Lucy Nguyễn
http://thanhnien.vn/van-hoa/giao-luu-voi-nhac-si-nguyen-vinh-bao-661809.html
Lucy Nguyễn
http://thanhnien.vn/van-hoa/giao-luu-voi-nhac-si-nguyen-vinh-bao-661809.html
Video by VNTV (C31) Australia
02/06/2015 14:14
NSƯT Út Bạch Lan sống ở tầng 1 chung cư thuộc đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM. Bà có một căn phòng nhỏ, trên vách treo đầy những bức ảnh chụp cùng mẹ, cùng GS-TS Trần Văn Khê và soạn giả Kiên Giang, Huy Sắc… những người mà bà đã hàm ơn rất nhiều trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật.
Ăn chay trường gần 40 năm, bà giữ thói quen đọc kinh, niệm Phật mỗi buổi sáng. Mỗi lúc đi từ thiện bà thường chỉ ngồi xe đến điểm dừng, rồi sau đó cùng các thành viên trong nhóm đi bộ đến điểm phát quà. Gần đây nhất, bà đi cùng các nghệ sĩ CLB Sân khấu Lạc Long Quân đến Bình Chánh, trao tặng quà cho trẻ em mồ côi ở chùa Từ Hạnh.
“Cuộc sống “về chiều” của tôi an nhàn lắm! Tôi thích đi từ thiện, hát ở chùa, mang niềm vui đến những mảnh đời cơ nhỡ. Vì bản thân tôi mồ côi cha, được mẹ nuôi lớn bên hông chợ, ngủ trên thớt thịt. Tuổi thơ tôi là mỗi ngày phụ người trong chợ bán chanh, bán ớt. Rồi may mắn mỉm cười khi tôi gặp nhạc sĩ Văn Vĩ, cùng phận nghèo, khi đấy anh ấy lượm được cây đờn guitar cũ, người ta bỏ trong chợ, chỉnh sửa lại rồi tập đờn vọng cổ. Có được cây đờn, hai anh em đờn ca suốt và nhờ vậy tiếng lành đồn xa, tôi được giới thiệu ca trong đài phát thanh. Nhớ lắm, những ký ức không quên được! Giờ đây, khi “về chiều”, thấy ai cơ nhỡ, mồ côi cha, tôi đều thương và sẵn lòng giúp đỡ!” – NSƯT Út Bạch Lan nói.
Bà tâm sự giờ đây có thời gian rỗi, ngồi một mình, bà lại nhớ về người mẹ quá cố: “Mỗi khi diễn vai người mẹ trong vở “Mẹ mãi trong đời con”, tôi lại nhớ mẹ cồn cào! Bà khổ cực cả đời, lúc về già, đôi chân yếu vẫn muốn được đi cùng đến rạp hát xem tôi diễn”.
Hiện không còn nỗi lo về gia đình, về con, NSƯT Út Bạch Lan tập trung vào việc đào tạo, dìu dắt các nghệ sĩ trẻ theo nghề và tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Niềm vui của “phận tằm” là được “nhả tơ” dù tuổi cao, sức yếu và may mắn bà vẫn còn được đứng trên sân khấu, phục vụ khán giả thân thương.
NSƯT Út Bạch Lan và NS Thành Được đã từng là đôi bạn diễn ăn ý, được khán giả yêu mến qua nhiều tác phẩm sân khấu cải lương
Hàng trăm vai diễn của NSƯT Út Bạch Lan đã tạo dấu ấn cho sự nghiệp nghệ thuật của bà. Khán giả nhớ nhất là các vai người mẹ trong các vở: Tấm lòng của biển, Con gái chị Hằng, Bình Tây Đại Nguyên Soái, Người ven đô, Nửa đời hương phấn, Mẹ mãi trong đời con, Đường tình vạn nẽo, Kim Vân Kiều, Nửa bản tình ca, Khúc hát đoạn tình, Trăng liễu đào mây, Bóng hồng nơi am vắng, Khúc hát dưới trăng, Sầu biệt ly…
Thời gian năm 1976 đến 1986 bà làm trưởng đoàn cải lương Long An, thời điểm này bà đã dìu dắt, nâng đỡ, chỉ dạy các nghệ sĩ trẻ để họ phấn đấu cho sự nghiệp nghệ thuật, trong đó có ba nghệ sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú: Mỹ Thu, Phương Hồng Thủy, Ngân Vương. Hiện nay bà cùng với nghệ sĩ Tô Châu, Thanh Sử, Lý Thu…tổ chức nhiều chuyến đi từ thiện, làm việc nghĩa cho cuộc đời và cho sân khấu. Bà gắn bó với CLB Sân khấu Lạc Long Quân, diễn các vai bà mẹ trong các vở kịch ngắn, các vở cải lương diễn tại sân khấu Sen Hồng, để truyền nghề cho diễn viên trẻ.
NSƯT Út Bạch Lan và những mãnh đời bất hạnh (ảnh chụp tại Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định, Bình Dương)
18/01/2016 10:28
Nghệ sĩ Út Bạch Lan được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 14-1 do mỏi mệt và khó thở. Các bác sĩ cho biết bà bị huyết áp cao và bệnh tim nên giữ lại bệnh viện để theo dõi.
Khi hay tin bà bệnh, nhiều đồng nghiệp, học trò và khán giả đến thăm. “Ngày 18-1, tôi có suất tập cùng các em diễn viên CLB sân khấu Lạc Long Quân diễn trong chương trình Nghệ sĩ tri âm lần 2 của NSND Kim Cương. Thế nhưng, tôi bệnh bất ngờ khiến ban tổ chức phải thay đổi tiết mục. Nằm đây mà lo lắm, tôi muốn được về hát vì đó là suất hát trao quà từ thiện cho nghệ sĩ nghèo đón Tết”- Nghệ sĩ Út Bạch Lan chia sẻ.
Nghệ sĩ Phương Hồng Thủy đang ở Mỹ rất lo lắng cho sức khỏe mẹ nuôi, người đã dìu dắt và nâng đỡ cô vào nghề, cho biết: “Tôi cầu mong sức khỏe của má Út sớm hồi phục”.
Ở tuổi 82, bà vẫn miệt mài bám sàn diễn, suất hát gần nhất là tham gia cùng CLB Sân khấu Lạc Long Quân giao lưu với CLB Tiếng hát quê hương tại Cung VHLĐ TP HCM.
Trước đó không lâu, bà đã đến dự lễ sinh nhật 4 tuổi của CLB sân khấu Lạc Long Quân và chúc các diễn viên trẻ để có đủ tâm lực bám nghề và làm việc thiện nguyện, giúp những người bất hạnh, nghệ sĩ già yếu, neo đơn.
CÁCH CẮT BÁNH TÉT/BÁNH CHƯNG KHÔNG BỊ BỂ
Qúy bạn đã thử cắt bánh bằng dao bọc plastic food wrapping chưa?. Nghe thì vô lý làm thử mới thấy tiện lợi ngon lành, bánh không vỡ rất sắc cạnh, không phải trét mỡ hay là làm nóng dao, lại dễ rửa, xong chỉ cần lột miếng plastic đó ra .
Bao dao bằng 1 lớp giấy plasticBóc lá bánhCắt ngon lành, không hề bị vỡ, không rách miếng plastic
Ngay cả cắt bánh nhân thịt cũng cắt ngon lànhBóc miếng plastic ra, con dao sạch trơn, miếng plastic cũng không bị rách tí nào (hihihi tiết kiệm dùng để bao phần bánh không ăn hết, cất vào tủ lạnh).Dùng cách này bạn phải bóc lá ra, cách này bánh rất sắc cạnh, hơn cả cắt bằng dây gói bánh.
Nghe tin Cụ Kim Sinh ra đi trong lặng lẽ mà tôi thấy thật tiếc cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, tiếc cho một đời người , tiếc cho một tài năng hiếm có của nên âm nhạc dân tộc miền Bắc nói riêng và Việt nam nói chung. Tiếng tăm của Cụ đã vượt qua khỏi biên giới bằng chứng cách đây hai năm tôi có gặp một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Đài Loan, biết tiếng nghệ sĩ Kim Sinh và đã Cô ấy từng đích thân qua Hànoi để xin được học đàn kìm với ông. Về sau lúc nói chuyện Cô ấy có hỏi tôi một câu như thế này :
Ở nước mày những nghệ nhân nổi tiếng như Cụ có chế độ ưu đãi gì không? ….Tại sao tao thấy Cụ lại sống khổ sở trong ngôi nhà tồi tàn đến như vậy. Thú thật tôi đã không biết trả lời thế nào và đã cảm thấy rất xấu hổ vì không dám nói thật .
Nhìn ta lại nghĩ đến người . Ở Hàn quốc những nghệ nhân như Cụ có thể sống trong thoải mái về kinh tế được chu cấp bởi nhà nước một tháng 2000đô và luôn có nhiều chương trình biểu diễn , thu âm, hàng tá đệ tử luôn tình nguyện xin theo học với mức học phí ngất ngưởng. Mọi sự so sánh luôn khập khiễng vì mỗi một đất nước có đặc thù và hoàn cảnh riêng. Tuy vậy…
Đến bao giờ chúng ta mới ghi nhận và có chế độ đặc biệt đối với những nghệ nhân tài năng, người trực tiếp gìn giữ và lưu truyền những vốn quý còn sót lại của nền âm nhạc dân tộc nước nhà ?
Xin Cám ơn Cụ đã cống hiến hết lòng, hết sức cho nền âm nhạc dân tộc
Nghệ sĩ khiếm thị Kim Sinh nức tiếng về tài đàn, từng đào tạo nhiều lớp diễn viên cải lương thành danh. Không chỉ đàn giỏi, người nghệ sĩ tài danh ấy còn có giọng ca truyền cảm đầy quyến rũ. Năm 1984 ông là nhạc công đầu tiên trong cả nước được phong Nghệ sĩ ưu tú. Đã vào tuổi 80 ông vẫn còn mải miết với nghề…
Nghiệp dĩ rồi mà!
Nhà ông ở 55 phố Bảo Linh, phường Phúc Tân, đông đúc người lao động lam lũ sát cạnh sông Hồng. Phố chợ ồn ã bán mua từ mờ sáng, buổi trưa ắng lặng vài ba tiếng, đến chiều lại bừng. Kim Sinh ở gác hai, dưới là quán phở, có con chó rất dữ, phải đợi chủ nhà về khách mới dón dén lên được.
Phòng chưa đầy 20 mét vuông, nền nhà ngổn ngang gối đệm, không giường tủ, chỉ một trang thờ. Tường la liệt đàn tam tứ nguyệt bầu, ghi ta gỗ, ghi ta phím lõm, đàn đáy nữa. Vợ chồng già ở ngoài, trong là con gái Kim Ngọc. Những lần nghệ sĩ đi diễn nước ngoài, các con thường thay nhau “dẫn dắt” cha. Cô con gái xinh đẹp líu ríu kể về lần sang Nhật năm 2007. Ngay khi đến sân bay bạn đã thông báo lịch du diễn ở Tôkiô và một vài thành phố khác. Tên tuổi Kim Sinh quen thuộc với khán giả Nhật gần 10 năm rồi, nên hay tin tái ngộ họ yêu cầu vượt dự kiến của ban tổ chức. Mỗi ngày bạn yêu cầu biểu diễn hai ba suất, mỗi suất ít nhất 60 phút (còn phải nhường thời gian cho các nghệ sĩ khác). Không ít lần Kim Sinh phải độc diễn cả buổi, “nhờ trời” vẫn đàn ngọt hát hay, không hề suy giảm phong độ. Nghệ sĩ diễn tấu 7 loại nhạc cụ, chủ yếu là đàn truyền thống của Việt Nam, đan xen là những bản nhạc nổi tiếng của Nhật Bản, thế giới, lúc tấu ghi ta, khi chơi Ha oai… Buổi diễn nào khán giả cũng chăm chú theo dõi, nồng nhiệt tán thưởng vẻ đẹp từng nhạc cụ, giọng tê-no đầy biểu cảm. Sóng nhạc cuộn trào theo nhịp vỗ tay của đông đảo khán giả, còn nghệ sĩ đắm mình trong không gian ăm ắp nhạc điệu.
Đàn nguyệt là nhạc cụ Kim Sinh để tâm nghiên cứu nhiều, tâm đắc nhất. Nguyệt trầm, nguyệt thanh, nguyệt trung, khác nhau từ thanh âm đến cách trình tấu, thế nên mỗi loại có bản hát riêng, đủ hấp dẫn dân mộ điệu.
Còn người xem trong nước? Ông Nguyễn Trọng Nghị ở xã Tân Ước xứ Đoài còn nhắc chuyện năm 1974 đèo xe đạp đưa Kim Sinh về làng. Đêm mồng 3 tháng 3 âm ấy, một mình nghệ sĩ diễn tấu phục vụ hàng ngàn bà con dưới ánh đèn măng sông qua chiếc loa công suất 25W. 23 giờ, ban tổ chức rỉ tai, Kim Sinh nói bà con về nghỉ, quá khuya rồi, bảo đảm sức khỏe ngày mai sản xuất mọi người mới chịu ra về trong lưu luyến. Dịp tháng mười vừa rồi, dân Tân Ước khánh thành nhà văn hóa, mời nghệ sĩ về biểu diễn. Kim Sinh vui vẻ nhận lời và gửi một đĩa CD mới hoàn thành tặng bà con. Đây là những tác phẩm đặc sắc ông vừa đàn vừa ca, như bản kim cổ hòa điệu “Tình yêu trên dòng sông quan họ” trên ghi ta gỗ và đàn Ha oai; chùm lý Cái mơn, lý Con khô…, bản cải lương Lưu thủy trường vừa ca vừa diễn tấu với violon, song loan, đàn tứ, đàn nguyệt; các làn điệu “Tam pháp nhập môn” và “Khổng Minh tọa lầu” chuyển soạn cho ghi ta gỗ… Đĩa CD ấy phát trên loa truyền thanh “cho cả làng nghe”, nhiều lần mới “thỏa mãn dân cày”. Còn tôi trước đây, trong vài trò MC của chương trình giao lưu “Câu lạc bộ người hâm mộ sân khấu” của Đài Tiếng nói Việt Nam, đã không ít lần phải ra sân khấu khéo léo đề nghị dừng lại ông mới chịu ôm đàn vào cánh gà, mặc dù khán giả còn muốn nghe.
Kim Sinh là thế. Đã ôm đàn, đã cất tiếng thì như người nhập đồng, cứ mải mê, cứ say đắm “bất kể trời đất”.
Cầm ca cho đến hết đời mới thôi…
Kim Sinh tâm sự nghiệp dĩ là vốn đã như thế, định sẵn rồi. Ông ra đời ở làng Thể Giao (nay là phố Thể Giao, Hai Bà Trưng), ba tháng tuổi mắt cứ mờ dần. Nhà nghèo, cậu bé “mù giở” cứ tha thẩn bên người mẹ tảo tần. Mẹ ông là bà Đào Thị Nguyên bán hàng xén chợ Hôm, 30 tuổi thành thân với ông nhân viên trắc địa. 13 tuổi cậu Kim đã chơi đàn thành thục, cây tứ cây nguyệt rồi ghi ta trở thành người bạn mãi. Rồi biết hát chầu văn, cải lương, nhạc mới… Ông ghép tên mình với tên cô Sinh, tình yêu đầu đời, lấy làm nghệ danh.
Sau ngày Hà Nội giải phóng, Kim Sinh trở thành nhạc công của Đoàn cải lương Chuông Vàng Thủ đô. Vừa là nhạc công chủ lực cho các vở diễn, ông vừa là thầy ca cho nhiều lớp nghệ sĩ, từ thế hệ Bích Lân, Huỳnh Điệp, Tiêu Lang, Kim Xuân đến Trang Nhung, Như Quỳnh, Kim Khanh, Kiều Hiệp… sau này là Thanh Thanh Hiền, Thanh Hương, Quỳnh Châu… những tên tuổi quen thuộc của cải lương Hà Nội.
Lại nhiều bạn trẻ đến tận nhà nghệ sĩ xin truyền nghề đờn ca. Ông không thể nhớ 55 năm qua đã đào tạo bao nhiêu học trò. Và trong những học trò mến mộ người thầy khiếm thị ấy có những “ý trung nhân”. Ông tiết lộ là biết yêu từ sớm, và dễ bị “sa ngã” nên có tới bốn đời vợ. Có người đến rồi bỏ ông mà đi, bà vợ cùng ở phố Đinh Liệt là một. Căn nhà xưa “người ấy” đã bán đi, ông phải chuyển vào Phúc Tân. Hiện ông ở với bà Lê, cô gái quê xã Tân Dân, Văn Giang bên kia sông Hồng. Hai người thành thân từ năm 1983, năm sau sinh cô con gái xinh Nguyễn Kim Ngọc. Kim Ngọc đang theo năm cuối khoa nhạc cụ truyền thống Nhạc viện Hà Nội, đã điêu luyện đàn bầu, đàn nguyệt, giờ lại theo ca trù, sinh hoạt trong CLB Ca trù Thăng Long của đào nương nổi tiếng Phạm Thị Huệ.
Sang tuổi 80, tiếng đàn Kim Sinh vẫn mê đắm, đặc biệt là giọng ca vẫn trầm ấm, tròn vành rõ chữ, hớp hồn người nghe… Truyền nghề cho con gái yêu, khi có yêu cầu, ông lại tay đàn miệng hát phục vụ người hâm mộ với niềm say mê như thời tráng niên. Riêng về ca trù, thể loại “khó nhằn”, Kim Sinh là kép đàn đáy có hạng. Tác văn thượng sư Cao Bá Quát/Sư mẫu thần nương Quách Thị Hồ/Thưởng thi tom chát Ngô Linh Ngọc/Vô để (đàn đáy) cầm sư Đinh Khắc Ban. Đấy là bài tứ tuyệt ông làm về các thần tượng ca trù. Người trong nghề tôn nhau là thầy, không phải dễ dàng gì.
Tôi lần mần hỏi những tâm sự sâu kín khác, như về nghề nghiệp điều gì buồn nhất? Kim Sinh bộc bạch: Người ta thường coi trọng những diễn viên xuất hiện ngoài sân khấu, rất ít chú ý tới bao nhiêu nhạc công ngồi dưới hốc nhạc hay sau cánh gà. Họ không biết rằng diễn viên diễn có hay, ca có mùi cũng là nhờ nương vào tiếng đàn, nhịp trống của người lặng lẽ ở trong kia… Thế ông nghĩ sao về sân khấu cải lương bây giờ? Trầm ngâm rồi nhẩn nha: cũng có nhiều chuyển biến đấy, nhưng dù sao, theo tôi, vẫn phải theo câu ca có từ ngày xưa dành cho thể loại:
CẢI cách hát ca theo chế độ
LƯƠNG truyền sử sách sánh văn minh
Từ ba tháng tuổi đôi mắt bé Kim chỉ thấy mọi thứ nhờ nhờ, cảnh nhà nghèo khó một mẹ một con vất vưởng đầu đường xó chợ, những tưởng số phận sẽ chìm sâu “dưới đáy” chẳng bao giờ dám ngẩng mặt nhìn mặt trời. Nhưng ông trời cũng thương, lại cho chàng Kim có khiếu đàn hát, có cái tai thính nhạy, có thể cảm thấy sáng qua, chiều tới, đêm về, trong khuya lặng “lắng nghe” tiếng đời lăn náo nức” và sớm ra nghe tiếng chim hót trên nhành cây trước cửa sổ, biết một ngày mới đã bắt đầu. Và tâm hồn rạo rực, và trái tim lại thổn thức trong tâm hồn nghệ sĩ. Cậu bé mù ngày nào của đất Hà thành thời tạm chiếm, theo thời gian đã thành một nghệ danh sáng giá của đất thành đô – Nghệ sĩ ưu tú Kim Sinh.
Như nhành sen “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, tâm hồn đa cảm của người nghệ sĩ tài hoa ấy dường như không có tuổi…
NSƯT Vũ Hà – Theo Hanoimoi
KIM SINH (đàn nguyệt) và PHẠM THỊ HUỆ (đàn tỳ bà) hòa đàn bản LƯU THỦY
Depuis ce dimanche, la Kitchenette s’est transformée en gargote vietnamienne le temps d’un pho ou en vietnamien phở (prononcez feu-euh – et cela ne s’écrit pas phô, c’est faux ! hihihi) ! Mes amis me réclament toujours cette délicieuse soupe vietnamienne au boeuf et pâtes de riz qui, faite dans les règles de l’art, demande beaucoup de temps de préparation et de cuisson. Alors les occasions sont plutôt rares, et quand j’en fais, c’est en grande quantité, avec environ huit litres de bouillon qui mijote pendant pas moins de six heures ! Et de subtils parfums d’épices caractéristiques de cette fabuleuse soupe embaument agréablement toute la maison… Des amis sont passés hier pour goûter à mon phở et ce soir, c’est le verdict avec mon père, gourmet et grand connaisseur ! Pression, pression…
Mon meilleur souvenir de phở est celui de mon enfance. La grosse marmite, tel un chaudron magique contenant plein de mystères, fumait à petits bouillons pendant des heures. On attendait son bol de soupe avec autant de ferveur que devant un miracle. Et le miracle se produisit : une explosion gustative dès le premier contact des papilles avec ce liquide brûlant parfumé d’épices et d’herbes magiques ! L’attente qui parut des siècles en valait vraiment la peine. Et jamais ma soupe phở n’a pu atteindre ce degré de perfection gustative !
Mais est-il encore nécessaire de vous présenter la soupe phở de Hà Nội (capitale située au Nord du Vietnam), ce grand classique des mets, voire le symbole de la cuisine du Vietnam ?
A l’origine, c’était une simple soupe composée d’un bouillon clair à base d’os à moelle et de viande de boeuf, des lamelles de boeuf, d’oignon, des épices, du nuoc mam et de pâtes plates de riz accompagnée d’herbes aromatiques qui se dégustait au petit-déjeuner. Dès 1945, le phở au poulet a fait son apparition dans la capitale. A son entrée dans le Sud du Vietnam, la version originale au boeuf a évolué en s’enrichissant de plus grande quantité et de variétés de viandes, de germes de haricots mungo (pousses de soja), d’autres herbes aromatiques (comme le basilic thaï), de rondelles d’oignon crues marinées dans le vinaigre, et de sauces Hoisin et Sriracha, correspondant davantage à l’opulence culinaire et au goût des gens du Sud. Ce plat populaire, jamais servi pour les fêtes ou les grands occasions, se déguste depuis aussi bien au petit-déjeuner, qu’à midi ou le soir.
Dans le monde entier, là où il y a des restaurants vietnamiens, on trouve ce plat incontournable au menu. Notamment en Amérique du Nord où il y a une grande population vietnamienne issue de l’immigration, la soupe phở est quasiment une institution culinaire. Des milliers de restaurants se spécialisent dans le phở et proposent plusieurs variations : au boeuf et/ou boulettes de boeuf, au poulet, aux tripes, et même au porc. En France dans les grandes villes, et notamment à Paris, il y a aussi un grand choix de lieux pour déguster ce plat populaire.
Sachez qu’il existe de nombreuses façons de faire ce plat, et de nos jours, on dispose peu de temps pour faire mijoter des heures un bouillon. La plupart utilise des cubes de bouillon au boeuf ou même des cubes de bouillon phở et ajoute du glutamate de sodium (un exhausteur de goût très prisé dans la cuisine asiatique en général). Au goût, c’est bien sûr très flatteur, et l’utilisation des cubes est bien pratique. Cependant, pour moi, faire un phở avec des cubes de bouillon n’a plus aucun sens ni aucun plaisir, puisque toute la saveur bien particulière de ce plat vient de la longue cuisson des os, de la viande, des oignons et des épices…et du savoir-faire de celle ou de celui qui le fait.
Avant de vous donner quelques informations sur l’origine de cette fameuse soupe du Nord du Vietnam, voici d’abord ma recette du phở bò.
Pour 6 personnes.
Temps de préparation : 20 minutes pour le bouillon. 20 minutes pour le service.
Cuisson : 20 minutes + 6 heures de cuisson pour le bouillon en deux temps (la veille : 5 h + le jour J : 1 h)
Pour une grande marmite de 5 à 6 litres.
Ingrédients :
Bouillon :
Epices :
Condiments :
Pour le service :
(Version de la soupe Pho dans le sud) Sauce pour tremper la viande :
(on en trouve dans toutes les épiceries asiatiques)
Préparation :
La veille :
Le jour J :
Et c’est prêt à la dégustation !!! Bon appétit !
Tout cela paraît compliqué, mais c’est simplement un peu long à préparer et demande une bonne organisation pour la préparation. Cependant le résultat final en vaut vraiment la peine !
Pour la petite histoire…
L’origine de la soupe phở reste tout à fait floue. Nul ne sait qui l’a nommé ainsi, ni qui en fut son créateur. Et pourtant, le phở est devenu un symbole de la cuisine vietnamienne, et même élevé au rang de patrimoine culinaire d’exception, sous l’égide de la communauté européenne et du chef Didier Corlou, lors d’une série de conférences mises en oeuvre en 2002 pour mieux connaître ce plat.
Les premières traces du phở se situeraient vers 1925 à Hà Nội où les archives mentionnent son existence. Cependant le phở actuellement connu comme étant de Hà Nội (capitale du Vietnam) serait vraisemblablement d’origine de la ville de Nam Dinh, à une centaine de kilomètres de la capitale, dans le Delta du Fleuve rouge, selon M. Nguyễn Đình Rao de l’Unesco. Cette ville, à une trentaine de kilomètres de la mer, avait au début du XXe siècle, une tradition de soupe aux nouilles avec du poisson, du crabe ou des crustacés. La présence des nombreux Français aurait fait évoluer cette soupe avec l’utilisation du boeuf, très peu cuisiné par les Vietnamiens à ce moment-là. En effet, ceux-ci considéraient le boeuf comme élément essentiel du bétail et avaient donc rarement l’occasion de goûter à sa viande.
Selon une autre hypothèse, Nam Dinh ayant été un grand centre textile colonial avec une forte présence d’employeurs français et d’employés vietnamiens, un cuisinier de la ville aurait inventé le phở inspiré du pot-au-feu (d’où la légende non confirmée du nom phở qui en aurait pris sa source) en accommodant le goût des Français avec le boeuf et le goût des Vietnamiens avec un bouillon et des pâtes de riz. Aucune certitude à ce sujet tant le pot-au-feu est bien éloigné de notre plat.
Si le phở est connu comme étant originaire de Hà Nội, il est certain que les premiers vendeurs de phở connus soient en majorité issus du village de Vân Cù, de la province de Nam Dinh. En effet, un des premiers stands de phở fut ouvert vers 1925 dans la capitale par un cuisinier de ce village dans la rue Hàng Hành. Suivi de bien d’autres villageois de Vân Cù qui ont migré vers Hanoï pour échapper à la pauvreté et pour ouvrir des stands / gargotes de phở. Selon l’Association des habitants de Vân Cù à Hà Nội, cinq cents personnes de Vân Cù auraient vendu de la soupe phở loin de leur village et 80% des propriétaires de stands ou de restaurants de phở à Hà Nội seraient originaires de ce village. De la tradition de soupe de nouilles aux produits de mer, les cuisiniers de Vân Cù auraient alors amélioré ce plat avec du boeuf en s’installant dans la capitale.
Une autre hypothèse moins connue : Y aurait-il eu une influence chinoise ? La consonance de « fun » ou « fen » (assez proche du mot phở) pour désigner en cantonais des nouilles plates et larges de riz, ainsi que la légère similitude des ingrédients, pourraient être une éventualité. En effet le « cantonese beef chow fun » (également en version soupe) est assez troublante avec des lamelles de boeuf, du « hor fun » ou « fen », du gingembre, des oignons, de la ciboule ciselée, qui à la différence du phở, sont revenus dans une sauce de soja et sauce d’huître. Cela reste toutefois une hypothétique option peu évoquée, mais plausible.
Pour conclure, selon M. Nguyễn Đình Rao de l’Unesco : « Le phở combine une ingérence culturelle et des ingrédients locaux […] et cet ensemble a engendré une soupe universelle. » Ainsi, quel que soit l’origine du phở, tous ces brassages et influences culinaires assimilés de l’étranger ou au sein même de la nation (du Nord au Sud) auront permis aux Vietnamiens d’améliorer une simple soupe populaire en un mets typique, aujourd’hui sans conteste un symbole du Vietnam.
Sources : Phở A Speciality of Hà Nội, éditeurs Hữu Ngọc and Lady Borton, Hà Nội, Thế Giới Publishers, 2006
Informations complémentaires : des articles très intéressants sur le pho (en anglais) du chef Didier Corlou, du journaliste Franck Renaud, et d’autres connaisseurs, sur le site de Vietworldkitchen.
Tết của cộng đồng người Mông thường không có ngày cố định hàng năm. Họ thường ăn Tết trước Tết Nguyên đán khoảng một tháng, kéo dài 2 – 3 tuần khi mùa màng đã xong. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong năm của người Mông.
Các cô gái Mông xinh tươi đang sống tại Thủ đô trong “Tết Mông xuống phố”. Thời điểm này cũng là lúc đồng bào người Mông mọi miền Tổ quốc bắt đầu ăn Tết. Đây cũng là lí do các sinh viên Mông tại Hà Nội dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường ISEE cùng tổ chức Plan phối hợp thực hiện chương trình.
“Tết Mông xuống phố” giới thiệu nhiều trò chơi truyền thống của người Mông. Trong ảnh là trò đẩy gậy, là trò chơi đòi hỏi phải có sức khỏe và sự khôn khéo để đẩy lùi đối phương, ai tiến lên nhiều hơn người đó chiến thắng.
Trò đẩy gậy là dịp để các chàng trai khoe sức mạnh của mình nhằm thu hút các cô gái mông trong lễ hội, vì thế nên rất quyết liệt và hấp dẫn nam giới.
Một cô gái Mông quê Thanh Hóa đang là sinh viên tại Hà Nội.
Đôi bạn trẻ người Mông gặp gỡ giao lưu tại “Tết Mông xuống phố”. Dân tộc Mông là một trong số các dân tộc ít người tại Việt Nam có ngôn ngữ riêng, chữ viết riêng và rất nhiều lễ hội cùng phong tục tập quán đặc biệt.
Một chàng trai đang thể hiện khả năng thổi khèn trước cô gái Mông. Khèn là một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong đời sống người Mông và khèn còn tượng trưng cho văn hóa dân tộc Mông.
Nhân có sự giao lưu gặp gỡ của cộng đồng người Mông tại Hà Nội, “Tết Mông xuống phố” đã tổ chức một cuộc thi sắc đẹp nhỏ dành riêng cho các cô gái Mông mang tên Miss H’mong. Trong ảnh là cô gái giành chiến thắng chung cuộc tên Cư Mỷ người Mông Đỏ ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương – Lào Cai.
Hữu Nghị
http://dantri.com.vn/xa-hoi/thuong-thuc-tet-mong-o-ha-noi-20160118113752129.htm