VOH Giọng ca cải lương 10 05 2014 Phần 2
Ajoutée le 12 mai 2014
VOH Giọng ca cải lương 10 05 2014 Phần 2
Ajoutée le 12 mai 2014
Ajoutée le 27 mai 2014
Quan họ giữa lòng Sài Gòn
Quan họ hiện diện trong từng bước đi, bữa ăn, nhịp thở… của người Kinh Bắc. Nó ăn sâu tận máu thịt nên dẫu có đi xa đến mấy thì người Kinh Bắc vẫn không thể nguôi quên những làn điệu quan họ. Thế nên, chẳng có gì lạ khi giữa Sài Gòn lại vang lên câu quan họ mượt mà, nền nã, thêm một chút khắc khoải tâm trạng của kẻ xa quê…
Xa Kinh Bắc, sống giữa Sài Gòn hoa lệ, ban đầu, các liền anh, liền chị chỉ biết ngâm nga quan họ một mình. Thế rồi, trong những cuộc họp đồng hương, khi những người con Kinh Bắc gặp nhau, các làn điệu quan họ bỗng bùng lên một cách thỏa thích, như cho bõ những ngày không được hát. Từ những cuộc gặp mặt thỉnh thoảng ấy đã khiến họ nảy ra một suy nghĩ: Tại sao không lập nhóm để cùng nhau hát quan họ giữa đất Sài Gòn này?
Một tiết mục quan họ
Trong ngôi nhà nhỏ của chị Thanh Hiền (Phó Chủ nhiệm CLB Trúc Xinh) nằm ở khu phố 7, phường 12, quận Tân Bình, ngày ngày chị vẫn ngân nga quan họ một mình. Tiếng ngân ấy “lọt tai” hàng xóm trong khu phố, ngày qua ngày, hàng xóm mê lúc nào không hay. Thế là, ban quản lý khu phố dành hẳn một phòng để đêm đêm chị dạy quan họ cho bà con. Lần nào cũng vậy, người đến học, người đến xem chật cả căn phòng.
Có lần, một cụ bà người Bắc Ninh nói với gia đình rằng bà muốn được nghe một câu quan họ trước khi nhắm mắt, và chị Hiền được mời đến. “Người Kinh Bắc thế đấy, sống cùng quan họ và cũng muốn được quan họ đưa tiễn khi mình ra đi”, chị Hiền tâm sự.
Chính những điều đó càng hun đúc cho chị Hiền cùng các bạn thành lập CLB quan họ. Thế là CLB Trúc Xinh ra đời. Tại Sài Gòn, hiện có đến vài CLB quan họ như thế, nào Mười Nhớ, nào Trúc Xinh… nhưng chỉ có CLB Trúc Xinh là hoạt động chuyên nghiệp với các liền anh, liền chị thứ thiệt: chị Thanh Hiền vốn công tác ở đoàn Văn công Lạng Sơn; anh Ngọc Quang (chủ nhiệm CLB) – công tác ở đoàn Văn công Thuận Hải; chị Lệ Thúy – giảng viên Trường Văn hóa – Nghệ thuật Hà Bắc… Hiện CLB sinh hoạt tại Cung Văn hóa Lao động TP, ngoài nhận “sô” biểu diễn, Trúc Xinh còn mở lớp đào tạo cho những người yêu thích quan họ.
Sự tồn tại của quan họ giữa đất Sài Thành chủ yếu nhằm gìn giữ một đặc sản quý giá của xứ Kinh Bắc và vì gìn giữ nên không ai chấp nhận sự cẩu thả. Hát quan họ phải vận áo the, quần nái đen, đầu phải vấn khăn mỏ quạ, mũi dép phải cong lên. Chiếc áo quan họ dẫu màu đỏ hay hồng thì bên ngoài bao giờ cũng phải có một lớp the đen. “Đến miếng trầu cánh phượng được minh họa trong bài Mời nước mời trầu cũng phải được têm bởi bàn tay của người Kinh Bắc”, chị Thanh Hiền khẳng định.
Giờ đây, quan họ đã bắt đầu xuất hiện không chỉ ở đám cưới, liên hoan mà còn trong các hội nghị của các bộ, ngành và trên cả sân khấu, đài truyền hình… của TPHCM. Các học viên của lớp học quan họ ngày càng có nhiều người gốc miền Nam, có người chưa một lần đến thăm xứ Bắc. Có lẽ họ đến với quan họ không chỉ là đến với một làn điệu dân ca mà còn là đến với nét văn hóa của vùng Kinh Bắc huyền thoại.
Vậy nên, đừng hỏi vì sao người Sài Gòn yêu quan họ đến vậy, vì sao câu ca Người ơi người ở đừng về làm ấm lòng người Sài Gòn đến vậy!
PHẠM SIN
https://www.facebook.com/hung.tinh.9085/posts/1477420059194712
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ vinh danh đờn ca tài tử tối 11/2.
Người được xem là ông tổ của đờn ca tài tử là nhạc sĩ Cao Văn Lầu nổi tiếng vớiDạ cổ hoài lang. Bản nhạc này đã có 100 năm tuổi.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Nghe Dạ Cổ Hoài Lang qua tiếng hát NSND Ngọc Giàu
Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, thể hiện sự trân trọng và ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này của Việt Nam.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ,Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Ngày 05/12/2013, tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phốBaku, nước Cộng hoà Azerbaijan, Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.
Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
Phạm vi di sản
Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành phố có nhiều người hát đờn ca tài tử nhất.
Trình diễn
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê và Nghệ sĩ Hải Phượng ngẫu hứng với đàn tranh và đàn kìm
Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.
Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.
Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.
Một số người nói rằng từ nghiệp dư có nghĩa là tài tử. Trong thực tế, từ này có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không có hiệu quả hoạt động của đời sống âm nhạc của họ, chỉ để cho vui hoặc những người khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.
Tình anh bán chiếu của soạn giả Viễn Châu, với giọng ca của NSND Út Trà Ôn:
Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.
NT
http://plo.vn/thoi-su/don-ca-tai-tu-nam-bo-tu-thuo-so-khai-447991.html
Giữ lửa ca trù – có thể trông cậy vào thế hệ trẻ?
Chủ nhật, 31/08/2014, 23:16 (GMT+7)
Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014 vừa khai mạc tại Viện Âm nhạc Việt Nam (Hà Nội) với sự tham dự của 26 đơn vị, CLB ca trù đến từ 12 tỉnh, thành. Sau nhiều năm vinh danh các nghệ nhân lớn tuổi, những người nhiều năm đã gìn giữ, bảo vệ di sản của dân tộc thì năm nay, liên hoan ca trù lại hướng tới lớp trẻ, lứa nghệ sĩ kế cận.
Một tiết mục trong Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014.
Nhen lên nhiều ngọn lửa nhỏ
Với 132 tiết mục của 26 đơn vị, CLB ca trù cả nước đăng ký tham gia, đây là liên hoan ca trù có số lượng tiết mục cũng như nhóm nghệ nhân, CLB ca trù tham gia đông đảo nhất trong các kỳ liên hoan được tổ chức từ trước đến nay. Liên hoan có sự xuất hiện của nhiều nhóm, CLB ca trù mới như Nhóm ca trù của nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, CLB ca trù Phú Thị, CLB ca trù Thượng Mỗ, CLB Đồng Trữ… Những người trẻ trong các nhóm, CLB ca trù ấy chỉ chừng 11, 13 tuổi nhưng giọng hát đã ăn với nhịp phách. Đa phần các em đến với ca trù vì đam mê, bởi môn nghệ thuật này không có đam mê thì sẽ khó có thể gắn bó lâu dài. Cứ cuối tuần các em lại tụ họp nhau lại để nghe biểu diễn và tập luyện. Em Nguyễn Thị Linh (13 tuổi), cháu ruột của cụ Nguyễn Thị Gái, một giọng ca đẹp của giáo phường ca trù Phú Nghĩa, chia sẻ: “Bà cháu dạy rằng hát ca trù thật khó, không phải ai cũng hứng thú hát. Nhưng đã hứng thú rồi thì có thể sẽ phải theo suốt đời! Giờ cháu học theo học ca trù được 2 năm và ngày càng cảm thấy say mê hơn”. Cũng như hai người bạn cùng xóm, cứ mỗi tối ngày cuối tuần các đào nương nhí lại cùng đến để chơi, để học hát với các bà, các cụ không sót tuần nào.
Song như ca nương Phạm Thị Huệ, Chủ nhiệm CLB ca trù Thăng Long, một trong số ít đơn vị vẫn “đỏ đèn” mỗi tuần với những đêm diễn phục vụ du khách quốc tế, thì để kết nối tình yêu bền chặt với nghệ thuật này, các ca nương nhí phải thường xuyên được dìu dắt, bồi dưỡng và truyền lửa đam mê, nếu không sẽ khó giữ được lửa nghề. Thực tế, nhiều giọng ca trẻ đã từng tỏa sáng như đào nương Nguyễn Thị Chinh được trao giải “Mở xiêm y” từ Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2004 cho đến nay vẫn là một bóng dáng mờ nhạt, ít người biết đến hay như đào nương nhí Nguyễn Thị Minh Ngọc của CLB Ca trù Cổ Đạm, Hà Tĩnh giành giải Gương mặt trẻ triển vọng thì nay việc sinh hoạt định kỳ của em với CLB cũng thưa thớt dần. Có lẽ cũng một phần do chưa có sự quan tâm thật đúng nghĩa, chưa có hướng để những người yêu ca trù có thể cống hiến và sống được với nghiệp ca nương nên nhiều người hào hứng tìm đến với đàn phách rồi lại lặng lẽ bỏ đi. Vì thế, với sự xuất hiện đầy mới mẻ của các giọng hát nhỏ tuổi thì sự có mặt của nhóm ca trù nhí với các em nhỏ 4 – 9 tuổi tại chính quê hương của nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, chính là những ngọn lửa hy vọng được nhen lên bởi tình yêu dành cho di sản ca trù.
Thưa vắng nhịp xưa phách cũ
Tuy nhiên, qua liên hoan lần này, những người làm nghề không khỏi cảm thấy chạnh lòng khi “bạn nghề” cứ thưa vắng dần. Năm nay, liên hoan thiếu hẳn 3 tỉnh là Thái Bình, Nghệ An, Nam Định, những nơi có truyền thống lịch sử về ca trù nổi tiếng nhất nhì trong cả nước. Lý do dù không được ban tổ chức nêu cụ thể nhưng ai cũng hiểu rằng để các câu lạc bộ, các nhóm ca trù duy trì hoạt động thường xuyên trong làng, xã đã là việc khó, nói gì tới việc tìm nguồn kinh phí tốt để tham gia các kỳ liên hoan.
Lứa nghệ nhân lớn tuổi như nghệ nhân Phan Thị Mơn, Phan Thị Nga, Hà Thị Bình (CLB ca trù Cổ Đạm, Hà Tĩnh), nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc (CLB Ngãi Cầu và Giáo phường Thăng Long, Hà Nội) hay nghệ nhân Nguyễn Văn Khoái (CLB Ca trù Chanh Thôn, Hà Nội)… cũng đã “về” với cội nguồn để lại những khoảng trống không thể lấp đầy và những người yêu mến ca trù chỉ còn trông cậy vào hai cây đại thụ là cụ Nguyễn Phú Đệ và Nguyễn Thị Khướu.
Chia sẻ tâm sự này, ca nương Phạm Thị Huệ cũng cho rằng, việc ngày hội ca trù năm nay vắng bóng nghệ nhân gạo cội báo hiệu một giai đoạn mới vô cùng khó khăn trong việc đánh giá chất lượng nghệ thuật theo khuôn thước chuẩn mực ca trù truyền thống. Chị lý giải, ca trù là môn nghệ thuật đào tạo theo phương pháp truyền nghề, người học học trực tiếp từ các nghệ nhân, ghi lại bằng trí nhớ và luyện theo mẫu của thầy truyền dạy (thường là nghệ nhân lão thành). Bên cạnh đó, cây đàn đáy trong ca trù cũng đón đưa những cung bậc theo âm luật riêng, tạo nên phong cách bí truyền. Tất cả những “ngón nghề” ấy đều chưa được nghiên cứu tổng kết thành văn bản. Vậy việc ai sẽ là người hiểu và đủ khả năng đánh giá được thế hệ trẻ đang trình diễn ca trù theo phong cách truyền thống chuẩn mực trong liên hoan năm nay?
Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014 được ban tổ chức kỳ vọng là dịp để di sản ca trù Việt Nam khẳng định rằng đã vượt qua được tình trạng “cần được bảo vệ khẩn cấp” và đề xuất với UNESCO chuyển ca trù từ danh sách “Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” sang danh sách “Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Mặc dù ca trù được công nhận di sản, đã có những lời hô hào bảo vệ, chăm sóc, có chế độ với các nghệ nhân nhưng tất cả đều chỉ là chuyện trên báo chí, mọi thứ vẫn đang “án binh bất động”. Cho nên để ca trù thật sự có được vị trí lâu dài và vững chắc trong cuộc sống thì rất cần những nỗ lực, việc làm cụ thể, chứ không thể vẫn mãi nói suông, thiếu hành động như thời gian qua!
MAI AN
11/09/2014 | 14:24:00
(Chinhphu.vn) – Tại Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014, Hà Nội giành thành tích cao nhất với 11/29 giải thưởng, trong đó, 3/5 giải vàng thuộc về Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê, Thái Hà, Phú Thị, 2/6 giải bạc của Câu lạc bộ Thăng Long, Tranh Thôn.
![]() |
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL trao bằng khen cho các CLB ca trù. Ảnh Huy Anh |
Sáng 11/9, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức khen thưởng các câu lạc bộ ca trù có thành tích tại Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014.
Tại Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014, Hà Nội là đơn vị có số câu lạc bộ đông nhất, gồm 10 câu lạc bộ với 95 ca nương, kép đàn, trống chầu, các thành viên tham gia múa. Đoàn Hà Nội cũng là đơn vị đạt giải nhiều nhất trong Liên hoan.
Đối với giải cá nhân, Hà Nội giành 13/23 giải toàn Liên hoan. Trong đó 5/9 giải đào nương xuất sắc dành cho: Thành viên Câu lạc bộ Lỗ Khê, Thái Hà, Ngãi Cầu, Phú Thị, Thăng Long; 5/8 kép đàn xuất sắc thuộc về thành viên Câu lạc bộ Thái Hà, Phú Thị, Lỗ Khê, Thăng Long. Giải thành viên nhỏ tuổi nhất được trao cho Đào nhí 4 tuổi Nguyễn Thị Hương Trà (nhóm ca trù nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc).
Nhiều tiết mục của đoàn Hà Nội gây ấn tượng mạnh như: Tiết mục gồm 3 diễn viên ở tuổi thiếu niên (Câu lạc bộ Thái Hà), tiết mục đào nương, kép đàn và trống chầu đều là phụ nữ (Câu lạc bộ Thăng Long), tiết mục có sự tham gia của cả 3 thế hệ trong một gia đình (Câu lạc bộ Đồng Trữ, Thái Hà).
Hai xiêm y của Liên hoan được trao cho đào nương Nguyễn Thu Thảo (thành viên Câu lạc bộ Thái Hà) và đào nương Nguyễn Khánh Linh (thành viên câu lạc bộ Ngãi Cầu) nhằm tôn vinh đào nương trẻ tuổi, xuất sắc nhất Liên hoan.
Tại buổi gặp mặt khen thưởng, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian tới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ dành nhiều quan tâm và điều kiện hơn nữa đến các câu lạc bộ ca trù, nơi những người yêu ca trù là ca nương, kép đàn, trống chầu đang giữ gìn di sản bằng tình yêu, tâm huyết với nghề.
Các ca nương, kép đàn cung mong muốn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội tạo điều kiện để các câu lạc bộ mở lớp truyền dạy cho lớp trẻ, ghi nhận xứng đáng công lao của các nghệ nhân ca trù.
Thứ ba, 09/09/2014 – 10:08
Nghệ thuật tuồng truyền thống ở Từ Sơn, “”Bao giờ cho đến…Ngày xưa?”
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nghệ thuật sân khấu truyền thống ở thị xã Từ Sơn như tuồng, chèo, cải lương, quan họ phát triển rất mạnh. Ngoài việc phục vụ, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của ông cha để lại. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà những năm gần đây, ngoài dân ca Quan họ, các loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có tuồng đã ngày càng mai một……
Từ quá khứ tự hào
Vào dịp chuẩn bị đến ngày Giỗ Tổ nghệ thuật tuồng (12 tháng 8 Âm lịch, cũng là ngày sân khấu Việt Nam 5-9-2014), chúng tôi có dịp về một số xã, phường ở thị xã Từ Sơn để tìm hiểu thêm về nghệ thuật tuồng ở nơi đây. Tại phường Đồng Kỵ, tiếp chúng tôi tại nhà ông Trùm tuồng Nguyễn Khánh Thông, ngoài Trưởng Đoàn tuồng 1 Nguyễn Đức Thìn, còn có cụ Dương Văn Năm, 82 tuổi; cụ Vũ Văn Tham, 83 tuổi; ông Nguyễn Văn Mão, 68 tuổi… những người đã gắn bó với tuồng Đồng Kỵ từ ngày còn tuổi trẻ. Tôi thật sự cảm phục khi được nghe các cụ say sưa kể về chuyện đời, chuyện nghề, cùng những tháng năm thăng trầm suốt 140 năm qua tuồng Đồng Kỵ đã trải qua…
Phường Đồng Kỵ được coi là cái nôi của nghệ thuật tuồng truyền thống ở thị xã Từ Sơn. Năm 1874, hai cụ Dương Văn Viên và Vũ Văn Khỏa một lần đi du lịch tại Huế, được xem tuồng ở đây thì mê lắm, thế là các cụ mời bằng được thầy từ Huế ra dạy cho con cháu. Đoàn tuồng Đồng Kỵ được thành lập từ ngày ấy và phát triển rất nhanh, diễn viên lúc đó lên tới 70 – 80 người, đoàn phải tách làm hai, Đoàn tuồng 1 và Đoàn tuồng 2.
Ngoài việc biểu diễn phục vụ bà con địa phương và các vùng lân cận, diễn viên còn gồng gánh trang phục, đạo cụ, đi bộ cả trăm cây số tới biểu diễn ở nhiều nơi, có lần còn vinh dự được cụ Hoàng Hoa Thám mời lên biểu diễn phục vụ nghĩa quân. Trong hai cuộc kháng chiến, cũng như những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, những vở diễn của tuồng Đồng Kỵ và các CLB ở Từ Sơn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, kịp thời động viên mọi người hăng hái thi đua lao động sản xuất, chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Tại thôn Tiến Bào, xã Phù Khê, nghệ sĩ Đàm Trung, Chủ nhiệm CLB tuồng Tiến Bào kể lại: “Trước đây Phù Khê có 2 CLB tuồng, diễn viên, nhạc công lên tới 50 – 60 người. Để duy trì đội ngũ kế cận, địa phương còn thành lập một đội tuồng thiếu niên, lấy tên là CLB tuồng Đồng Ấu. Chẳng thua kém gì thế hệ cha anh, CLB tuồng Đồng Ấu nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, giành Huy chương Vàng tại Hội diễn nghệ thuật tuồng không chuyên toàn quốc…”
Không chỉ ở Đồng Kỵ hay Phù Khê, chúng tôi đến địa phương nào cũng được nghe kể về một thời hoạt động sôi nổi của các CLB như Tam Lư, Lễ Xuyên, Vĩnh Kiều (Đồng Nguyên), Đa Hội, Trịnh Xá, Trịnh Nguyễn (Châu Khê), Vĩnh Thọ, Kim Thiều (Hương Mạc)… Trong đó có những CLB mạnh, với nhiều diễn viên đã từng nổi danh trên sân khấu tuồng trong tỉnh và toàn quốc, được tặng thưởng hàng trăm huy chương các loại. Riêng CLB tuồng Tam Lư đã có tới 3 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.
Có thể nói, đã có khoảng thời gian dài, hầu như xã nào ở Từ Sơn cũng có CLB tuồng. Có xã, trong cùng một thời điểm có tới 4 CLB cùng hoạt động. Trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc hội làng, lễ, tết, tại đình làng hay sân hợp tác xã, tối đến bà con lại lũ lượt rủ nhau đi xem tuồng. Có hôm, cả người diễn và người xem đều “say”, vở diễn kéo dài đến một giờ khuya mà chưa dứt.
… Đến những băn khoăn, trăn trở
Cụ Nguyễn Văn Mão, người đã có 40 năm làm Trưởng Đoàn tuồng 1 Đồng Kỵ tâm sự: Trong những năm kháng chiến, gian khổ ác liệt là thế mà nghệ thuật tuồng vẫn không ngừng phát triển. Bây giờ được sống trong no ấm, thanh bình thì nhiều diễn viên cho đến người xem, họ không còn mặn mà với tuồng như trước nữa. Ngay như ở Đồng Kỵ, tuy cả hai đoàn vẫn duy trì hoạt động, nhưng vì không có lớp trẻ kế cận, nên mỗi đoàn chỉ còn khoảng chục diễn viên, người trẻ đã gần 50, lớp già cũng đã sang tuổi 80, cố gắng lắm mỗi năm cũng chỉ đỏ đèn được vài đêm, cốt để cho đỡ nhớ.
Cũng chung hoàn cảnh ấy, phần lớn các CLB tuồng ở Từ Sơn hiện đang hoạt động cầm chừng hoặc phải giải thể. Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Đức Tú, Chủ nhiệm CLB tuồng Tam Lư cho biết: Trước đây, Từ Sơn có đến 24 CLB tuồng cùng hoạt động, nhưng hiện tại chỉ còn 5 CLB. Tuy nhiên, các CLB này cũng hoạt động cầm chừng vì gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ diễn viên. Bây giờ điểm lại, mỗi CLB chỉ còn hơn chục diễn viên cả già lẫn trẻ. Muốn dựng một vở phải nháo nhào đi nhờ mấy CLB mới xong. Ông lo lắng: “Cứ đà này, chỉ dăm bẩy năm nữa, nghệ thuật tuồng truyền thống ở Từ Sơn sẽ chỉ còn là… quá khứ!”
Đi tìm lời giải
Trong thời điểm hiện nay, người dân được tiếp cận rất nhiều loại hình giải trí hiện đại, thì nghệ thuật sân khấu truyền thống, trong đó có tuồng bị chi phối là điều tất yếu. Tuy nhiên, theo Nghệ sỹ ưu tú Phan Thanh Vân – CLB tuồng Tam Lư: Vẫn còn nhiều nguyên nhân dẫn đến tuồng ở Từ Sơn “trượt dốc” nhanh như vậy, đó là nghệ thuật tuồng chưa được quan tâm đầu tư, chưa có sự chỉ đạo, định hướng mà các CLB đều hoạt động theo tính tự phát. Bằng niềm đam mê, họ tự nguyện ăn cơm nhà luyện tập và biểu diễn, cùng góp tiền mua sắm hoặc thuê trang phục, đạo cụ, phông màn, âm thanh, ánh sáng… chứ chưa hề có sự hỗ trợ nào. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều diễn viên dù có yêu tuồng đến mấy, nhưng cũng đành phải gác lại để lo cho cuộc sống gia đình.
Làm thế nào để sân khấu tuồng ở Từ Sơn tìm lại thời vàng son đã có, chúng tôi đã cuộc trao đổi với ông Trần Đức Quyết, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Từ Sơn, được ông cho biết: “Không riêng gì nghệ thuật tuồng, các loại hình sân khấu truyền thống ở Từ Sơn như chèo, cải lương cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển. Cái khó lớn nhất là kinh phí. Trong điều kiện như hiện nay, chúng tôi cũng chẳng làm được gì hơn, ngoài những lời động viên, khích lệ”.
Cũng theo ông Trần Đức Quyết, rất mong các ngành, các cấp có thẩm quyền sớm triển khai dự án đầu tư, khôi phục, bảo tồn các loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có tuồng. Mặt khác, cần có một hội thi dành riêng cho nghệ thuật tuồng, qua đó, các CLB mới có điều kiện giao lưu, học hỏi, động viên họ hăng say, gắn bó. Đây cũng là dịp để quảng bá cho đông đảo mọi người hiểu hơn về những giá trị đặc sắc của nghệ thuật tuồng truyền thống…
Nghệ thuật tuồng truyền thống ở Từ Sơn đang từng ngày mai một, đứng trước nguy cơ không thể tồn tại là cái nhìn khách quan và thực tế. Bởi thế, tìm giải pháp khắc phục, đưa loại hình sân khấu dân gian quý báu này trở lại ngày xưa là rất cần và cấp thiết. Không chỉ nâng cao đời sống tinh nhần của nhân dân, còn góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Những băn khoăn, trăn trở, cùng những ý kiến tâm huyết của mọi người là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có trở thành hiện thực hay không, rất cần có sự quan tâm tích cực của những người có trách nhiệm ở thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Với địa phương có bề dày truyền thống văn hóa như ở Từ Sơn, dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng luôn có cơ sở để hi vọng và tin tưởng: Sau cơn mưa trời lại sáng!
Hoàng Ngọc Bính
Liên hoan ca trù toàn quốc 2014
Kép đàn Việt Hùng đến từ Câu lạc bộ ca trù Tp. Hồ Chí Minh.
Ca nương Nguyễn Thu Thảo 20 tuổi của Giáo phường ca trù Thái Hà, người được dự lễ mở xiêm y ngay tại Liên hoan.
Ca nương nhí Lương Hải Phượng thể hiện tài năng của mình với tiết mục “Tiếng dương tranh”.
Tiết mục múa trong lễ mở xiêm y.
Thành phần Ban giám khảo của Liên hoan có sự tham gia của lão nghệ nhân “đệ nhất danh cầm” Nguyễn Phú Đẹ (áo đỏ).
Những ca nương giành giải Vàng tại Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014.
Hai nghệ nhân trẻ tuổi nhất tại Liên hoan được Ban tổ chức trao giải thưởng.
Đánh giá về Liên hoan ca trù toàn quốc 2014, PGS.TS Vũ Nhật Thăng – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật cho biết: “Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 được coi là một kỳ liên hoan thành công với sự đột phá trong nội dung và kỹ thuật biểu diễn của các câu lạc bộ tham dự. Sự tham gia đông đảo của 25 câu lạc bộ ca trù, đặc biệt là sự góp mặt của nhiều bạn trẻ tại Liên hoan lần này được xem là một tín hiệu đáng mừng trong việc phục hưng, bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù trong đời sống cộng đồng hiện nay bởi ca trù là một thể loại dân ca đặc biệt, có thể gọi là dân ca thính phòng cổ điển bởi làn điệu và ca từ đều có từ rất lâu đời, kén người nghe”./.