Published on Dec 9, 2013
Phim tài liệu: Đờn ca tài tử Bạc Liêu
Day: April 24, 2014
254 – DON CA TAI TU THANH NGUYEN HUYEN LAN – BA NAM – NNDG BACH HUE TRINH BAY
Published on Jan 18, 2014
CÚNG CƠM 49 NGÀY CỐ NGHỆ NHÂN DÂN GIAN BẠCH HUỆ 29-10-2013 AL – 3 NAM – DO – CỐ NNDG BACH HUE TRINH BAY – THANH NGUYEN SUU TAM TU LIEU THUC HIEN
256 – DON CA TAI TU THANH NGUYEN HUYEN LAN, Đờn ca tài tử , di sản văn hóa phi vật thể, unesco
Published on Feb 16, 2014
TU LIEU Đờn ca tài tử Việt Nam được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể
46 DAN CA TAI TU TRUC LAN DUNG HAI – LE THI PHUC – ĐỘC TẤU ĐÀN TRANH 8 câu tứ đại oan
Published on Sep 5, 2013
CÂU LẠC BỘ Đ C T T Q 7 DỰ THI LIÊN HOAN Đ C T T GIẢI HOA SEN VÀNG 2013
Lê Thị Phúc (khiếm thị) đờn tranh độc tấu bài tứ đại oán 8 câu
44 DAN CA TAI TU TRUC LAN DUNG HAI- ĐỘC TẤU ĐÀN KIM 8 c nam xuan 1 cau trong xuan
Published on Sep 5, 2013
XÃ TÂN KIÊN HUYỆN BÌNH CHÁNH DỰ LIÊN HOAN ĐÀN CA TÀI TỬ CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN THÔNG HỘI HUYỆN CỦ CHỈ
Category
Music
License
Standard YouTube License
Hòa tấu Nam Xuân 8 câu-Trống Xuân 8 câu- Minh Nhựt-Hoàng Tửng-Minh Hương
Published on Dec 7, 2013
Hòa tấu Nam Xuân 8 câu-Trống Xuân 8 câu- Minh Nhựt-Hoàng Tửng-Minh Hương
MINH NHỰT tấu Nam Xuân dây đàn thấp hơn
Giang Nam 8 câu song tấu-Minh Nhựt-Hoàng Tửng
Published on Dec 27, 2013
Giang Nam 8 câu song tấu-Minh Nhựt-Hoàng Tửng
ÁI NAM : Hơn 350 nghệ nhân tham dự Festival đờn ca tài tử
Hơn 350 nghệ nhân tham dự Festival đờn ca tài tử
Chiều 23/4, bà Lê Thị Ái Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết trên 350 nghệ nhân sẽ tham dự Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ nhất diễn ra ngày 24-29/4. Những nghệ nhân đến từ 21 tỉnh, thành phố ở Đông, Tây Nam bộ được bố trí trong 21 không gian đờn ca tài tử hình chiếc nón lá khổng lồ nằm dọc theo Hồ Nam, TP Bạc Liêu.
![]() |
Dọc theo Hồ Nam, TP Bạc Liêu có 21 không gian đờn ca tài tử dành cho 21 câu lạc bộ với hàng trăm nghệ nhân tham gia. Ảnh: Ái Nam |
Trong thời gian diễn ra Festival, ngoài việc giao lưu với du khách, các nghệ nhân của từng tỉnh, thành còn có điều kiện giao lưu, trao đổi với nhau về nghệ thuật chuyên môn. Kết thúc lễ hội, 21 nhóm nghệ nhân lần lượt đến các huyện trong tỉnh Bạc Liêu để giao lưu với người dân vốn yêu quý đờn ca tài tử nhưng không có điều kiện lên thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội.
Với chủ đề “Tình người, tình đất phương Nam”, Festival Đờn ca tài tử lần đầu tiên này gồm chuỗi 21 sự kiện góp phần tôn vinh loại hình nghệ thuật độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Lễ đón nhận bằng vinh danh của UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử, triển lãm nhạc cụ dân tộc, khánh thành dự án mở rộng khu lưu niệm đờn ca tài tử và nhạc sĩ Văn Cao Lầu, thi chung kết giải thưởng Trần Hữu Trang…
![]() |
Nhà hát Cao Văn Lầu cùng Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu có hình dạng 3 chiếc nón lá hướng mái vào nhau. Công trình vừa hoàn thành này là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Festival Đờn ca tài tử. Ảnh: Ái Nam. |
Theo lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, khó có nghệ nhân đờn ca tài tử nào sống được với nghề này. Vì vậy, tại Festival, Ban tổ chức cho ra mắt Quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Quỹ này sẽ quan tâm giúp đỡ những nghệ nhân, nghệ sĩ có hoàn cảnh khó khăn nhưng tâm huyết với việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam bộ, là sự kết hợp hòa quyện đặc sắc giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc. Ban nhạc của đờn ca tài tử gồm có bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Tuy nhiên, sau này, biên chế ban nhạc có sự thay đổi và có thể thêm các loại nhạc cụ khác như guitar phím lõm hay thậm chí là violon.
![]() |
Đờn kìm cao 18,6 m tại quảng trường Hùng Vương là biểu tượng văn hóa lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Ái Nam. |
Hơn 3 năm trước, Thủ tướng đã chỉ đạo UBND TP HCM, Viện Âm nhạc Việt Nam và 21 tỉnh, thành phố kiểm kê, lập hồ sơ “Đờn ca tài tử Nam bộ Việt Nam” trình UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2012 Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao, Du lịch quyết định đưa Đờn ca tài tử vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Cuối năm 2013, UNESCO vinh danh loại hình nghệ thuật này của Việt Nam trong danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ái Nam
NINH LỘC : Đờn ca tài tử ‘trẩy về’ Bạc Liêu
Đờn ca tài tử ‘trẩy về’ Bạc Liêu
(Thethaovanhoa.vn) – Festival Đờn ca tài tử toàn quốc lần I – Bạc Liêu 2014 với chủ đề Tình người, tình đất phương Nam sẽ chính thức diễn ra tại thành phố Bạc Liêu từ ngày 24 đến 29/4. Với 21 hoạt động lớn nhỏ diễn ra liên tục, đây là lễ hội có quy mô lớn bậc nhất từ trước đến nay của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung.
Nhiều tháng qua, chính quyền và người dân Bạc Liêu đã ra sức chuẩn bị cho Festival này nhằm tôn vinh nghệ thuật Đờn ca tài tử – vừa được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại vào cuối năm 2013 – mà Bạc Liêu là một trong những “cái nôi” hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất đồng thời cũng tạo “cú hích” cho du lịch Bạc Liêu.
Những công trình in đậm dấu ấn đờn ca
Chuẩn bị cho Festival Đờn ca tài tử toàn quốc lần I và chào mừng sự kiện Bạc Liêu được công nhận là thành phố loại II, nhiều công trình văn hóa quy mô lớn đã được gấp rút xây dựng từ cuối năm 2013.
Trong đó, nổi bật nhất là công trình Quảng trường Hùng Vương nằm tại trung tâm thành phố Bạc Liêu – nơi diễn ra lễ khai mạc (tối 25/4) và nhiều hoạt động của Festival Đờn ca tài tử. Công trình có diện tích trên 85000m2 với tổng kinh phí đầu tư là 160 tỷ đồng, bao gồm: 40000m2 mặt bằng sân quảng trường (dài 366m, rộng 111m) được lát đá tự nhiên; đài tưởng niệm liệt sĩ; sàn phun nước nghệ thuật; biểu tượng của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa là cư dân chủ thể vùng đất Bạc Liêu; biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu – Ninh Bình… Đặc biệt nhất là biểu tượng văn hóa tỉnh Bạc Liêu: cây đờn kìm cách điệu – tổng chiều cao công trình là 18,6m với bệ đỡ là 5 cánh sen được đặt trên hồ nước hình ngôi sao 5 cánh.

Đồng thời, công trình Nhà hát Cao Văn Lầu và Trung tâm Triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu cũng thu hút nhiều sự chú ý với kiến trúc độc đáo hình 3 chiếc nón lá khổng lồ hướng mái vào nhau. Với tổng diện tích 2262 m2, chiều cao nón lớn nhất là 24,25m, đường kính nón lớn nhất là 45,15m, mái lợp composite màu nón lá…, công trình này hợp với Quảng trường Hùng Vương thành chỉnh thể công trình văn hóa hoành tráng bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Cả “đờn kìm” và “nhà hát nón lá” này đều đã được công nhận kỷ lục quốc gia Việt Nam. Ngoài ra công trình Khu Lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu – vừa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia – cũng được trùng tu tôn tạo, mở rộng và sẽ được khánh thành trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử (25/4).

Hội tụ những nghệ nhân “có nghề nhất” của 21 tỉnh
Được đón đợi nhất có lẽ là hai chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc Festival Đờn ca tài tử.
Được chủ trì bởi “ông vua lễ hội” Lê Quý Dương cùng sự cố vấn của những nghệ nhân am tường nghệ thuật đờn ca tài tử, chương trình hứa hẹn những màn trình diễn hoành tráng, đẹp mắt, hấp dẫn mà vẫn đậm chất tài tử.
Đạo diễn Lê Quý Dương cho biết, chương trình sẽ tái hiện sinh động “dòng chảy” nghệ thuật đờn ca tài tử trong đời sống người dân Nam Bộ từ xưa đến nay. Đồng thời khắc họa vẻ đẹp, sức sống của đất và người Bạc Liêu.
Điểm nhấn của Festival là Liên hoan Đờn ca tài tử toàn quốc (25 – 29/4) và Không gian đờn ca tài tử (24/4) quy tụ sự tham gia 21 ban đờn ca tài tử đến từ 21 tỉnh thành chủ nhân của Di sản Đờn ca tài tử. Chuẩn bị cho Festival này, nhiều tỉnh không đưa những câu lạc bộ mạnh có sẵn mà tuyển chọn lại những cây đờn và giọng ca “có nghề” nhất đại diện tranh tài. Đêm chung kết cuối cùng của giải thưởng Trần Hữu Trang 2014 (26/4) cũng thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và công chúng.
Có thể kể thêm những chương trình tiêu biểu của Festival như: Đêm nghệ thuật tôn vinh hai soạn giả Yên Lang và Trọng Nguyễn (24/4) – hai người con đất Bạc Liêu đã có nhiều cống hiến cho sân khấu cải lương; Họp mặt doanh nhân và nghệ nhân, nghệ sĩ và ra mắt Quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu (26/4); Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Nam Bộ (27/4)… |
Ninh Lộc
Thể thao & Văn hóa
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/don-ca-tai-tu-tray-ve-bac-lieu-n20140424071438938.htm