Published on Apr 9, 2014
Day: April 9, 2014
TUỆ ĐÌNH : Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc: Cây đại thụ nền ca trù đất Bắc qua đời
Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc: Cây đại thụ nền ca trù đất Bắc qua đời

Nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Chúc đã qua đời lúc 5 giờ sáng nay (7.4) tại quê nhà ở thôn Ngãi Cầu, Hoài Đức, Hà Nội. Bà ra đi ở tuổi 85 do tuổi cao, sức yếu…

HỒNG MINH : Quan tâm nghệ nhân để bảo tồn di sản/ ca nương Nguyễn Thị Chúc từ trần / Ca trù
Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, một “di sản” hiếm hoi còn sót lại của nghệ thuật hát ca trù người Việt vừa tạ thế.
Cụ Chúc sinh ra trong gia đình có truyền thống hát ca trù và thời trẻ đã theo hát tại các giáo phường nổi tiếng. Khi nghệ thuật hát ca trù được UNESCO vinh danh, mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng cụ Chúc là một trong số ít ỏi nghệ nhân tích cực tham gia hát và truyền dạy cho lớp nghệ nhân mới. Hình ảnh của cụ trở nên quen thuộc với những người yêu nghệ thuật ca trù, khi gần như ở hầu hết các điểm hát ca trù tại Hà Nội và các cuộc liên hoan, ở đâu có ca trù là ở đó có cụ tham gia. Ở nhiều cuộc hát, dù lặng lẽ người hát và hiu hắt người nghe, cứ có cụ tham gia biểu diễn là ấm lòng. Tiếng hát trong vắt phiêu linh cùng dáng vẻ mảnh mai quý phái của cụ luôn là linh hồn, là tâm điểm chú ý của các cuộc hát.
Khi di sản văn hóa được UNESCO vinh danh thì tên tuổi của cụ luôn gắn liền với nó, mòn mỏi cống hiến cho đến khi nhắm mắt, ngoài cái danh hiệu nghệ nhân do Hội Văn nghệ dân gian phong tặng, về mặt chế độ, cụ chưa hề được ưu đãi gì.
Cụ Chúc không phải là trường hợp duy nhất mang theo cả kho báu, ngậm ngùi ra đi trong khi chính sách đãi ngộ và việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau nhiều năm soạn thảo lấy ý kiến, vẫn đang chờ hoàn thiện để ban hành. Khi khảo sát nghệ thuật ca trù trong cả nước để lập hồ sơ di sản đệ trình UNESCO, chúng ta tìm được 22 nghệ nhân – là những ca nương, kép đàn cũ. Cho đến nay, hơn ba phần tư trong số họ đã lần lượt về với tiên tổ.
Cụ Chúc có lẽ còn đỡ tủi thân hơn những nghệ nhân khác, khi ốm nặng về quê hương Ngãi Cầu và đến khi nằm xuống còn được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin. Còn những nghệ nhân như cụ Nguyễn Thị Kim ở Thanh Hóa, cụ Phan Thị Mơn ở Cổ Ðạm… khi họ sống thì luôn được nhắc đến trong các hồ sơ, báo cáo thành tích, là “linh hồn” của các kỳ, cuộc liên hoan. Họ nằm xuống lặng lẽ khi nào chẳng mấy người biết.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác vui sướng của giới cổ nhạc khi nghe tin nghệ thuật hát ca trù người Việt được UNESCO vinh danh là Di sản phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Ðó là vào tháng 10 năm 2009. Gần sáu năm kể từ khi được vinh danh, cái sự mừng chỉ lóe lên thoáng chốc, niềm vui và nhiệt huyết cũng cạn dần. Ca trù vẫn được hô hào bảo tồn và phát triển, nhưng sau mỗi kỳ liên hoan toàn quốc, ngồi đong đếm lại, giới nghiên cứu giật mình nhận ra các câu lạc bộ có vẻ ngày càng nhiều hơn nhưng giá trị của ca trù thì ngày càng phai nhạt.
Không khó khăn để ai cũng nhận ra, đối với loại hình cổ nhạc, di sản nằm trong tay lớp nghệ nhân cũ, họ không những có tài năng thiên phú mà còn giữ kỹ thuật trình diễn điêu luyện nhuần nhuyễn có được do cả đời thực hành trong môi trường diễn xướng thật sự. Khi họ mất đi mà không kịp trao truyền cho thế hệ mai sau, có nghĩa là mất đi phần hồn của di sản. Lớp nghệ nhân hiếm hoi quý giá đó giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay và hầu hết họ đều cận kề hoặc đã qua tuổi 80. Chỉ nói riêng lĩnh vực ca trù, các nghệ nhân còn lại như cụ Nguyễn Phú Ðẹ, cụ Nguyễn Thị Sinh, năm nay đã hơn 90 tuổi, các cụ Phó Thị Kim Ðức, Nguyễn Thị Khướu, Nguyễn Thị Vượn, hay các cụ Ðỗ Thị Sông, Ðỗ Thị Dị đều cũng đã hơn 80 tuổi mà có lẽ cũng không biết chính xác ai còn ai mất. E rằng, chờ đến khi có quyết định phong tặng danh hiệu của Nhà nước thì họ đã ra đi hết rồi.
Nhưng điều cấp thiết quan trọng hơn cái danh hiệu cầm tay để đi về cõi vĩnh hằng, những nghệ nhân như những “báu vật sống”, cần được cấp chế độ ưu đãi đặc biệt và tổ chức các lớp học để họ trao truyền vốn liếng cho lớp trẻ.
OVERTONE SINGING con TRAN QUANG HAI – WORKSHOP DAL 3 ALL’8 OTTOBRE 2014, ROMA, ITALIA
OVERTONE SINGING con TRAN QUANG HAI – WORKSHOP DAL 3 ALL’8 OTTOBRE 2014, ROMA, ITALIA
ROMA, DAL 3 ALL’8 OTTOBRE 2014: WORKSHOP “OVERTONE SINGING”
CON TRAN QUANG HAI
sei giorni di workshop sul canto armonico con il più
grande esperto mondiale
dal 3 all’8 ottobre 2014 (dalle ore 15,00 alle ore 19,00)
per un totale di 24 ore.
POSTI LIMITATISSIMI: GLI INTERESSATI POSSONO PREISCRIVERSI ED ASSICURARSI COSI’ LA PRIORITA’ AL MOMENTO DELL’ISCRIZIONE
Raffinato interprete delle tradizioni musicali dell’Estremo Oriente, maestro di artisti come Demetrio Stratos, Tran Quang Hai è considerato il più grande specialista del mondo di canto difonico (overtones), tecnica vocale di origine sciamanica che permette l’emissione simultanea di due note, diffusa in Mongolia, in Siberia e in Sudafrica.
Tran Quang Hai proviene da una famiglia di cinque generazioni di musicisti.
tranquanghai.info
Tran Quang Hai comes from a family of five generations of musicians.
MAÎTRE VĨNH BẢO : LE GRAND ART NE S’ENSEIGNE PAS ….
– 1 –
LE GRAND ART NE S’ENSEIGNE PAS ….
Cet écrit, fruit de mes soixante-dix années de travail ne légue qu’à mes fidèles disciples.
—x—
Un bon enseignement, c’est indiquer le chemin qui donne accès à l’art.
Il éveille chez l’élève la sensibilité musicale et dans la mesure de ses possibilités, les facultés créatrices elles-mêmes.
Préparer, éduquer, discipliner l’organisme afin de permettre la personalité de l’exécutant de s’exprimer librement et de régler la dépense harmonieuse de ses forces.
Dans l’éducation musicale, le rôle le plus important revient aux fonctions cérébrales et non au mécanisme des doigts.
Quand je regarde les doigts de l’élève que je fais travailler, je vois tout ce qui se passe dans sa tête: ce ne sont pas les doigts, c’est la tête qui m’intéresse.
– 2 –
Je n’aime pas les mains entrainées, mais les mains disciplinées. Si l’on n’éveille pas les yeux
qui dorment dans ses mains, on n’arrivera rIen de bon.
Pour savoir qu’on est imparfait, il faut se connaitre. Il faut lutter contre cette erreur.
Pour se corriger, il faut se vaincre.
Pour se vaincre, il faut savoir en quoi consiste le perfectionnement et la pratique.
L’instinct de l’artiste est un raisonnement inconscient. C’est toujours un phénomène spontané et mystérieux du à l’émotion éprouvée par l’artiste en face de la beauté, de la vie et de ses maninfestations.
Le grand art ne s’enseigne pas; il procède de l’inspiration. Cependant la technique et l’art sont intimement liés, l’un agissant sur l’autre, dans une croissance simultanée. Il faut le dire, ce n’est pas la musique telle qu’elle est écrite par le compositeur que nous entendons, mais c’est la transfiguration idéale de cette musique
– 3 –
Le perfectionnement de l’art musical doit se former à travers nos trois principaux sens – le toucher, l’ouie et la vue -. Lorsqu’une oeuvre d’art nous émeut, nous vibrons “à l’unissons” avec elle. La mesure est dans le sens musical comme le rythme dans le vers.
La seule connaissance des lois, certes, ne suffit pas pour créer l’oeuvre d’art. Il faut l’apprendre à utiliser les hasards. Si l’on cultivait tous les hasards, comme l’on serait savant.
8-4-2014
Nguyển Vĩnh Bảo