc nhạc dân tộc, rất hạp với nhạc trẻ em, giai điệu dễ nhớ . Như thế có uổng không chớ !
LHM : Nếu Hải thật lòng giúp tôi , thì tôi sẽ tìm thì giờ chép lại những bản này . Đồng ý chứ?
TQH : Không những đồng ý mà hoan nghinh cả hai tay lẫn hai chân, anh Mục ạ .
LHM (cười): Hôm nay mình muốn khoe với Hải. Từ lâu rồi , mình có viết một ORATORIO.
TQH : Anh viết ORATORIO à ? Loại nhạc này rất hiếm thấy ở Việt Nam . Ở Việt Nam ít có ai sáng tác loại nhạc này . Có thể anh là người đầu tiên đó !
LHM : Mình viết về 14 stations .
TQH : Tức là 14 đàng thánh giá đạo Thiên chúa phải không ?
LHM : Đúng rồi . Mình dựa trên lời Pháp của Paul Claudel .
TQH : Ông Paul Claudel là nhà văn Pháp rất nổi tiếng.
LHM : Trong số 14 bài nhạc diễn tả 14 chặng đàng thánh giá, bài số 4 là nổi tiếng nhất . (anh Mục hát một đoạn). Người hát đã khóc khi hát . Cô hát bài này cách đây hơn 30 năm tại Saigon. Cô ta khóc tại vì sao ? Vì qua lời thơ ý nhạc cô cảm thấy như thấy Chúa trần truồng đang bị đày đọa, tra tấn, trong khi Đức Mẹ đau đớn khóc lóc thấy con mình bị khinh khi, hành hạ. (Anh Lê Hữu Mục hát có khi quên lời chỉ nhớ nhạc thôi). Có nhiều variations hay lắm.
TQH : Anh có chép lại tác phẩm này hay không ?
LHM : Có một người bạn đã chép tay bài Oratorio rất đẹp .
TQH : Vậy thì anh còn chần chờ gì mà không xuất bản ?
LHM : Tôi có ý định muốn giao tất cả nhạc phẩm của tôi cho Hải mà tôi xem là người thừa kế tôi. Ở trong tay tôi, các nhạc phẩm này nằm trong học tủ.
TQH : Tại sao anh lại dấu các bản nhạc của anh trong tủ ?
LHM (cười) : Tôi ẩu và coi thường quá. Chúa cho tôi tài năng về âm nhạc, và cái khiếu là tùy hứng dễ dàng . Tôi chủ trương là trong tương lai phải tạo một phong trào « improvisation instantanée » (tức hứng), chứ không thể ngồi nghĩ ra lời và âm nhạc . Đề tài làm tại chỗ, hát tại chỗ, sáng tác tại chỗ. Mozart, Beethoven, Chopin sáng tác nhạc tại chỗ, người ta chép lại lưu lại đời sau . Nhạc tùy hứng tạo một trường phái sáng tác mới , làm giàu cho nhạc Việt trong tương lai .
TQH : Đề nghị của anh rất chí lý và rất đáng hoan nghinh. Em có nhớ ở đảo Sardaigne xứ Ý có truyền thống hát đối đáp tùy hứng giữa các thi sĩ. Loại hát này gọi là « Chjame – Responde » (Hỏi – đáp) được nghe tại những quán cà phê ở đảo Sardaigne khi có những nhà thơ tới uống rượu và gặp nhau thách thức tài năng tức hứng qua những đề tài chính trị, biến cố trong làng hay tranh luận . Giai điệu chỉ có một giai điệu nhưng thơ thì được sáng tác tại chỗ . Chính loại hát đối đáp tức hứng được tìm thấy ở tục lệ hát Quan Họ của Việt Nam . Nhờ cách đối đáp tức hứng mà tục lệ Quan Họ ngày càng có nhiều bài bản . Hiện nay có thể đếm được nhiều trăm bài hát đã được sưu tầm và in ra thành sách ở Việt Nam .
LHM : Tôi nhớ có một lần tại Viện đại học Dalat, có Phạm Duy tới trinh bày âm nhạc . Trong buổi tiệc, tôi đứng dậy hát tức hứng :
Phạm Duy ?
Anh muốn gì tôi ?
Phạm Duy ?
Anh nói đi !
Tuy là tức hứng nhưng tôi dựa trên thang âm ngũ cung . (anh Mục hát : Do Fa, Sol La Re Fa – Do Fa – Sol La Fa). Phạm Duy không đáp lại, chứng tỏ anh ta không biết phản ứng trong loại nhạc này . Hải để ý . Loại nhạc « musique aléatoire », « musique improvisée » đã bắt đầu xuất hiện ở nhạc cổ điển Tây phương đương đại , nhưng không phát triển mạnh .
TQH : Xứ Việt Nam không có truyền thống tức hứng trong tân nhạc . Điều này muốn thực hiện cần phải có thời gian và nhứt là phải tạo một môi trường thích ứng với chương trình giáo dục âm nhạc trong xứ .
LHM : À này ! Bạch Yến có nhờ tôi chép tay bài « Hẹn một ngày về » tôi sáng tác từ lâu và viết thêm lời tiếng Pháp . Tôi lại quên đi mất.
TQH : Đúng rồi . Em nhớ lúc mình đi trên đường từ Bar sur Aube về Paris, anh có hứa với Bạch Yến việc này . Tính ra cũng gần 10 năm rồi anh nhỉ ! Bài « Hẹn một ngày về » anh viết theo âm hưởng rất Tây phương và đã được phổ biến ở Việt Nam trước 75.
LHM : Thật sự tôi quên mất. Trên báo Người Việt, tôi có viết một bài trong đó tôi có nhắc là Bạch Yến không bao giờ nài nỉ ai xin bài để hát . Thế mà Bạch Yến lại nài nỉ tôi gởi bài « Hẹn một ngày về » để có dịp trình diễn trên sân khấu hay thu vào dĩa . Thế mà tôi lại quên mất đi . Đúng là vì tôi già đi, tôi bị những « trous de mémoire » mà tuổi già tạo nên .
TQH : Anh có bị bịnh Emzheimer không ?
LHM : Không , tôi có đi khám bịnh về sự mất trí nhớ . Bác sĩ bảo là tôi bị mệt vì làm việc nhiều quá .Chỉ cần nghỉ ngơi , tịnh dưỡng thì trí nhớ sẽ được phục hồi., chứ không có gì phải lo ngại cả . Tôi nhờ Hải xin lỗi Bạch Yến dùm tôi . Tôi hứa sẽ viết một bài nhạc đặc biệt hoàn toàn bằng tiếng Pháp, riêng tặng Bạch Yến. Điệu nhạc sẽ mang âm hưởng nhạc « espagnole ». Hy vọng bài đó sẽ đáp ứng sự chờ đợi của Bạch Yến .
TQH : Như vậy thì tuyệt vời . Được như vậy Bạch Yến sẽ có một nhạc phẩm đúng « ni tấc » để hát .
LHM : Tôi còn nhớ bản nhạc đầu tiên tôi viết về bịnh thụ dâm của tôi. Tiếng Việt còn gọi là « đánh xong ». Lúc đó tôi mới 12 tuổi, sợ bị phạm tội , tôi có viết một bản nhạc nhỏ với lời như sau :
Ôi Giê Su giúp cho con
Giữ tâm hồn trong trắng
Trong đêm khuya hãi hùng
Trong đêm khuya bão bùng ……
Sau này tôi sang Canada, tôi thấy là bịnh thụ dâm không có gì là tội lỗi cả, chỉ nguy hiểm cho đầu óc chứ không có hại cho cơ thể .
Đánh xong có suớng gì đâu
Còn nguyên cơ thể, cái đầu đã hư .
TQH : Tất cả trẻ con đều trải qua giai đoạn này , rất là bình thường . Cái hay là anh đã sáng tác một bản nhạc về vấn đề này vào tuổi còn thơ , vào năm 1937.
LHM: Tôi chỉ có một ước mơ là bài ORATORIO được xuất bản . Anh Đặng Quốc Cơ ở Pháp có nói cho tôi là lúc nào cũng sẵn sàng xuất bản cho tôi . Rồi những bản nhạc khác của tôi hiện vẫn còn nằm im lìm trong tủ chưa được cho “chào đời”. Tôi lười quá, lại coi thường không cho đó là quan trọng . Nếu Hải có thể lo dùm tôi thì tôi sẽ trao lại cho Hải gia tài âm nhạc của tôi để Hải giúp tôi hoàn thành ước mơ này .
TQH : Việc này không có gì khó cho em đâu . Trước hết , anh nên gởi cho em tất cả các bản nhạc của anh để em xem lại và sắp xếp theo thứ tự năm tháng , rồi làm thành một tuyển tập nhạc của anh , ghi lại tiểu sử của anh thật đầy đủ . À ! Anh có tiểu sử cập nhựt hay không ?
LHM : Tiểu sử tôi chưa soạn xong . Tôi có 3 cuốn sách bị mất tích . Ngoài ra còn phải gom góp những bài viết về văn học nữa .
TQH : Em thấy tiểu sử của anh nên chia thành ba giai đoạn : giai đoạn âm nhạc, giai đoạn dạy học và giai đoạn nghiên cứu . Anh chủ trường Vietnamotologie từ lâu , viết nhiều bài về phonologie, về cách đọc bài viết của Nguyễn Trãi, vv…Phần dạy học và nghiên cứu đã có những người khác lo . Về phần âm nhạc , em rất muốn được anh cho biết tất cả về cuộc đời sáng tác nhạc của anh , cũng như anh đã học nhạc lúc nào , biết đàn những cây đàn nào và học hòa âm viết nhạc với ai để cho bài viết về giai đoạn âm nhạc của anh được dầy đủ.
LHM: Tôi nghiên cứu phonologie là cũng vì trong đó có âm nhạc . Âm thanh trong từ ngữ mang chất nhạc. Cả sự im lặng tôi cũng cho đó là âm nhạc . Trong bài Giao hưởng khúc số 5 của Beethoven lúc bắt đầu bài giữa những đoạn nhạc đều có im lặng một cách cố ý . “La
vraie musique c’est le silence” (Âm nhạc thật chính là sự im lặng)
TQH : Đúng vậy . Sự im lặng rất cần thiết trong âm nhạc . Không phải chỉ có cao độ mới là âm nhạc . Biết cách sử dụng im lặng sẽ làm tăng màu sắc âm nhạc trong bài nhạc . Nảy giờ, nói chuyện với anh khá lâu . Em để anh đi dùng cơm trưa và anh cũng cần an nghĩ .
LHM : Tôi cũng bắt đầu đói bụng rồi . Cám ơn Hải đã gọi điện thoại thăm tôi . Mong có dịp Hải sang Montreal để anh em mình có dịp bàn thêm về âm nhạc . Nhớ thỉnh thoảng nhắc tôi gởi tài liệu nhạc của tôi cho Hai nhé . Tôi bị bịnh mau quên nên nhớ đâu nói đó . Chào Hải và cho tôi gửi lời thăm Bạch Yến nhé .
TQH : Em sẽ liên lạc với anh khi có dịp sang Montreal và sẽ luôn nhắc anh làm chuyện gới bài bản nhạc của anh cho em . Anh đừng lo . Điều quan trọng là anh nhớ giữ gìn sức khỏe để đóng góp thêm vào gia tài văn hóa Việt Nam ở hải ngoại . Chúc anh ăn ngon , nghỉ khỏe và mong gặp lại anh trong một tương lai rất gần . Chào anh Mục . Bon appétit !
LHM : Chào Hải . A bientôt et merci .
Phỏng vấn ngày 18 tháng 3, 2007,
Viết xong ngày 22 tháng 7, 2007.