Published on Aug 23, 2014
Khomus
хомус
KHAI NGUYÊN, a Vietnamese talented jew’s harper, has mastered Yakut techniques and has shown his demonstration with a Yakut khomus jew’s harp .
Published on Aug 23, 2014
Khomus
хомус
KHAI NGUYÊN, a Vietnamese talented jew’s harper, has mastered Yakut techniques and has shown his demonstration with a Yakut khomus jew’s harp .
Thứ Hai, 25/08/2014 – 08:44
PHÚC NGHỆ: Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014: Bao giờ “mầm” thành “cây”?
(20/08/2014)
Cụ Phan Thị Mơn – một trong những nghệ nhân từng hát Ca trù trong cung đình nay đã mất |
VH- Ngày 19.8, Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia VN đã tổ chức giới thiệu Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014. Có không ít những thay đổi cả về cơ cấu giải thưởng lẫn nội dung liên hoan… nhưng để Liên hoan là cú hích để Ca trù bước ra khỏi tình trạng “cần bảo vệ khẩn cấp”, xem ra “mầm” chưa biết bao giờ mới thành “cây”?
Nhiều nhóm Ca trù mới sẽ trình làng
Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014 (LHCTTQ 2014) là một sự kiện lớn nằm trong chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản Ca trù. Không chỉ là ngày hội đoàn viên của các đào nương, kép đàn… đang thực hành trình diễn di sản đã được UNESCO vinh danh, Liên hoan còn là cột mốc để định lượng và hoạch định kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Liên hoan cũng là dịp để kiểm kê di sản cả về thể cách đang trình diễn, số lượng người thực hành, cũng như sức sống của di sản ở các địa phương trong cả nước. Theo BTC, hiện đã có 132 tiết mục của 26 nhóm Ca trù cả nước đăng ký tham gia. Có thể khẳng định, đây là LHCTTQ có số lượng tiết mục cũng như nhóm nghệ nhân, CLB Ca trù tham gia đông đảo nhất trong các kỳ LHCTTQ được tổ chức từ trước đến nay.
Đáng chú ý, LHCTTQ 2014 có sự xuất hiện của nhiều nhóm, CLB Ca trù mới trình làng hoặc sẽ trình diện với gương mặt mới, tên gọi mới. Một trong những nhóm Ca trù mới sẽ trình làng trong LHCTTQ 2014 thu hút sự quan tâm, hiếu kỳ của giới Ca trù chính là nhóm Ca trù của nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc.
Ngoài ra, trong LH lần này cũng xuất hiện nhiều nhóm Ca trù lần đầu trình diện trong ngày hội của Ca trù toàn quốc như Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc VN thuộc Viện Âm nhạc hay CLB Ca trù Phú Thị, CLB Ca trù Thượng Mỗ, CLB Ca trù Đồng Chữ… Đó thực sự là những ẩn số hứa hẹn sẽ đem đến những sắc màu mới cho LHCTTQ 2014.
Đào nương nhí Huệ Phương
“Mầm” đến bao giờ?
LHCTTQ bắt đầu được tổ chức từ năm 2004 và ngay từ Liên hoan đầu tiên, GS Trần Văn Khê đã khấp khởi hy vọng: “Cây Ca trù đã bắt đầu nẩy mầm”. Thế nhưng cho đến nay, sau 10 năm Liên hoan được tổ chức, Ca trù vẫn chưa thể bước ra khỏi tình trạng “cần bảo vệ khẩn cấp”.
Tại Liên hoan năm nay, BTC sẽ mở rộng cơ cấu giải thưởng với nhiều hạng mục khác nhau nhưng có một giải thưởng vẫn luôn được dư luận cũng như giới trong nghề quan tâm là giải Gương mặt trẻ triển vọng. Đó thực sự là những hạt mầm của Ca trù.
Nhìn lại, đào nương Nguyễn Thị Chinh được trao giải “Mở xiêm y” từ LHCTTQ 2004 cho đến nay vẫn chưa có nhiều sức bật, thậm chí công chúng nhiều người không biết tên. Hay mới đây nhất là tại LHCTTQ 2009, đào nương nhí Nguyễn Thị Minh Ngọc của CLB Ca trù Cổ Đạm, Hà Tĩnh giành giải Gương mặt trẻ triển vọng thì nay rất hiếm khi Minh Ngọc sinh hoạt định kỳ với CLB Ca trù Cổ Đạm…
Tại Liên hoan lần này, chỉ có 12/15 tỉnh, thành trên cả nước có Ca trù đăng ký tham gia Liên hoan. Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, cố vấn khoa học, đạo diễn LHCTTQ 2014 chua chát: “Không hiểu lý do gì mà ba tỉnh là Nghệ An, Thái Bình và Nam Định lại không đăng ký bất cứ nhóm Ca trù hay tiết mục nào? Cả ba địa phương này đều là những địa danh Ca trù có từ xa xưa và hiện đều có những nghệ nhân giỏi, có các nhóm Ca trù sinh hoạt đều đặn…”.
Đó thực sự là dấu lặng buồn cho công cuộc chấn hưng Ca trù. Bởi thực tế, trong sự hồi sinh của di sản này trong những năm qua, nhiều địa phương như Phú Thọ, Quảng Bình… đã nỗ lực hết mình để có nhóm nghệ nhân Ca trù trình diễn trong khi nhiều địa phương có Ca trù lại không nhiệt tình tham gia LH, để các nghệ nhân được thi thố, gặp gỡ giao lưu trong ngày hội của Ca trù toàn quốc.
Liên hoan lần này cũng để lại khoảng trống không thể lấp đầy của các nghệ nhân đã rụng về cội như nghệ nhân Phan Thị Mơn, Phan Thị Nga, Hà Thị Bình (CLB Ca trù Cổ Đạm, Hà Tĩnh), nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc (CLB Ngãi Cầu và Giáo phường Thăng Long, HN) hay nghệ nhân Nguyễn Văn Khoái (CLB Ca trù Chanh Thôn, HN)…
Theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan thì LHCTTQ 2014 đã thu hút gần 20 diễn viên trẻ đăng ký tham gia, đó là một tín hiệu vui. Nhưng nhìn lại từ khi Hồ sơ Ca trù người Việt bắt đầu được xây dựng, cả nước có khoảng gần 20 nghệ nhân từng trình diễn trước 1945 thì hiện số nghệ nhân xưa nay hiếm này chỉ còn chưa đầy 5 người.
Nói cho cùng, nghệ nhân văn hóa dân gian chính là chủ thể sáng tạo, vừa là người trình diễn, thực hành và truyền trao lại giá trị di sản cho thế hệ sau, vì thế khi nghệ nhân mất đi gần như đem đi luôn cả nhiều giá trị di sản, bí quyết trình diễn di sản. Khoảng trống đó thật khó đắp đầy để Ca trù thực sự thoát khỏi tình trạng khẩn cấp với những diễn viên, đào nương, kép đàn tuổi đời “chưa biết cái chi chi”.
Phúc Nghệ
http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/65897.vho
Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014: Diện mạo mới của di sản ca trù
(VOH) – Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014 sẽ diễn ra từ ngày 26/8/2014 tại Hà Nội với sự tham gia của 26 đơn vị trực thuộc 11 tỉnh, thành phố. Liên hoan do Viện âm nhạc kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố có di sản ca trù tổ chức nhằm mục đích đánh giá kết quả bảo tồn nghệ thuật ca trù trong 5 năm (2010 – 2014) như đã cam kết với UNESCO. Các chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ liên hoan sẽ được dàn dựng trong khoảng thời gian tối đa là 30 phút và được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: không gian ca trù, giọng hát ca trù hay, tay đàn ca trù giỏi, giọng hát ca trù và tay đàn ca trù triển vọng.
![]() |
Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014 thể hiện một diện mạo mới của di sản ca trù sau 5 năm được thế giới vinh danh. (ảnh minh họa: chudu) |
Xung quanh những nét mới của Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014 cũng như những nhận định về công tác bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật ca trù trong thời gian qua, phóng viên Đài TNND TPHCM có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu âm nhạc – Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan – Tổng đạo diễn kiêm Cố vấn chuyên môn của Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014.
* Thưa nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014 sẽ kéo dài trong bao lâu và với quy mô như thế nào?
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Liên hoan Ca trù toàn quốc lần này sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày: 26, 27, 28/8 tại Hà Nội. Quy mô của liên hoan lần này khá lớn nhằm tổng kết bước phát triển của ca trù trong đời sống cộng đồng sau 5 năm ca trù được vinh danh là di sản. Hiện nay đã có tới 26 Câu lạc bộ (CLB) tham gia và 11 tỉnh, thành phố có mặt tại liên hoan, điều rất thú vị là lần này có sự góp mặt trở lại của TPHCM.
* Thông qua việc thẩm định trước tất cả các chương trình, tiết mục tham gia; ông nhận thấy nét đặc biệt liên hoan ca trù lần này là gì?
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Nét đặc biệt trong liên hoan lần này là nghệ thuật ca trù đã được chuyển giao cho một thế hệ nghệ nhân kế cận và lớp trẻ. Sự tham gia của các nghệ nhân 80 – 90 tuổi là rất ít bởi vì các nghệ nhân đã ra đi nhiều nên có thể nói liên hoan lần này là sự thể hiện nghệ thuật ca trù của lớp trẻ và đội ngũ nghệ nhân kế cận. Điều đặc biệt thứ hai là lần này mỗi CLB tự xây dựng các chương trình của mình trong 30 phút mà không có sự tham gia của các nhà hoạt động chuyên nghiệp để thể hiện tài năng, khả năng, phẩm chất nghệ thuật của mỗi CLB. Đặc biệt là trong lần này, các đào nương trẻ sẽ trình làng những thể cách, tức là các bài bản ca trù mà chưa từng được trình làng ở những liên hoan trước. Đồng thời, một số CLB Ca trù đã khai thác được từ các nghệ nhân cao tuổi trong các địa phương của mình những tiết mục ca trù mới để trình diễn trong lần này. Có thể nói rằng liên hoan lần này thể hiện một diện mạo mới của di sản ca trù sau 5 năm được thế giới vinh danh.
* Thưa ông, sau những lần tổ chức liên hoan ca trù, đặc biệt là sau chặng đường 5 năm nghệ thuật ca trù được UNESCO vinh danh là “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, ông nhận thấy là chúng ta đã có những thành quả tiêu biểu gì trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù?
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan: Nếu so với năm mà chúng ta làm Hồ sơ Quốc gia thì ca trù đã có một bước tiến vượt bậc. Hiện nay chúng ta đã có một đội ngũ ca trù rất trẻ trung từ 15- 50 tuổi. Nếu chỉ tính đến liên hoan thôi thì đã có trên 100 người, còn nếu tính cả đội ngũ chưa đến liên hoan theo báo cáo của các tỉnh, thành thì chúng ta đã có 200 nghệ nhân. Điều đó cho thấy ca trù đã thoát khỏi tình trạng đang đứng bên bờ vực của sự biến mất, ca trù đã hiện hữu lại trong sinh hoạt đời sống cộng đồng. Liên hoan lần này sẽ là một thước đo đánh giá, nếu liên hoan thật sự thắng lợi, chứng minh được ca trù đang tồn tại trong đời sống cộng đồng thì chúng ta sẽ làm một Hồ sơ Quốc gia để đệ trình UNESCO xin chuyển đổi tên gọi cụm từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại”.
* Bên cạnh những tín hiệu vui từ liên hoan như ông chia sẻ thì dường như vẫn còn rất nhiều điều trăn trở của những người làm nghề, những người tâm huyết với nghệ thuật ca trù. Là người có nhiều năm nghiên cứu về nghệ thuật ca trù, ông nhận định như thế nào về thực trạng ca trù hiện nay và chúng ta sẽ phải có thêm những hành động gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản?
* Xin cám ơn ông rất nhiều!