Monthly Archives: February 2016
NGÀNH MAI Cái Tết ngày xưa của cải lương
Cái Tết ngày xưa của cải lương
Friday, February 5, 2016 1:54:15 PM
Ngành Mai
Năm nay Tháng Chạp, tháng thiếu nên không đầy hai ngày nữa là đến giờ giao thừa hết năm cũ bước sang năm mới. Ở trong nước phần lớn mọi ngành nghề trong xã hội đều đã nghỉ ngơi chờ ăn Tết. Ðối với hoạt động của cải lương thời xưa thì ngày hôm nay mọi gánh hát lớn hoặc nhỏ đều sẵn sàng chờ đón ngày vui vẻ nhứt trong nghề làm nghệ thuật sân khấu.
|
Nói chung chỉ riêng có cải lương thì phải chuẩn bị làm việc nhiều hơn gấp bội.
Những năm thịnh thời của cải lương ở các thập niên 1950-1960 thì ngày Tết là dịp hốt bạc của giới này, mà giờ đây cứ mỗi lần Tết là mỗi lần họ không khỏi ngậm ngùi luyến tiếc cho cái thời vàng son thuở ấy.
Thật vậy, khi xưa giới cải lương đã đón Tết một cách huy hoàng, tiền vô như nước. Chỉ nội ngày mùng 1 Tết họ có thể hát đến 4 suất, mà mỗi suất hát được trả tiền gấp đôi, tức số tiền lãnh tăng lên gấp tám lần. Nói một cách rõ ràng hơn là những ngày trong Tháng Chạp mỗi đêm hát họ còn lãnh một ngàn đồng, nhưng đêm Mùng Một thì bầu gánh phải trả đến 8 ngàn, mà còn cộng thêm tiền lì xì Tết, tiền nhiều ít tùy theo gánh.
Ngày mùng 2, mùng 3 cũng vậy, hoặc nếu có thấp xuống thì cũng còn 2 hoặc 3 suất hát. Mấy ngày Tết đào kép mệt khờ người luôn, bởi suất hát vừa vãn nghỉ xả hơi độ 1, 2 giờ đồng hồ thì lại tiếp tục lên sân khấu. Tuy vậy mà người nào cũng thoải mái tinh thần, mừng vui ra mặt.
Về phần bầu gánh trả lương cho nghệ sĩ gấp đôi như vậy, họ có lời không? Câu trả lời nhanh là họ lời khẩm! Bởi vé bán tăng tiền lên gấp rưỡi mà suất hát nào cũng hết vé, thiên hạ chen chân mua vé, sân khấu còn đang trình diễn mà suất hát kế tiếp đã treo bảng “hết vé” rồi! Ðó là chưa kể tiền cửa (tiền cửa tức tiền đưa tại cửa rồi đứng coi, vì ghế ngồi đã đầy hết). Tiền vô cửa ngang bằng với vé ngồi hạng ba và cũng thu vô liền tay, bỏ đầy thùng.
Cái đặc biệt của cải lương hát Tết là khán giả không hề kén chọn tuồng, cũng không kén chọn đào kép, diễn viên, tuồng hay, tuồng dở gì cũng chật rạp, và hầu như tuồng nào cũng bị nhận lớp ít hay nhiều, tức bỏ bớt những cảnh nào đó mà người xem vẫn hiểu, chứ nếu không thì đâu đủ giờ hát suất sau.
Cải lương hát Tết ngon lành như vậy, bảo sao khi xưa mấy tháng cuối năm là ở các địa phương xa gần, tỉnh nào cũng có thêm gánh hát mới ra lò, với không khí đầy hy vọng. Họ vẽ bảng hiệu mới, vẽ tranh cảnh mới và người ta cũng nghe ca hát tập tuồng ngày đêm. Ðây là thời gian mà bầu gánh hát mới chuẩn bị cho ngày Tết ra quân, khai trương bảng hiệu để lượm bạc, ít nhứt cũng đầy túi trong 3 ngày Xuân. Sau ngày mùng 4 thì hát trở lại bình thường nhưng khán giả cũng còn đông đảo, kéo dài cho đến Rằm Tháng Giêng thì khán giả mới thưa dần.
Thế nhưng, cái thời kỳ mà Tết đến thiên hạ nô nức rủ nhau đến rạp cải lương kia nó đã không còn nữa, khi Việt Nam bắt đầu có truyền hình. Người ta nằm nhà coi cải lương trên truyền hình, bởi đài cũng chọn tuồng hay để phát vào dịp Tết, và dĩ nhiên sân khấu chẳng còn đông người coi, có gánh khán giả thưa thớt, phải đóng màn chịu trận cho qua ba ngày đầu Xuân. Nhiều đoàn đã cho đào kép nghỉ “ăn Tết” với cái túi trống rỗng, chớ mở màn thì có mấy người đi coi đâu, bởi thiên hạ đổ dồn về những nơi có máy truyền hình để coi tuồng của gánh lớn.
Và giờ đây cải lương lại thêm một cái Tết điêu tàn, cái thời kỳ hoàng kim của cải lương đã lui về dĩ vãng và có lẽ sẽ không bao giờ trở lại, trừ phi có phép lạ nào đó! Người ta chỉ mong mỏi sao bộ môn nghệ thuật này được bảo tồn là may lắm rồi!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=222140&zoneid=268
Giáo sư Ngô Đức Thịnh: ‘Mùng 3 tết thầy’ ai còn nhớ ?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh: ‘Mùng 3 tết thầy’ ai còn nhớ ?
Trong cuộc trò chuyện cuối năm với giáo sư Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, người viết được ông phân tích cặn kẽ từng lớp nghĩa trong câu thành ngữ “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”
Chữ “tết” trong câu thành ngữ trên là sự rút gọn của động từ “chúc tết”. Việc chúc tết cha mẹ, thầy giáo đã trở thành đạo lý mà mỗi người phải hoàn thành trước khi bước vào những cuộc ăn chơi đầu năm mới.
![]() |
Lớp học của thầy đồ xưa. |
Theo mô tả của vị giáo sư chuyên nghiên cứu văn hóa dân gian, trước đây, nhà thầy đồ luôn đông vui nhộn nhịp vào ngày mùng 3 tháng Giêng bởi các thế học trò đến chúc tết. Món quà mang đến cho thầy thường là bánh trái, hoa quả. những sản vật địa phương. Có khi nhà thầy đang tổ chức ăn uống cũng mời học trò ở lại dùng bữa.
Khi đến thăm thầy, người học trò được các bạn đồng môn tín nhiệm nhất sẽ đứng lên thưa với thầy về sự có mặt của bạn bè đồng môn và chúc thầy những điều tốt lành. Ngày xưa, dù ai làm đến quan nhất phẩm trong triều đình thì vẫn một lòng kính trọng với người thầy từng dạy mình.
Trong văn hóa dân gian Việt Nam, chữ thầy dùng để chỉ người có hiểu biết uyên thâm trong 4 lĩnh vực gồm Nho, Y, Lý, Số. Tương đương với 4 nghề được trọng vọng trong làng xã xưa là thầy đồ, thầy lang, thầy địa lý (phong thủy) và thầy tướng số.
Không chỉ các thầy đồ – người trực tiếp dạy dỗ, truyền đạt đạo lý thánh hiền cho học trò, đôi khi những người thầy thuốc, thợ cả, người dạy nghề cũng được môn đệ đến chúc tết trong ngày mùng 3 tháng Giêng.
Nếu việc thực hành lễ nghĩa với cha mẹ, họ hàng trong 2 ngày đầu năm mới thể hiện sự gắn bó bền chặt với những người cùng huyết thống, thì việc đến chúc tết người dạy mình lại mang một giá trị đặc biệt, thể hiện một xã hội coi trọng việc giáo dục con người.
. |
Người Việt ngày nay vẫn giữ việc tết cha, tết mẹ, nhưng phong tục tết thầy dường như đã rẽ sang một hướng khác. Giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng thừa nhận câu “Mùng 3 tết thầy” đã dần phai nhạt trong tâm thức người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngày nay chuyện giáo viên mở cửa đón học sinh đến chơi nhà trong ngày mùng 3 tết cũng không phổ biến.
Theo lý giải của nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu Việt Nam, “mùng 3 tết thầy” là quan niệm cũ gắn với nền giáo dục Nho học vốn đã lùi vào dĩ vãng. Thay vào đó là mô hình giáo dục phương Tây gắn với khoa học kỹ thuật.
Vì sự biến đổi tất yếu nói trên, không nên coi sự phai nhạt của ngày “mùng 3 tết thầy” trong tâm thức người Việt là quá trình suy thoái hay đánh mất giá trị văn hóa. Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo 20/11 xuất hiện cũng đã gánh vác toàn bộ vai trò tri ân thầy cô thay cho mùng 3 tháng Giêng.
“Tôi vẫn biết có một số ít người chọn dịp đầu năm để đi thăm hỏi thầy, cô giáo. Tuy nhiên, con số mùng 3 chỉ mang tính tượng trưng. Người ta có thể đến thăm thầy vào mùng 4, mùng 5 vẫn mang ý nghĩ là nhớ đến người dạy mình trong dịp đầu năm mới”, ông Thịnh cho biết.
Mặt khác, lại có những học sinh, sinh viên tính chuyện tết thầy, nhưng thực tế là mua quà cáp đắt tiền mang đến biếu những người thầy đang quyết định việc đỗ đạt, thăng tiến của họ. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, đây là sự lệch lạc, méo mó trong văn hóa và hoàn toàn không đúng với ý nghĩa tết thầy trước đây.
Những ngày đầu năm mới, khi nhiều người tất tả chọn quà đi tết sếp, tết thủ trưởng, nhằm gây dựng những mối quan hệ mang lại lợi ích trước mắt, thì đâu đó vẫn có những cựu học sinh nhớ đến việc “tết thầy”. Câu nói “mùng 3 tết thầy” tuy không còn mang nặng tính trách nhiệm, nhưng vẫn là một lý do đẹp đẽ để thầy – trò tìm đến với nhau.
Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội (1914-1917)
Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà NộiHồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.
![]()
Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.
Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.
Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.
Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.
Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất “chịu chơi” vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.
Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.
Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.
Bức ảnh “Móng tay của nhà nho” thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.
Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.
Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa… là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài.
Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm.
Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa.Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.
Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ.
Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông).
Triển lãm ảnh “Hà Nội, sắc màu 1914-1917″ diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014.
Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh.
Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu.Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.
Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình,
cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.
Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo.
Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.
Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt
với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.
Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của Phật tử tới chùa.
Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.
Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.
Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.
Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.
Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.
Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời.
Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề “làm mới” chăn bông rất phát đạt..
__,_._,___
|
|
|
|
|
|
ĐỖ CHIÊU ĐỨC : NĂM KHỈ NÓI CHUYỆN … TỀ THIÊN.
目前所在的位置:猴的甲骨文、金文、小篆在线转换 |
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
![]() |
![]() |
![]() |

Chung một nhà, thức ngủ có đôi
Phá hại thì nhất hạng rồi
Lại không kiêng nể một ai bao giờ
Đã biết vậy, đừng ngờ xóm ngõ
Nếu trong nhà đổ vỡ vật chi
Khỉ thì trộm cắp quá đi
Mèo thì chuột bọ để gì ý đâu
Nhưng phó mát cất đâu cũng biết
Ăn vụng thì hạng nhất trần gian
Một hôm hai đứa lưu manh
Trông thấy hạt dẻ nướng quanh bếp lò
Cùng rỏ dãi, nhỏ to bàn mãi
Một việc thôi, mà lợi hai đường
Trước là thích khẩu no lòng
Sau thì để khổ cho ông hỏa đầu
Khỉ cất tiếng yêu cầu chú Mão:
“Việc làm này ông bạn mới xong
Nếu tôi mà được như ông
Bẩm sinh bạo lửa thì không phải nhờ
Hạt dẻ nướng đương chờ ta đó
Bạn lấy ra chẳng khó khăn gì!”
Mèo nghe hành động tức thì
Gạt tro cẩn thận ra rìa bếp than
Hai chân nó mấy phen thò thụt
Rốt cuộc rồi lấy được hạt đầu
Rồi hai ba hạt tiếp sau
Khỉ trong lúc đó cúi đầu bóc ăn
Bỗng con sen ngoài sân đi tới
Khỉ và Mèo cùng vội lẩn chuồn
Riêng Mèo vừa tức vừa buồn
Có nhiều hầu bá giống trường hợp trên
Nghe phỉnh nịnh, lửa tên liều mạng
Chiếm đất đai dâng hiến cho vua
Sánh Mèo cái dại chẳng thua !

Tuổi Thân là tuổi khỉ. Khỉ ” tủi thân “.
Theo tích sau đây :
Chí Tâm viết bản vọng cổ tưởng nhớ soạn giả Viễn Châu
Chí Tâm viết bản vọng cổ tưởng nhớ soạn giả Viễn Châu
Nghệ sĩ Chí Tâm chia sẻ: “Ai yêu cải lương mà không yêu kính bác Viễn Châu. Tôi chỉ muốn sáng tác một bản nhạc như thắp nén hương tiễn biệt bác khi tôi đang ở xa”.
ài vọng cổ được Chí Tâm sáng tác trong vòng bốn giờ đồng hồ, kết hợp các giai điệu: Lý Chim Xanh – Vọng Cổ – Lý Mỹ Hưng – Lý Giao Duyên… theo thể thức như một bản tân cổ giao duyên. Sau khi viết xong phần lời, anh ngồi thu đàn trên máy vi tính cùng ba cây guitar, đàn kìm và đàn bầu. Anh nhờ vợ quay video cảnh anh trình diễn ca khúc để chia sẻ lên trang cá nhân tâm trạng tiếc nhớ người soạn giả mà anh yêu kính.
Lời của ca khúc có không ít câu nhắc lại các tác phẩm vọng cổ nổi tiếng của Viễn Châu: “Thương mái tóc trắng phong trần/ Thương nhân nghĩa giữ thanh bần/ Gương Bác Bảy sống thuần lương/ Luôn ban rải những yêu thương/ Bến sông tương Ông Lão Chèo Đò/Bạn chung tình về Gánh Nước Đêm Trăng/Hoa Lan sầu tình Điệp rối tơ giăng…”. Ý thơ, lời nhạc hòa quyện vào nhau khiến người nghe xúc động. Nhiều khán giả khi xem video trên trang cá nhân của Chí Tâm đã khen bài hát và bày tỏ sự đồng cảm.
Nghệ sĩ Chí Tâm tên thật là Dương Chí Tâm, sinh năm 1952 tại Trà Ôn – Vĩnh Long. Anh yêu cải lương từ ngày bé và được gia đình cho học ca cổ nhạc từ lúc 6 tuổi. Năm 13 tuổi, Chí Tâm được đưa lên Sài Gòn học ca cổ với nhạc sĩ Bảy Bá tức soạn giả NSND Viễn Châu. Nhưng lúc đó, do ông Viễn Châu có quá nhiều học trò và hết chỗ để học trò mới nội trú, Chí Tâm được gửi sang học với nhạc sĩ Út Châu (soạn giả Yên Sơn). Anh có thời gian gắn bó với các đoàn hát: Tinh Hoa, Dạ Quang Châu, Kim Chung…và nổi danh với hàng trăm vai diễn. Anh được khán giả nhớ đến nhiều nhất qua vai Điệp trong vở cải lương Lan và Điệp của soạn giả Loan Thảo.
QUAN TÂM : Đức Tuấn khoe giọng đẹp cùng Ly rượu mừng
Đức Tuấn khoe giọng đẹp cùng Ly rượu mừng
TTO – Ca sĩ Đức Tuấn hát lại ca khúc Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (sáng tác năm 1952) với lời đánh giá “đây là một trong những khúc nhạc xuân hay nhất từ trước đến nay.
![]() |
Ca sĩ Đức Tuấn |
Chia sẻ lí do hát lại ca khúc này cho mùa xuân mới, Đức Tuấn nói: “Tôi chọn vì đây là một trong những khúc nhạc xuân hay nhất từ trước đến nay. Tôi đã nghe và yêu thích ca khúc từ lâu, thường ngân nga trong mỗi dịp xuân về và nay, ca khúc vừa được cấp phép cho phổ biến lại nên tôi không thể bỏ qua dịp này”.
Ngoài lí do yêu thích ca khúc, Đức Tuấn cũng rất có duyên khi hát những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và Ly rượu mừng cũng là một trong sáng tác để đời của ông.
“Ngay từ những ngày đầu đi hát tôi đã chọn hát nhạc của ông. Bắt đầu từ CD Đôi mắt người Sơn Tây và sau này là rất nhiều ca khúc khác nữa. Tôi yêu thích nhạc của Phạm Đình Chương và cũng tự thấy mình hợp với chất nhạc nhạc và phong cách này” – Đức Tuấn thổ lộ.
Với phiên bản Ly rượu mừng của Đức Tuấn, khán giả được thưởng thức một phong cách hát bán cổ điển kết hợp với tinh thần hiện đại qua phần hòa âm của nhạc sĩ Minh Thụy. Phần hòa âm này nhận được rất nhiều lời khen ngợi khi khoe được vẻ đẹp trong giọng hát của Đức Tuấn.
![]() |
Đức Tuấn hát Ly rượu mừng sau khi ca khúc này được cấp phép phổ biến trở lại. |
QUAN TÂM
Ly rượu mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1952. Ca khúc với âm điệu rộn ràng, tươi vui như một thông điệp, một lời chúc Tết tốt đẹp theo truyền thống dân tộc, tới mọi thành phần, lứa tuổi trong xã hội. Ngay từ khi ra đời, ca khúc đã được lòng khán giả, là tác phẩm được trình bày và nghe nhiều nhất trong mỗi dịp xuân về. Nhiều thế hệ ca sĩ trước đây gắn liền tên tuổi với bài hát như danh ca Thái Thanh, Hoàng Oanh, Kiều Nga, Khánh Ly…
Tâm Giao
CAMKYTIWA EN CONCERT , STUDIO RASPAIL, PARIS 14ème, 27.02.2016
CAMKYTIWA en concert
27 février 2016 à 16h
STUDIO RASPAIL , 216 Bd Raspail, 75014 PARIS
Métro : Vavin ou Raspail
Avec les musiciennes connues dans leur pays
HƯƠNG THANH : chant (VIETNAM)
YAN LI : vièle erhu (CHINE)
FUMIO HIHARA : cithare koto, luth shamisen (JAPON)
E’JOUNG JU : cithare geomungo (CORÉE)
Tarif: 25 Euros place numérotée / 20 Euros place libre
Réservation : tél: 06 62 57 72 55
Email: acahvn@gmail.com
Concert organisé par MỸ HẠNH
HÒA BÌNH :Soạn giả – Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu qua đời
NSND – soạn giả Viễn Châu và GS-TS Trần Văn Khê trên sân khấu Nhà hát TP trong chương trình Làn điệu phương nam.
Với cái tên Viễn Châu, ông được tôn vinh là ông vua viết vọng cổ, là người đã khai sinh thể loại tân cổ giao duyên. Bài tân cổ giao duyên đầu tiên kết hợp giữa tân nhạc và vọng cổ do ông chấp bút vào năm 1958, từ bài tân nhạc Chàng là ai mà sau này nghệ sĩ Lệ Thủy ca rất thành công.
Bằng lối văn chương biền ngẫu có vần có điệu như thơ và lối viết văn chương lời lẽ nhẹ nhàng, lãng mạn, ông đã viết hơn 2.000 bài vọng cổ, trong đó có những bài giúp làm nên tên tuổi của những ngôi sao cải lương sáng chói thời cải lương hoàng kim như: Út Trà Ôn , Hữu Phước, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Minh Cảnh, Minh Phụng, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Kim Huệ…
Ông cũng để lại cho đời hơn 50 vở cải lương, trong đó có những vở đã để lại dấu ấn trong lòng công chúng nhiều thế hệ như: Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Chuyện tình Lan và Điệp, Tình Mẫu tử, Hoa Mộc Lan, Nát cánh hoa rừng, Hoàng đế ăn mày…
Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1988 cho vai trò nhạc sĩ cổ nhạc Bảy Bá và trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2012. Ông cũng được trao tặng huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2014. Ông mất đi là cải lương mất một cây đại thụ quý báu, dày công lao đóng góp, để lại sự thương tiếc khôn nguôi trong lòng giới nghệ sĩ và công chúng.
Vô cùng thương tiếc ông “Ông vua viết vọng cổ” tài năng – hiền hòa – đức độ!
Thông tin về lễ tang của ông sẽ được gia đình và Hội Sân khấu TP.HCM thông báo sau.
HÒA BÌNH
http://phapluattp.vn/thoi-su/xa-hoi/soan-gia-nghe-si-nhan-dan-vien-chau-qua-doi-610327.html
THẤT SƠN : Ông vua vọng cổ’ Viễn Châu qua đời
‘Ông vua vọng cổ’ Viễn Châu qua đời
Sau một thời gian dưỡng bệnh tại nhà riêng, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Viễn Châu qua đời vì tuổi cao sức yếu. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại Nhà Tang lễ TP HCM. NSND Lệ Thủy, NSND Kim Cương và Ban ái hữu Hội Sân khấu TP HCM đang cùng gia đình chuẩn bị hậu sự cho ông.
![]() |
Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu. Ảnh: Nhà báo Thanh Hiệp. |
Nghệ sĩ Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924 tại Trà Vinh. Sinh thời, ông được xem là một danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng. Năm 2012 ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Năm 1945, khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông Viễn Châu đã viết vở cải lương đầu tay mang tên Hồn chiến sĩ, về cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1950, ông viết vở cải lương tên Nát cánh hoa rừng với bút danh Viễn Châu. Vở này được ông phóng tác từ truyện đường rừng của nhà văn Khái Hưng. Đây là vở cải lương đầu tiên của ông được đoàn Việt kịch Năm Châu trình diễn trên sân khấu đại ban tại Sài Gòn cũng trong năm 1950, được rất nhiều khán giả ủng hộ.
Từ đó, tên tuổi ông ngày càng được giới mộ điệu chú ý. Các tác phẩm biểu diễn đàn tranh của ông được nhiều hãng đĩa thu thanh và phát hành liên tục. Ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác với các đoàn hát: Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga (1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969). Ông còn cộng tác với các hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long (1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969)…
Sau năm 1975, ông cộng tác với Đoàn Văn công (1975), hãng băng Sài Gòn Audio (1978) và nhiều đoàn hát ở các tỉnh. Năm 1984, ông cùng đoàn nghệ thuật 284 lưu diễn ở nhiều nước.
Ông còn được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên, đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời. Nghệ sĩ Viễn Châu được giới mộ điệu xem là “vua của các vị vua cải lương”. Nhiều nghệ sĩ thế hệ sau được khán giả yêu thích và biết đến thông qua các tác phẩm của ông như: nghệ sĩ Mỹ Châu với bài Hòn vọng phu, nghệ sĩ Út Trà Ôn với bài Tình anh bán chiếu… Ông cũng sáng tác ra nhiều bài vọng cổ hài hước mà sau này được nhiều gương mặt nổi danh như nghệ sĩ Văn Hường, Hề Sa… thể hiện.
Gia tài ông để lại cho đời khoảng 70 vở cải lương, như: Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Chuyện tình Lan và Điệp, Quân vương và thiếp, Qua cơn ác mộng, Nợ tình, Hoa Mộc Lan… cùng 2.000 bài ca cổ, như: Sầu vương ý nhạc, Lá trầu xanh, Lòng dạ đàn bà, Hàn Mặc Tử, Tâm sự Mai Đình…
Thất Sơn