TRƯỜNG VŨ trổ tài nấu món Triều Châu | Món ngon nhà làm
Published on Jul 17, 2018
Nguyễn Đạt/Người Việt
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Đảo ngọc Phú Quốc có một món đặc sản mà bất cứ ai khi đến du lịch đều tìm để thưởng thức vì tên gọi ngộ nghĩnh của nó: bún quậy.
Bún quậy Phú Quốc là món ăn địa phương do người dân Phú Quốc gây dựng nên và đặt tên, có nguồn gốc từ bún tôm Bình Định. Khi chế biến và khi ăn có những động tác liên quan đến “quậy” nên từ đó cái tên “bún quậy” ra đời, được xem là một đặc sản Phú Quốc. Là món ăn sạch, an toàn, không dầu mỡ, không hóa chất.
Tiếng lành đồn xa, món bún quậy Phú Quốc dần hiện diện tại Sài Gòn. Chủ nhân quán Bún Quậy Thanh Hùng ở Phú Quốc mang món ăn đặc sản này phục vụ người dân Sài Gòn với hai chi nhánh tại số 210 Nguyễn Tri Phương, phường 4, quận 10; và 09 Lô A, chúng cư Bàu Cát 2, đường Thái Thị Nhạn, phường 10, quận Tân Bình.
Dẫu có nguồn gốc từ bún tôm Bình Định nhưng khi ra đến Phú Quốc từ những năm cuối thế kỷ 20, với ít nhiều thay đổi, thêm thắt trong cách chế biến và nguyên liệu thực phẩm, món bún quậy Phú Quốc được người bản địa biến tấu một chút và trở thành một đặc sản nổi bật của nơi này.
Tô bún quậy Phú Quốc trước mặt chúng tôi gồm chả cá, chả tôm, mực tươi giữa những những sợi bún lấp xấp trong tô nước lèo; trên bề mặt tô bún là hành xanh xắt nhỏ, lấm tấm hồ tiêu xay nhuyễn.
Được gọi là bún quậy, do trước khi ăn thực khách cần thiết quậy đều tất cả các thứ trong tô bún, để những miếng chả cá, chả tôm được chín thật kỹ. Và trong khi chế biến, một lần nữa người đứng bếp lại “quậy,” lúc miếng chả cá, chả tôm đã được đánh nhuyễn, vừa chín tới lại lấy thìa quậy lên để lấy ra, cho vào tô bún.
Đặc biệt của quán Bún Quậy Phú Quốc, thực khách có thể quan sát trực tiếp từng khâu chế biến thực phẩm, tới khi thành phẩm tô bún quậy đặt trên mặt bàn để thực khách thưởng thức.
Về nguyên liệu thực phẩm gồm cá, tôm, mực phải thật tươi ngon hoặc thịt bò dành cho khách không ăn được hải sản, mới cho ra một tô bún quậy có phẩm chất thơm ngon; nhất là về sợi bún, được quán Bún Quậy Phú Quốc tự chế biến.
Nhiều thực khách tại quán Bún Quậy Phú Quốc tận mắt quan sát khâu chế biến bún tại chỗ trong quán. Bột gạo đã ngâm mềm, xay nhuyễn, vo thành từng khối, cho vào máy ép, những sợi bún tuôn thẳng từ máy ép, vào nồi nước đang sôi trên bếp lửa.
Chả cá và chả tôm phải thật tươi, khi đánh nhuyễn mới có độ dai quyện thành lớp mỏng trong lòng tô. Nồi nước lèo cho tô bún quậy hầm với nhiều xương cá biển, sôi sục trên bếp lửa, chan vào tô bún. Thực khách quậy lên, chả cá, chả tôm, mực tươi được chín kỹ càng.
Nước chấm cũng đặc biệt, do thực khách tự chế, với muối, muối nêm, tiêu, đường, ớt, chanh hoặc tắc (quất) để sẵn trên bàn. Thực khách lấy các thứ kể trên, quậy đều; lấy một phần muỗng cho vào tô bún, một phần để chấm từng thứ của tô bún, tùy ý thích. Quán cũng pha sẵn một hũ muối nêm tiêu đường, thực khách chỉ việc lấy thêm ớt, chanh hoặc tắc theo khẩu vị của mình.
Người phụ trách quán Bún Quậy Phú Quốc tại Sài Gòn cho biết, giá cả một tô bún quậy tại Phú Quốc có rẻ hơn nhiều so với tô bún quậy tại quán ở Sài Gòn, do nguyên liệu sẵn có, nguồn hải sản phong phú của biển đảo, và đặc sản hồ tiêu Phú Quốc nổi tiếng cay thơm.
Tại Phú Quốc, một tô bún quậy chỉ với giá 30,000 đồng (hơn $1). Với chi phí vận chuyển, bảo đảm tươi ngon khi về tới Sài Gòn, giá thành của tô bún quậy tại quán Bún Quậy Phú Quốc ở đây phải tăng lên, thành giá 50,000 đồng (hơn $2) một tô.
Tuy vậy, thực khách tại Sài Gòn vẫn hài lòng với phẩm chất tô bún quậy, bởi vì địa điểm thoáng đãng của quán, và vì món ăn đậm đà mang hương vị biển đảo Phú Quốc xa xôi… (Nguyễn Đạt)
Master Chef Final: Christine Hà (thiếu nữ mù) & Joshua Marks
Sau cuộc tranh tài tối hôm nay, trên hệ thống TV của Fox,
trong chương trình nấu ăn Master Chef,
(bắt đầu với hàng trăm và cuối cùng 18 thí sinh, vào vòng trong),
nay chỉ còn có 2 người, một nữ và một nam.
Nam là Anh Joshua Marks và…..
Không thể tưởng tượng nổi, quá giỏi, thật đáng phục…
Vì thí sinh nữ đó là Cô Christine Hà , một người thiếu nữ mù,
người Việt, hiện đang cư ngụ, tại Houston, Texas…
Cô Christine Hà đang theo học, để hoàn tất Master of Fine Arts in writing, tại
đại học Houston, TX.. Cô tạm nghỉ một thời gian để tham dự cuộc tranh tài..
Vòng thi chung kết (final) sẽ phát hình vào tuần tới (lúc 9:00 P.M, thứ Hai, 10 tháng 9)
http://www.fox.com/masterchef/
với hai thí sinh và người thắng cuộc sẽ nhận giải với tiền thưởng $ 250,000.00,
danh hiệu Master Chef và bản quyền viết một sách về nấu ăn..
Xin mời Quý Vị dành ít thì giờ để xem cho biết…và kinh ngạc cùng hãnh diện…
Những hình ảnh trong cuộc thi Top 3 complete:
MasterChef US Season 3 Episode 17
Cô gái mù gốc Việt gây xúc động ở cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ
image
http://baomai.blogspot.com/2012/06/co-gai-mu-goc-viet-gay-xuc-ong-o-cuoc.html
Monday, December 10, 2018
Giải nhất Master Chef về tay Ola Nguyễn ở Warsaw
baomai.blogspot.com
Người đoạt giải nhất Master Chef Ba Lan năm 2018 là nữ sinh viên gốc Việt, Ola Nguyễn, 21 tuổi từ Warsaw
Chiều chủ nhật qua, ngày 9/12 cuộc thi trên truyền hình TVN ở Ba Lan, Master Chef Polska đã khép lại và người đoạt giải là nữ sinh viên gốc Việt, Ola Nguyễn, 21 tuổi.
Đây là lần đầu tiên có người Việt tham gia cuộc thi Master Chef Ba Lan và Ola Nguyễn là người đoạt giải Vua đầu bếp nghiệp dư trẻ nhất của giải này tại Ba Lan.
baomai.blogspot.com
Vào cuộc thi chung kết Ola Nguyen đọ sức với hai đầu bếp dày dạn kinh nghiệm hơn mình rất nhiều: Martyna Chomacka, huấn luyện viên thể hình cá nhân 30 tuổi và Laurentiu “Lorek” Zediu, 31 tuổi người gốc Romania, đã có nhiều kinh nghiệm đầu bếp tại Pháp, Tây Ban Nha và là người đã tham gia Master Chef năm ngoái nhưng phải bỏ dở vì lý do cá nhân.
Ola Nguyen, mà tên họ chính thức là Nguyễn Hoàng Minh Tâm, theo mẹ sang sinh sống cùng bố tại Ba Lan khi mới 7 tuổi.
Như nhiều trẻ em Việt Nam khác sang Ba Lan theo bố mẹ, Minh Tâm đi học tiểu học Ba Lan khi một “tiếng Ba Lan bẻ đôi không biết”.
Với nhiều nỗ lực cố gắng cô đã tốt nghiệp trung học và đỗ vào một trong những trường đại học danh tiếng nhất của Ba Lan- SGH Warsaw School of Economics, trường đại học kinh tế lâu đời nhất của Ba Lan.
baomai.blogspot.com
Hiện bạn đang học tài chính năm thứ 3 và nói tiếng Ba Lan lưu loát, khiến khán giả Ba Lan nghĩ rằng Ola sinh ra tại đây.
Là người quan tâm đến chủ đề ẩm thực Việt Nam, tôi đã theo dõi cuộc thi Master Chef Polska từ đầu.
Theo quan sát cá nhân tôi, bạn Ola luôn tỏ ra chín chắn, sáng tạo làm chủ tình huống và luôn dùng trí thông minh để giải quyết các vấn đề xuất phát, lấy thế mạnh của tuổi trẻ để vượt qua những thiếu sót về nghiệm trải trong công việc của người đầu bếp, nhất là khi làm các món ngọt tráng miệng, một điểm yếu của nhiều đầu bếp nghiệp dư Việt Nam.
baomai.blogspot.com
Tất nhiên Minh Tâm luôn nhấn mạnh gốc Việt Nam, gốc Á châu của mình và lấy đó làm thế mạnh.
Đôi khi chính Ola bằng tính hài hước thông mình còn tự dễu cợt rằng sẵn sàng thêm nước mắm vào món ngọt tráng miệng của mình.
baomai.blogspot.com
Bìa cuốn sách về ẩm thực Việt Nam tại Ba Lan: ‘Câu chuyện về vị chua ngọt’
Không nghi ngờ gì nữa giải thưởng Master Chef của Ola Nguyen là niềm tự hào của người Việt tại Ba Lan, là nguồn quảng bá cho ẩm thực Việt Nam tại đây.
Có thể nói mấy năm gần đây, mà đặc biệt là năm nay, ẩm thực Việt Nam được mùa tại Ba Lan, tận dụng được tiềm năng sẵn có từ hơn hai chục năm có mặt tại rộng khắp tại thị trường này.
Đầu năm nay, với sự ra đời của cuốn sách về ẩm thực Việt Nam và cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan mà người viết những dòng này là đồng tác giả, truyền thông Ba Lan đặc biệt quan tâm đến ẩm thực Việt Nam.
Các chế biến thực phẩm, gia vị rau thơm truyền thống từ Việt Nam đều được chú ý nhiều.
Tất cả các đài truyền hình lớn tại Ba Lan đều có chương trình về cuốn sách và nhiều đài truyền hình còn có các phóng sự tịch cực về cộng đồng Việt Nam tại đây (Dzień Dobry TVN, Polak z wyboru, của Canal+ và Discovery.
Ngoài ra là các đài phát thanh và các tạp chí. Các bloger về ẩm thực không ngừng viết và tranh luận về ẩm thực Việt Nam.
baomai.blogspot.com
Trả lời nhanh chóng về cảm tưởng của mình Ola cho bài viết này, Ola Nguyễn nhấn mạnh đến việc quyết tâm thực hiện ước mơ, tin tưởng vào bản thân mình.
baomai.blogspot.com
Cô cũng cảm ơn đại gia đình của mình, đề tặng chiếc Cup Master Chef cho bà nội, người đứng đầu đại gia đình đông đảo các bác các chú, cô gì, con cháu nội ngoại có nguồn gốc từ thảm lúa Thái Bình.
Ngô Văn Tưởng
https://baomai.blogspot.com/2018/12/giai-nhat-master-chef-ve-tay-ola-nguyen.html
Ngọc Lan/Người Việt
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Hơn hai năm qua, những ai vẫn lưu luyến với hương vị cà phê Việt Nam bởi những nét đặc trưng rất riêng của nó mà “cà phê Mỹ” không thay thế được đều ít nhiều biết đến King Coffee. Cà phê King đang xuất hiện mỗi lúc một nhiều nơi các chợ Việt tại Hoa Kỳ cũng như trong nhiều hệ thống bán lẻ khác tại Mỹ và 60 quốc gia, trong đó có Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore…
Người sáng lập và hiện giữ vai trò tổng giám đốc của King Coffee không ai khác hơn chính là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, 45 tuổi, đồng chủ nhân của cà phê Trung Nguyên nổi tiếng ở Việt Nam.
Nhân dịp sang Mỹ dự Hội Nghị Cà Phê Toàn Cầu Dành Cho Các CEO (Allegra World Coffee Portal CEO Forum) hồi tuần qua, bà Diệp Thảo đã có cuộc trò chuyện với Người Việt về con đường hình thành nên Trung Nguyên, cũng như kế hoạch xây dựng một thương hiệu cà phê Việt “vượt lên tầm quốc tế.”
***
Ngọc Lan (NV): Chào chị Diệp Thảo, xuất phát từ duyên do gì mà chị lại chọn cà phê làm con đường kinh doanh?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Có lẽ ngay từ ngày còn bé, sống ở Gia Lai, tôi đã cảm nhận được không khí của vùng đất trồng cà phê, hiểu được người nông dân vất vả như thế nào để có được những hạt cà phê ngon. Khi lớn lên đi làm ở đài 108 (cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc), thì 80% công việc hằng ngày của tôi là cung cấp thông tin về thị trường cà phê cho khách hàng. Năm năm làm việc tại đó, tôi hiểu được cách vận hành trong ngành cà phê, hiểu được cách quản trị giá trên thị trường như thế nào.
Vào thời điểm Trung Nguyên ra đời năm 1998, Việt Nam có khoảng 3,500 cơ sở nhỏ chế biến cà phê, với nhiều thương hiệu gia đình… Khi đó mình nhìn thấy một cơ hội rất lớn và nghĩ rằng nếu mình chọn ngành cà phê thì đó sẽ là ngành chiến lược và có chuỗi giá trị rộng. Nó không chỉ tập trung ở cà phê thô mà nó đi tới từng tách cà phê, cả trải nghiệm trong môi trường quán cà phê và thậm chí có thể nâng lên thành ngành đào tạo chuyên về cà phê thôi. Điều đó rất tuyệt vời. Đó là lý do tôi chọn ngành cà phê. Rồi từ những điều mình nghĩ, mình lựa chọn tiếp con đường mình đi sao cho dễ thành công hơn.
NV: Khi quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên ra đời vào năm 1998 ở Sài Gòn, và chỉ trong một thời gian rất ngắn sau đó, hàng loạt quán Trung Nguyên khác xuất hiện, trở thành một hiện tượng đặc biệt ở Việt Nam. Lúc đó, chị có nhìn thấy được viễn cảnh mình sẽ phát triển, sẽ đưa nó vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, kiểu như Starbucks, Coffee Bean không?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Có. Ngay khi chọn ngành cà phê là tôi thấy cần phải xây dựng ngay thương hiệu chứ không phải là nguyên liệu thô nữa. Khi xây dựng thương hiệu thì phải có một người đứng đại diện. Ví dụ người ta có thể không nhớ Microsoft nhưng nhắc đến Bill Gates thì ai cũng biết. Hình ảnh Bill Gates mang tính nhân bản hơn, dễ giúp cho thương hiệu Microsoft phát triển nhanh hơn và người ta biết đến thương hiệu đó nhiều hơn. Vì vậy, khi đó chúng tôi quyết định xây dựng hình ảnh anh Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong suốt 20 năm qua, tôi chỉ làm nội tướng thôi. Anh Vũ xuất hiện để thực hiện vai trò của người đứng đầu rất là tốt.
Tôi nghĩ tầm nhìn và mong muốn của mình khi xây dựng thương hiệu cũng như để nó vượt ra ngoài Việt Nam thì có lẽ đâu đó khi có cơ hội nước lên thì thuyền lên. Có thể nói khi tôi làm chuyện nhượng quyền kinh doanh cho Trung Nguyên thì cũng khởi đầu từ chuyện tôi tìm hiểu về sự phát triển của McDonald để thấy cách thức người ta mượn lực phát triển như thế nào.
NV: Rõ ràng Trung Nguyên đã xây dựng được thương hiệu như mong muốn. Nhưng thời gian qua, khi những xung đột giữa chị, Lê Hoàng Diệp Thảo, và anh Đặng Lê Nguyên Vũ, xảy ra, thu hút sự chú ý của nhiều người, thì việc kinh doanh của Trung Nguyên bị ảnh hưởng như thế nào?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Tất nhiên là phải có ảnh hưởng. Bởi vì khi người đứng đầu có thể làm cho thương hiệu đi lên thì nó cũng có thể làm cho thương hiệu đi xuống, đơn giản vậy thôi. Trung Nguyên có thể được xem là người đi đầu trong việc dẫn dắt, làm thay đổi cả một thói quen và cách tiêu dùng cà phê qua một cách thức mới bằng chính một thương hiệu Việt thì điều đó rất tuyệt vời.
Khi chuyện xảy ra, tôi cũng đắn đo rất lâu để quyết định, vì anh Vũ có bị một chút bệnh nên ảnh khó có thể trở lại như ngày xưa được. Cho nên tôi quyết định mình phải thay, vì đó là chuyện của cả một thương hiệu chứ không phải chỉ là chuyện riêng của nhà mình. Cũng đau khổ, cũng buồn nhưng mà tôi phải quyết định và Diệp Thảo phải xuất hiện.
Hiện tại, tôi vẫn là chủ của Trung Nguyên, giữ 93% cổ phần Trung Nguyên, cùng với anh Vũ, vì cả hai vẫn chưa ly dị.
NV: Việt Nam là xứ sở của cà phê, nhưng đến bây giờ thì King Coffee mới một cách chính thức tiến ra thị trường nước ngoài, trong đó có Mỹ, với mục đích xây dựng thương hiệu. Như vậy theo chị có quá trễ không, có khó không khi mà người ta đã quen nhiều với Starbucks hay Coffee Bean chẳng hạn?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Thật ra thì mình phải bay từ gốc của mình trước rồi mới nhìn tới người ta. Với Trung Nguyên thì sẽ rất khó để đi toàn cầu khi người bản xứ không đọc được tên Trung Nguyên. Mình có thể quảng cáo, quảng bá về thương hiệu cà phê này cho người Việt mình ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chiến lược đường dài của Trung Nguyên là phải cho ra một thương hiệu để có thể phát triển ra tầm toàn cầu, vì người bản xứ phải đọc được tên, phải nhớ được tên, hiểu được câu chuyện, biết cách mà thương hiệu đó làm nên như thế nào. Thương hiệu khác với một sản phẩm rất xa. King Coffee ra đời như vậy.
King Coffee của Trung Nguyên International, là thương hiệu cao cấp hơn Trung Nguyên và có hướng đi ngay từ lúc mới ra đời là phát triển ra tầm toàn cầu.
Ngoài Mỹ, King Coffee còn được bán ở 61 nước, như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore,… rất là nhiều. Mình đi rất bài bản từ phát triển hệ thống phân phối khắp 61 nước đó và mình cũng đang chuẩn bị xây chuỗi quán cà phê trên một số nước ưu tiên của mình với tên quán là King Coffee.
NV: Những ý kiến, nhận xét đầu tiên mà chị nhận được về King Coffee ở Mỹ là gì?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Trước khi tung King Coffee ra thì mình đã phải đi làm khảo sát, tức hỏi cả người Việt lẫn Mỹ xem họ thích cà phê Việt Nam như thế nào, họ thích sản phẩm của mình hay không, sau đó mình mới tung ra. Đối với King Coffee, chúng tôi có một chuỗi sản phẩm khá rộng nhờ vậy có thể đáp ứng được nhu cầu người Mỹ thích loại này, người Việt thích loại kia hay người Mễ thích loại nọ. Với King Coffee, chúng tôi có loại cà phê truyền thống từ xưa giờ người ta pha bằng phin rất mạnh, bên cạnh đó cũng có những loại sản phẩm có tính quốc tế.
Tại Mỹ, chúng tôi bán King Coffee ở 81 chuỗi siêu thị khác nhau.
NV: Nhiều tin tức không hay liên quan đến vấn đề vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam đã tạo nên tâm lý khá hơi e dè cho người dân nơi đây đối với đồ ăn thức uống có nguồn gốc từ Việt Nam. Chị có nhìn thấy điều đó không và có cách nào xóa đi định kiến đó để người ta mạnh dạn mua cà phê “made in Vietnam?”
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Ngay từ đầu Trung Nguyên đã xây dựng chuyện sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay ở Việt Nam, Trung Nguyên có đến sáu nhà máy, mỗi nhà máy rộng đến 5-6 hécta, tất cả đều được quản lý trên những tiêu chuẩn được kiểm tra đánh giá hàng năm chứ không phải làm cho mỗi mình mình biết. Các sản phẩm đều làm bằng dây chuyền, nên không thể có chuyện phẩm chất các gói cà phê khác nhau. Thế nên nói về phẩm chất thì Trung Nguyên, G7 hay King Coffee đều đạt tiêu chuẩn mà những siêu thị lớn đòi hỏi.
NV: Khi đưa thương hiệu King Coffee ra nước ngoài như vậy, thì điều khó khăn nhất mà chị gặp phải là gì, đặc biệt là ở Mỹ?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Tôi nghĩ chỉ là vấn đề thời gian thôi! Khi khách hàng chọn mình thì họ không cần biết mình bao nhiêu tuổi, mà chỉ cần biết là cách mình phục vụ như thế nào, có đúng điều họ mong muốn hay không. Cho nên King Coffee mới ra đời hai năm thôi nhưng mình phải làm sao tất cả những gì mình đưa ra đều phải đạt yêu cầu mà khách mong muốn để họ cảm nhận và chọn lựa thì nó mới lâu bền. Với King Coffee, tôi nghĩ chỉ là vấn đề thời gian thôi, nên mình phải cố gắng, cho dù cố gắng gấp 10 lần người khác mình vẫn phải cố gắng để xây dựng cho được một thương hiệu được chấp nhận trên toàn cầu.
Người Mỹ rất dễ tiếp nhận cái mới. Tôi hy vọng sẽ thành công ở Mỹ để từ đó mở đường cho sự thành công ở những nước khác.
NV: Cám ơn chị về cuộc trò chuyện này.
Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com
Khoai Lang Thang / Food and Travel
Ajoutée le 3 janv. 2018