TƯỞNG NIỆM GIÁO SƯ, TIẾN SĨ NGUYỄN THANH LIÊM (1933-2016)- PHẦN 1 | ![]() |
![]() |
![]() |
![]() TRANG TƯỞNG NIỆM GIÁO SƯ, TIẾN SĨ NGUYỄN THANH LIÊM (1933-2016) – PHẦN 1 ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN VỚI TÀI LIỆU TỪ KHẮP NƠI Biên soạn: Phan Anh Dũng – cựu học sinh trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn Tâm Hảo & Phan Anh Dũng gặp GS/TS Nguyễn Thanh Liêm nhân ngày vinh danh NS Anh Bằng – Nam California 2009 Phan Anh Dũng đến thăm GS/TS Nguyễn Thanh Liêm tại tư gia, sau khi Ông mổ tim – Nam California 2012 IRVINE, California (NV) – Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm vừa qua đời lúc 1 giờ 50 phút chiều Thứ Tư, 17 Tháng Tám, tại bệnh viện Kaiser, Irvine, bà Nguyễn Thị Phương, hiền thê của ông xác nhận với nhật báo Người Việt. Bà Phương cho biết, Giáo Sư Liêm được đưa vào bệnh viện tối Chủ Nhật, sau khi thấy mệt trong người, và không đi tiểu được. Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là cựu hiệu trưởng trường trung học Petrus Ký, và là sáng lập viên Lê Văn Duyệt Foundation. Ông vừa cho ra mắt sách “Sự Thật Đời Tôi” tại Little Saigon hôm 6 Tháng Tám. Trong buổi ra mắt này, cựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng, một người cùng thế hệ với giáo sư, cho biết, ông Liêm là người miền Nam gốc Mỹ Tho trong một gia đình khá giả có điền sản nên được ăn học đến nơi đến chốn. Ông tốt nghiệp thủ khoa trường Cao Đẳng Sư Phạm Sài Gòn, cử nhân giáo khoa văn chương, và tiến sĩ đại học Iowa State University, Hoa Kỳ. Giáo Sư Liêm cũng là một nhân viên hành chánh cao cấp của VNCH, từng là hiệu trưởng nhiều trường trung học, chuyên viên hạng I Phủ Tổng Thống (ngang bộ trưởng), và thứ trưởng Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên. Cựu Đốc Sự Châu Văn Để, trưởng ban tổ chức buổi ra mắt sách “Sự Thật Đời Tôi” của tác giả Nguyễn Thanh Liêm, cho biết: “Tuổi trẻ Việt Nam trong nước cũng như tại hải ngoại biết đến Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm là một nhà văn hóa, dĩ nhiên, nhưng khi họ đọc qua những tác phẩm của ông, họ thấy ông không những là một nhà văn ‘đa hiệu’ mà còn là một nhà thơ chan chứa tình dân tộc.” Ông Để cũng nhắc đến những hoạt động rất hăng hái của giáo sư trong các phạm vi văn hóa, văn học và cùng chung vai sát cánh với những tổ chức tranh đấu trong cộng đồng để mong cho đất nước và dân tộc Việt Nam được sống no lành, an vui hạnh phúc. Giáo Sư Liêm không chỉ tham gia vào các hội giáo chức, cổ nhạc, đền Hùng… mà còn đích thân thực hiện nhiều công tác khó có ai bì kịp như việc lập ra tổ chức Lê Văn Duyệt Foundation, Ngày Văn Hóa Việt Nam, Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, thành lập và xuất bản tạp chí Đồng Nai-Cửu Long rất giá trị. Trên phương diện truyền thông, giáo sư cũng chăm chút các chương trình do chính ông thực hiện, cùng các hoạt động chính trị khác trong cộng đồng, ví dụ như đã hợp lực với cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ nạp hồ sơ “Thềm Lục Địa Việt Nam” lên Liên Hiệp Quốc trước thời hạn tối hậu là ngày 13 Tháng Năm, 2009. Ông Để cho biết, Giáo Sư Liêm sinh ngày 21 Tháng Mười Một, 1933. (Đ.D.) (Nguồn: nguoiviet online) Tang Lễ Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm Ban Tổ Chức Tang Lễ Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm Trân trọng thông báo: Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Pháp Danh Quảng Trí Thanh, sanh ngày 12 tháng 3 năm 1933 tại Mỹ Tho Việt Nam. Đã mệnh chung lúc 1giờ 50 chiều ngày 17 tháng 8 năm 2016 nhằm Rằm Tháng Bảy Bính Thân, tại Kaiser Hospital, Irvine, California, hưởng thọ 84 tuổi Tang lễ sẽ được cử hành tại: * Ngày Thứ Sáu, ngày 2 tháng 9 năm 2016 – 9:00-11:00: Lễ Nhập Quan, Phát Tang – 11:00-16:00: Thăm viếng ** Ngày Thứ Bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2016 California, ngày 21 tháng 8 năm 2016 Điện thoại liên lạc: “Lên Xuống Dốc Đời” – bài thơ của GS Nguyễn Thanh Liêm
TIỂU SỬ Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm Sinh ngày 12 tháng 3 năm 1933 (Theo khai sanh là ngày 20 tháng 11, năm 1934) Pháp Danh: Quảng Trí Thành (do Hòa Thượng Thích Nguyên Trí làm lễ tại Chùa Bát Nhã, ngày 27 tháng 12, năm 2015) 1956 Tú Tài II (Pháp, Philosophy) – Hội Trưởng cựu học sinh trường Petrus Ký Nam Cali Xin báo tin cho các thầy cô và anh em cựu học sinh Petrus Ký: Cáo phó và thiệp tang sẽ đến sau.
Xin các anh em cầu nguyện cho thầy.
Cám ơn các anh em.
GS Đào Kim Phụng (8/17/2016)
![]() ![]() ![]() Nguồn: website của Nhạc sĩ Lê Dinh (Canada) http://www.ledinh.ca/
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Ảnh 1 chụp tại Falls Church Virginia vào năm 2005: Từ trái sang phải: Bs Nguyễn Sơ Đông, GsTs Nguyễn Thanh Liêm (nguyên Thứ Trưởng Bộ VHGD & TN), Bs Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó Thủ Tướng Chánh Phủ, Tổng Trưởng Nội Vụ, Bộ Trưởng VHGD), Ông Châu Kim Nhân (nguyên Tổng Trưởng Tài Chánh, nguyên Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH), GsTs Nguyễn Văn Thùy (nguyên Tổng Thư Ký Viện Đại Học Cần Thơ, nhà nghiên cứu chính trị) và Ông Paul Vân.
![]() Ảnh 2 chụp tại Nam California, năm 2008: Từ trái sang phải: Ông Lê Châu Lộc (nguyên Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội VNCH), GsTs Nguyễn Thanh Liêm, Ông Paul Vân, Trung tá Phan Lương Nhân.
Ông Lê Châu Lộc và Trung tá Phan Lương Nhân đã lần lượt qua đời cách nhau 2 tháng vào năm nay 2016 tại California và Ông Nguyễn Thanh Liêm vừa từ trần tại Cali cách nay vài hôm.
Ảnh chụp số 1 được trích đăng tải nơi trang 113 trong tập biên khảo giá trị “GIÁO DỤC Ở MIỀN NAM TỰ DO TRƯỚC 1975 (Education in South Vietnam before 1975) do GsTs Nguyễn Thanh Liêm biên sọan, in thành sách do Lê Văn Duyệt Foundation ấn hành và xuất bản năm 2006.
Những gì thuộc về tâm tư tình cảm kỷ niệm riêng trong tổng thể, đôi khi không diễn tả được trọn vẹn thành lời. Sự nghiệp, công trình đóng góp của Gs Nguyễn Thanh Liêm trong văn học và nền giáo dục nhân bản VNCH mãi mãi được trân trọng và lưu truyền trong dân gian vạn đại. Lòng ngưỡng mộ, quý trọng, kính mến nhà giáo chân chính Nguyễn Thanh Liêm miên viễn tồn tại.
Xin chấp tay cúi đầu tưởng niệm và tiễn đưa hiền huynh Nguyễn Thanh Liêm về nơi an nghĩ cuối cùng.
Paul Vân
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Tin buồn: Chia Tay Thầy Liêm!
Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, sinh ngày 12 tháng 3 năm 1933 (nhưng theo khai sanh là ngày 20 tháng 11, năm 1934), tại làng Tân Mỹ Chánh, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, có Pháp danh là Quảng Trí Thành, đã mệnh chung hôm nay, ngày 17 tháng 8 năm 2016, (nhằm ngày 15 Tháng 7 năm Bính Thân), lúc 1:50 trưa, tại nhà thương Kaiser Permanente Irvine. Giáo Sư Liêm được đưa vào bệnh viện hôm tối Chủ Nhật, 14 tháng 8 vừa qua vì ông thấy mệt trong người, và theo bệnh lý ông bị bịnh về tim mạch lâu nay. Giáo sư Liêm học ở trung học Le Myre de Vilers rồi lên Petrus Ký. Giáo sư Liêm tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán, và sau này lấy bằng Tiến sĩ ở Mỹ (Ph.D.về Research and Evaluation in Education). Ông đã từng làm hiệu trưởng trường trung học Trinh Hoài Đức, Bình Dương, và trường Petrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn, rồi làm Chánh Thanh Tra Trưởng Ban Soạn đề Thi, trước khi về Bộ Giáo Dục giữ chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt ngang hàng Thứ Trưởng đặc trách Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục từ tháng 6 năm 1971. Ông cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Cải Tổ Chương Trình, và Chủ Tịch Hội Đồng Cải Tổ Thi Cử. Trong những ngày cuối của chế độ VNCH ông là Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục bên cạnh giáo sư Tổng Trưởng Nguyễn Duy Xuân.
Giáo Sư Liêm đã tận tụy hoạt động trong các sinh hoạt cộng đồng, từ lãnh vực văn hóa như trong các Hội Giáo Chức, Hội Cổ Nhạc, Hội Đền Hùng,… Lễ Kỳ Yên Vía Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, Ngày Văn Hóa Việt Nam, Ngày Tôn Sư Trọng Đạo, sáng lập và ấn hành đặc san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai-Cửu Long, gồm nhiều bài vở biên khảo giá trị.
Ông còn là Chủ Tịch Hội Lê Văn Duyệt Foundation, Phong Trào Đoàn Tết Việt Nam Cộng Hoà, trong Hội Đồng Cố Vấn Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Việt Nam, ông sinh hoạt cùng với cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ nạp hồ sơ “Thềm Lục Địa Việt Nam” lên Liên Hiệp Quốc trước thời hạn tối hậu là ngày 13 Tháng Năm, 2009. Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm còn là nhà văn biên khảo. Những tác phẩm của ông đã được xuất bản như Giáo Dục Ở Miền Nam Tự Do Trước 1975; Nguyễn Thanh Liêm Tuyen Tap: Văn Hóa – Giáo Dục – Nhân Bản; Sự Thật Đời Tôi – Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm và loạt sách gồm 12 đặc san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai-Cửu Long gốm nhiều bài viết của ông. Ngoài ra, tổ chức văn học Văn Đàn Đồng Tâm cũng đã ấn hành Tuyển Tập ”Kỷ Niệm về Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, Nhà Văn Hoá Giáo Dục Nhân Bản Việt Nam”, sách dày 422 trang, hơn 40 bài viết của 38 tác giả biết về Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, tác phẩm cũng đăng một sộ bài viềt tiêu biểu cho văn phong của ông.
Hôm vừa rồi, vào thứ Bảy ngày 13 tháng 7, Nhóm bạn hữu văn nghệ sĩ đã tổ chức buổi họp mặt đón tiếp nhà thơ Yên Sơn từ Houston sang Nam Cali, mọi người chung vui hàn huyên, ca hát thầy Liêm lắng nghe, ông chỉ cười khi sân khấu nhắc về tên ông nhiều lần. Hôm tuần trước trong phone ông hỏi thăm về Tuyền Tập Hồ Biểu Chánh, thầy như nhiều người mến mộ văn phong Hồ Biểu Chánh, tôi trình bày cho thầy nghe mọi việc tiến hành tốt đẹp, bài vở về nhiều rồi, tôi email lô đầu đã được layout vào sách cho thầy xem. Vì ông là cố vấn cho tác phẩm này, và ông sẽ trao tác phẩm cho đại diện gia đình của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Hôm ở Hống Ân thầy có bàn về tác phẩm cuồi cùng STĐT. Thầy nhờ nhóm chúng tôi tiếp tay vận động RMS Bắc Cali. Toi hứa năm nay tháng 10 lên Bắc Cali, sang năm 2017 nếu sức khoẻ cho phép nhóm bạn chúng tôi tại Texas vận động RMS tại 2 nơi là Dallas và Houston, thầy rất vui. Tôi bắt tay tiễn thầy ra về và nhắc thầy ráng giữ sức khoẻ tốt đẹp, thầy hứa thầy sẽ cố gắng. Hôm nay trong điện thoại điện đàm với hai cô Phương và cô Phụng, được tin thầy ra đi tôi rơi lệ lòng. Mới đây mà… sao kỳ vậy thầy ơi? Thầy hứa sẽ cố gắng… Em nghe rõ mà… nhưng cuối cùng buồn thật. Thầy trò mình chia tay nhau để rồi sẽ gặp lại ở nơi nào, một cõi khác vậy.
Trần Việt Hải, 8:20PM, ngày 17/08/2016. ![]() “Quả là Sanh Có Hạn, Tử Bất Kỳ.
Trong bối cảnh như thế nầy chúng tôi khám phá ra “Ý Nghĩa Và Giá Trị của Cuộc Sống mà GS. Nguyễn Thanh Liêm đã làm khi còn tại thế.” trong đó có Quý Anh Chị cho dù Danh Kỳ Thinh bất kiến kỳ hình. Cám Ơn Mr. Mrs. Hoa Thế Nhân & Mr. Châu Văn Để & Mr. Trần Ngọc Tôn & GS Võ Kim Sơn & Mr. Mrs. GS Nguyễn Trí Lục người luôn luôn sát cánh cùng GS Liêm trong mọi tình huống cho đến ngày nay. Kính Chúc Quý Anh Chị Vui Vẻ, Khỏe Mạnh, Bình An trong bối cảnh ” Kẻ còn vương vấn bụi trần, Người Chuyển Nghiệp Bình Yên! Không biết Ai buồn hơn Ai ?” Trong niềm tin Death không phải là cuối đường hầm của cuộc sống mà là giai đoạn chuyển tiếp sang next better life và hưởng tất cả những phúc lộc mà con người đầu tư khi còn tại thế. Cho phép chúng tôi mượn cơ hội nầy Tâm Thành Cầu Nguyện cho GS Nguyễn Thanh Liêm, người mà chúng tôi biết từ khi ở Việt Nam cho đến ngày nay, cho dù chúng tôi không có cơ hội sinh hoạt gần gũi với Ông Nguyễn Thanh Liêm như Quý Anh Chị. Đôi dòng tâm sự nầy cũng đại diện cho nhóm người biết GS Nguyễn Thanh Liêm dưới mái trường Petrus Ký, Trung Học Trịnh Hoài Đức trước và sau 1975 ( Death is not the End. Death is an other fact, aspect, dimension of life. God plans for humans to step on next circle of healthy, happy life.)” Nguyễn Viết Đức
![]()
Thương Tiếc GS Nguyễn Thanh Liêm 18 tháng 8. 2016
Nén hương lòng kính dâng lên Thầy! Đứa trò đệ 6 của Thầy. Thật là đau buồn khi được tin thầy NGUYỄN THANH LIÊM qua đời. Tôi không thể tin như vậy vì nhìn thấy lại hình ảnh Thầy và các bạn trong ngày sinh nhật, cũng là ngày ra mắt sách của Thầy ngày 6/8/2016. Tôi nhớ lại hình ảnh của Thầy trong năm 2015 khi tôi đến đến Hoa Kỳ vào tháng 8, tôi không nghĩ đây là lần cuối cùng gặp lại Thầy! Giờ đây người Thầy khả kính đầy tình cảm đã ra đi để lại cho chúng ta bao nhiêu luyến tiếc. Tôi xin cám ơn các bạn có díp gần gủi hàn huyên với Thầy. Cùng hiệp ý với các bạn tôi xin chia buồn với gia đình Thầy và nguyện cầu hương hồn Thầy sờm về miền cực lạc. Nguyễn Văn Mùi – (cựu học sinh Petrus Ký 1956 – 1963) NGUYỆN CẦU CHO THẦY NGUYỄN THANH LIÊM ĐƯỢC RA ĐI BÌNH AN. THÀNH KÍNH PHÂN ƯU Cô kính mến, Em vô cùng thương tiếc khi hay tin Thầy ra đi, Thầy và Hiệu trưởng Đào Khánh Thọ trường em rất thân nên chúng em cũng kính mến và gần gũi thầy, khi ngày xưa hai trường Petrus Ký và Tống Phước Hiệp kết nghĩa với nhau. Cô kính, em mong cô nhiều sức khoẻ để vựơt qua thời gian đau buồn này. Em Lê Thị Kim Oanh (Úc Châu) Mới vài tháng qua Thầy Nguyễn Thanh Liêm RMS ở San Jose mà bây giờ Thầy đã quy tiên – Một hung tin đau buồn đầy thương tiếc một G/S khả kính hiền hòa – Ngọc An và một số văn thi hữu cùng anh chị học trò cũ của Thầy ở San Jose kính lời chia buồn đến phu nhân của Thầy và tang quyến – Nguyện cầu hương linh Thầy Nguyễn Thanh Liêm được thanh nhàn nơi cõi vĩnh hằng, muôn đời yên nghỉ. Chúng em đau đớn trước tin này (Thu Lê là cựu giáo sư trường Lê Văn Duyệt)
Kính Thầy, Thành kính tưởng niệm Thầy Nguyễn Thanh Liêm. Bùi thị Ngọc Nga Thầy Liêm nhận ra cô học trò Bùi Ngọc Nga (Đệ Ngũ, LL, 1959-1960) trong ngày Ra Mắt sách của Thầy, tháng 4, 2016 Thầy Liêm và học trò trường Tân Thịnh (Les Lauriers) – trong ngày Lễ Tôn Sư Trọng Đạo- Santa Ana – 2009 Phân Ưu trên radio của Cựu Học Sinh Les Lauriers:
“Con người của anh Liêm là con người trí thức có thủy chung do đó ta không lạ khi anh dâng sách của mình cho ông bà nội ngoại, cho cha mẹ và gởi người trước, tặng người sau… Nếu có ai hỏi tôi trong sách Sự Thật Đời Tôi, câu nào, đoạn nào đáng chú ý nhứt, tôi sẽ không ngần ngại nói đó là mười sáu trang Lời Nói Đầu, mười sáu trang rất trí thức, bộc lộ rõ ràng con người thật của GS Nguyễn Thanh Liêm, một con người dễ thương có tâm hồn và thấu hiểu lẽ sinh hóa của cuộc sống. Và câu chót của quyển sách ‘những phút cuối cùng của tôi sẽ chấm dứt bài viết nơi đây’. Câu chót nầy như một lời tiên đoán đồng thời là một lời than chấp nhận cái chết sắp tới của anh. Tôi tự an ủi khi nghe tin dữ về sự ra đi của anh rằng anh bây giờ thong dong trở về cõi Trời, vì đã đến trần gian của nước VN đau khổ với nhiệm vụ gì đó phải thực hiện, anh đã làm xong, tới lúc trở về Trời như những danh nhân, những anh hùng liệt nữ VN trước đây trong lịch sử. Anh Liêm, anh tin tôi đi, sự nghiệp của anh sẽ còn được biết đến lâu dài….” Nguyễn Văn Sâm (Tháng 8, ngày buồn 23, 2016) (Trích trong bài GS Nguyễn Thanh Liêm & GS Nguyễn Văn Sâm
Lễ phủ cờ trên quan tài cố GS Nguyễn Thanh Liêm Vào lúc 4 giờ chiều thứ Sáu, ngày 2 tháng 9, 2016 Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Và Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH đã tổ chức lễ Phủ Quốc Kỳ Quốc Gia Việt Nam trên quan tài cố giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm. Hiện diện trong lễ phủ cờ có đông đủ các niên trưởng trong QL/VNCH và CSQG, thân bằng quyến thuộc của cố giáo sư và thân hào nhân sĩ trong cộng đồng. Sau khi Đốc Sự Châu Văn Đễ đọc tiểu sử, Toán Phủ Cờ gồm các chiến hữu QL/VNCH do chiến hữu TQLC Nguyễn Phục Hưng hướng dẫn đã phủ lá quốc kỳ VNCH trên quan tài cố giáo sư. Tang quyến và mọi người hiện diện trong nhà quàn đã đứng nghiêm trang khi cử hành nghi thức phủ cờ và truy điệu. Cố GSTS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH đã tạ thế ngày 17 tháng 8, 2016 tại Nam California. Hưởng thọ 84 tuổi. Ông là một viên chức chính quyền cao cấp của nền Đệ Nhị Cộng Hòa VN, là một nhà giáo, suốt cuộc đời cống hiến cho nền giáo dục nhân bản và khai phóng của VNCH. Xứng đáng được phủ lá quốc kỳ VNCH trên quan tài để vinh danh một Chiến Sĩ Giáo Dục, một cựu chiến hữu QL/VNCH. Sau lễ phủ cờ, Niên trưởng Cổ Tấn Tinh Châu, đại diện Liên Hội và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH lên chia buồn cùng bà quả phụ Nguyễn Thanh Liêm nhũ danh Nguyễn Thị Phương và tang quyến. Sau đó là lễ cầu siêu theo Phật Giáo. Nguồn: http://www.viendongdaily.com/le-phu-co-tren-quan-tai-co-gs-nguyen-thanh-liem-b3jR6HuW.htm Một số Video Clips (youtube) Tang Lễ Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm các ngày 2-3 và 4 tháng 9, 2016: đây là ngày 4 – – Sau những lời phát biểu của khách, cám ơn của BTC, cuộc di quan vào lúc 1:26pm đến nhà thiêu của Peek Funeral Home, một cuộc Lễ Thu Cờ VNCH (đã phủ trong Lễ Phủ Cờ ngày 2 tháng 9) đã diễn ra tại trước cửa nhà thiêu và trao Cờ cho gia đình lưu giữ như một bảo vật di sản của “Tinh Thần Nguyễn Thanh Liêm”. Tấm ảnh cuối cùng chụp tại nhà thiêu lúc 1:51pm và đúng 2:00 pm người nhà phải rời khỏi nhà thiêu và di ảnh được rước về thờ tại chùa Bát Nhã. Hoàng Thụy Văn
Điếu Văn của Tôn Tường Vũ, cựu học sinh Petrus Ký -Kính thưa quý Thầy Cô Cựu Giáo Sư Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký Em/Tôi xin được phép tự giới thiệu tôi là Tôn Tường Vũ, một cựu học sinh Petrus Ký, lớp 12B4 khoá 1973. Những năm tôi theo học tại trường Petrus Ký thì GS Nguyễn thanh Liêm đã lên làm việc tại Bộ Giáo Dục, không còn dạy tại trường nữa. Nhưng theo một quan niệm rất đẹp của Việt Nam là, người dạy mình một chữ thì người ấy đã được xem là Thầy của mình. Tuy tôi không có hân hạnh được GS Liêm giảng dạy trực tiếp trong khung cảnh của một lớp học, nhưng tôi đã học được ở Thầy qua rất nhiều, nhiều chữ của Thầy trên nhiều sách báo. Không những thế, tôi cũng học ở Thầy qua những lần được hầu chuyện với Thầy. Và điều ý nghĩa không kém, lưu lại trong tôi sâu đậm, đó là những điều tôi học được ở Thầy qua cách đối xử, qua nhiều việc làm cụ thể của Thầy, qua sự dấn thân không ngừng nghỉ của Thầy, sự dấn thân giúp đời của một bậc thức giả, dành cho giới trẻ, dành cho học trò Petrus Ký, trăn trở cho tương lai của tinh thần Pétrus Ký nói riêng và to lớn hơn là tương lai của đất nước. Thầy đã thể hiện rõ nét việc làm của Thầy qua những trách nhiệm đầu đàn của nhiều tổ chức văn hóa, giáo dục & chính trị. Tôi rất xúc động khi nghe tin Thầy ra đi và tôi cảm thấy khó mà kiềm giữ được cảm xúc của mình khi đến đây dự tang lễ của Thầy. Trước giờ sinh ly tử biệt, xin quý vị cho phép tôi được thưa với Thầy tôi một vài ý nghĩ & kỷ niệm trước khi Thầy đi vào cõi vĩnh hằng. Kính lạy giác linh Thầy, “Tử vô kỳ”, nhưng có phải Thầy đã biết trước được ngày ra đi của Thầy hay chăng mà Thầy viết vừa xong và vừa ra mắt quyển sách “Sự Thật Đời Tôi” với câu cuối cùng của quyển sách Thầy viết: “Những phút cuối cùng của tôi sẽ chấm dứt bài viết nơi đây!”; Và rồi Thầy ra đi. Vậy là từ nay em sẽ không còn mong được đọc “Sự Thật Đời Tôi, Tập 2”, một tựa đề em có lần nói đùa với Thầy và đã nhận được nụ cười hiền hoà của Thầy. Thế là từ nay em không còn được nghe những lời dặn dò của Thầy, không còn được nghe những lời Thầy nói về tinh thần Petrus Ký, bàn thảo về việc xây tượng đài Petrus Ký, về các sinh hoạt cộng đồng, và về nhiều đề tài khác nữa. Thưa Thầy, “Vẫn biết là quy luật, sao lòng thắt khôn cầm Dằn lại nỗi cảm xúc, em xin nghĩ đến những điều tích cực hơn. Thầy đã cho em thấy sống và đóng góp cho đời như thế nào của một nhà trí thức lớn, một nhà hoạt động văn hóa lớn, một người yêu nước chân chính với một tinh thần yêu nước đặc biệt đầy từ tâm là không mang tính hận thù với kẻ phản dân hại nước. Nhưng lắng đọng nhất, trong lòng em, em xin được dành cho Thầy một danh xưng ngắn gọn nhưng to lớn, với tất cả những ý nghĩ đẹp nhất, rạng rỡ nhất, cao cả nhất, đó là chữ THẦY. Mỗi lần em thưa THẦY với Thầy, chữ THẦY trong em lúc đó mang một tình cảm vô cùng thương kính & gần gũi, một ý nghĩa trong sáng nhất, đầy đủ nhất, xứng đáng nhất, trang trọng nhất của từ ngữ này. Thưa Thầy, em thật sung sướng & hãnh diện giống như nhiều huynh đệ khác được Thầy gọi là học trò của Thầy. Trong buổi ra mắt sách Tuyển Tập Nguyễn Thanh Liêm trên San Jose vào tháng 4, 2016 vừa qua, em được hân hạnh hát cho Thầy và quan khách nghe bài hát “Anh Là Ai” của Việt Khang. Thầy tỏ ra rất thích và yêu cầu em hãy hát lại bài này trong Ngày Tôn Sư Trọng Đạo và Vinh Danh Thầy vào tháng 8, 2016 tại Little Saigon, Nam Cali. Đã hứa với Thầy rồi, nhưng em lấy rất làm tiếc vì lý do gia đình nên ngày ấy em đã không thể từ Sacramento xuống tham dự để chúc mừng Thầy và hát cho Thầy nghe bài nhạc Thầy yêu cầu. Một lần nữa em xin Thầy thứ lỗi. Em tin rằng Thầy tâm cảm hát bài này vì lời bài hát diễn tả đúng với suy nghĩ và các việc của Thầy đã và đang làm. Thầy có lẽ, muốn qua lời bài hát đó, để nhắn gửi lại cho đàn em học trò Petrus Ký của Thầy rằng: “Tôi Không thể ngồi yên khi nước Việt Nam đang ngả nghiêng, dân tộc tôi sắp phải đắm chìm 1000 năm hay triền miên tăm tối. Thầy đã không ngồi yên từ lâu lắm rồi, trước khi người trẻ Việt Khang viết ra khúc nhạc trên. Thầy đã trên 80 rồi mà đến phút cuối đời vẫn không ngừng hành động, thì các học trò của Thầy làm sao có thể dửng dưng ngồi yên được. Thầy đã già yếu rồi mà tâm huyết cho đất nước vẫn một lòng son sắt như Thầy đã thổ lộ trong bài thơ Lên Xuống Dốc Đời của Thầy: Cứ tưởng như mình tóc hãy còn xanh, Cho đến những tháng ngày cuối cùng, những giờ phút nằm trên giường bệnh, Thầy vẫn còn nhắc nhở đàn em học trò chuẩn bị cho các công tác sắp đến. Ôi, em vô cùng biết ơn Thầy và hãnh diện lắm vì mình, trường Petrus Ký mình, có người Thầy, bất kể lúc nào cũng thật tận tụy lo cho thế hệ tương lai. Nhưng thôi, xin Thầy hãy an lòng yên nghĩ, vì học trò và đàn em của Thầy đã và đang dấn thân theo bước chân của Thầy như 2 câu thơ của nhà thơ Tân Khoa & Phương Hoa viết cho Thầy mà em mượn ra sau đây: Đến đây em xin phép được có đôi lời với Cô và tang quyến. Thưa Cô, các anh chị, và quý quyến của Thầy. Thầy là một tấm gương hiếm quý vể tài năng và đức độ. Sự ra đi của Thầy cũng là một mất mát lớn cộng đồng Việt Nam, đại gia đình Petrus Ký vắng một bóng mát đại thụ để nương tựa, học trò chúng em mất đi một người Thầy vô cùng yêu kính, trong gia đình thì mất đi một người chồng hết sức yêu thương vợ, con mất một người cha đạo đức hiền từ. Em biết là không gì có thể bù đắp được nỗi mất mát này. Em xin được chia xẻ niềm thương tiếc to lớn trong Cô & các anh chị. Em thành kính chia buồn cùng Cô và gia đình. Rất mong với lòng yêu thương & kính mến Thầy từ chúng em cựu học sinh Petrus Ký và thân hữu, Cô và quý thân quyến mau vơi bớt nỗi đau buồn này. Kính Thầy, Em xin thành kính truy niệm và hồi tưởng công lao đóng góp của Thầy, một nhà mô phạm khả kính, một người con Việt Nam tài đức vẹn toàn, đã cống hiến trọn đời mình cho quốc gia dân tộc. Tôn Tường Vũ, học trò của Thầy Điếu Văn của anh Trần vĩnh Trung, Kính thưa các bậc trưởng thượng, Thay mặt cho các đồng môn Petrus Ký miền Nam California, chúng tôi xin được chia sẻ nỗi đau đớn với cô và gia đình trước sự ra đi vĩnh viễn của cố GS Nguyễn thanh Liêm, người thầy đáng kính của chúng tôi. Đây là một mất mát lớn lao cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại, cho các CHS các trường trung học Việt Nam và cho gia đình của cố giáo sư, vì khi sống, đối với Quốc gia, GS luôn quan tâm đến hiện tình đất nước, tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ đến hơi thở cuối cùng. Đối với gia đình, GS là người chồng hiền hòa, mẫu mực, là người cha đáng kính, lo lắng cho các con. Đối với học sinh, cố giáo sư chủ trương đề cao tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo, nên khi ra đi GS đã để lại một di sản quý báu cho mọi người, rất đáng ngưỡng mộ và hãnh diện. Xin cô và tang quyến bớt bi lụy đau buồn, hãy cầu nguyện để hương linh Phật tử Quảng trí Thanh ung dung tự tại nơi miền Cực Lạc. Quan trọng nhất là cô và gia đình hãy giữ gìn sức khỏe, giúp chúng tôi tiếp nối những việc làm cố GS còn bỏ dở. Nay xin phép cô, gia quyến và quý vị cho chúng tôi có đôi lời tiễn biệt với cố Giáo Sư, vị thầy mến yêu của chúng tôi. Kính thưa Thầy, Chúng em vẫn nhớ ngày xưa trong những giờ học Viêt Văn thầy đã khéo léo dùng thơ Nguyễn Công Trứ để khuyên dạy chúng em làm người mà chúng em vẫn còn khắc ghi trong tâm khảm: Và trong mỗi kỳ họp mặt vớí Hội Ái Hữu Petrus Ký, thầy thường nhắc nhở tới hai câu đối trước cổng trường mình: Thầy đã làm tròn nhiệm vụ của người thầy với học trò, của người trai nước Việt, một công dân gương mẫu với tổ quốc Việt Nam. Cho nên học trò thầy đa số đều thành đạt, không thành danh cũng thành nhân, làm rạng danh thầy rồi! “Sống là gửi, thác là về”, thầy hãy yên tâm thanh thản ra đi về vùng đất mẹ, về Mỹ Tho bên giòng sông Cửu Long êm ả thanh bình. Thầy đã lìa xa chúng em đúng ngày rằm tháng 7, ngày đại lễ Vu Lan mà các Phật tử, các chùa chiền đã dùng lời kinh tiếng mõ chú tâm cầu nguyện cho các vong nhân. Rồi đây trong mùa Báo Hiếu hằng năm, danh sách được cầu siêu độ sẽ có thêm tên thầy: Phật tử Quảng trí Thanh. Thầy thương yêu ơi, Xin Vĩnh Biệt Thầy. Kính chào toàn thể tang quyến và quý vị. TƯỞNG NIỆM VỀ NGUYỄN THANH LIÊM của Đào Kim Phụng Kính thưa quí vị, Chúng tôi gặp lại một người bạn cũ, chị bảo, “ Đã lâu tôi không đi dự đám cưới nữa, vì không có mình họ vẫn vui. Còn đám ma thì không mời cũng đến vì người ta cần mình”. Sự hiện diện của quí vị đã nói lên điều nầy và tình thương của quí vị đã đánh động vào trái tim của chúng tôi khiến cho chân chúng tôi bớt run và giọng nói bớt nghẹn ngào. Nhìn những gương mặt thân yêu, quen thuộc của quí vị giáo chức và các anh chị em cựu học sinh các trường trung học miền Nam Việt Nam: lòng chúng tôi thấy ấm lại. Quí vị là gia đình thứ hai của chúng tôi. Các anh em Petrus Ký thương mến, Ngọn đuốc đã được truyền trao và niềm tin gởi gấm, xin anh em thấp sáng ngọn đuốc nầy và giữ gìn cho nó sáng mãi. Đời người dài bằng cái gạch nối giữa hai con số. Điều quan trọng không phải chiều dài của nó mà là những gì ta để lại giữa hai con số nầy. Để chấm dứt, chúng tôi xin mượn những dòng thơ của Hoàng Cầm nói lên chút nghĩa tình ngày cũ: Họ xa nhau đã lâu, Xin nguyện cầu cho người mất siêu sinh, kẻ còn phúc lạc. Đào kim Phụng Lời Cảm Tạ của Nguyễn Thanh Thùy Linh, trưởng nữ của GS Nguyễn Thanh Liêm Kính thưa Hòa Thượng Thích Nguyên Trí và Ban Hộ Niệm của chùa Bát Nhã, Kính thưa Hoà thượng Thích Nguyên Trí và Ban Hộ Niệm chùa Bát Nhã, Kính thưa quí vị, thay mặt gia đình, chúng con xin gởi lòng biết ơn sâu xa, đến các cô chú, đến các anh em Petrus Ký trong gia đình lớn của ba chúng con. Xin cám ơn sự hiện diện của quí vị, những đồng chí và đồng nghiệp trong ngành văn hóa giáo dục, những cựu học sinh của các trường trung học miền Nam Việt Nam, quí vị là một phần rất dài và rất phong phú trong đời của ba chúng con. Xin cám ơn đại diện quân, dân, cán, chính, những người đồng chí đã sát cánh bên cạnh của ba chúng con, cùng chia sẻ nỗ lực xây dựng một nước Việt Nam tự do no ấm. Đất nước, quê hương, thế hệ mai sau là những nỗi ưu tư bậc nhất của ba chúng con. Gia đình lùi sau nhiều bước. Cánh tay ba chúng con mỗi ngày một dài thêm và bàn tay mỏi rụng vì đứng BÊN NẦY mà với BÊN KIA cho đến giây phút cuối cùng. Điều chúng ta nên mừng cho ông là ông đã có một đời tự do để phụng sự những lý tưởng mà ông ôm ấp. Quý vị chính là chứng nhân cho những nỗ lực này. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng con xin cám ơn những cựu học sinh đã và đang gìn giữ tinh thần và hoài bão của ba chúng con. Xin cám ơn những chia sẻ kỷ niệm để buổi tiễn đưa làm ấm lòng người đi và làm nhẹ bớt nỗi tiếc thương nơi người ở lại. Xin quí vị góp lời cầu nguyện cho hương linh Giáo sư Nguyễn thanh Liêm được siêu thoát. Trong lúc tang gia bối rối nếu có điều chi sơ sót xin quí vị niệm tình tha thứ. Trưởng nữ của G/S Nguyễn Thanh Liêm Một Số Hình Ảnh Tang Lễ
Xin vui lòng gởi thêm tài liệu về Phan Anh Dũng dathphan1@gmail.com http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1306&Itemid=36 |