|
Category Archives: GASTRONOMIE – ẨM THỰC
TRANG ẨM THỰC VIỆT NAM
|
|

Khổ qua rừng ăn với lẩu cua đồng
03/04/2014 10:28:06 CH
Khổ qua rừng chế biến món ăn dùng quả, lá, đọt non làm rau xào, ăn sống, luộc, nấu canh, nhất là ăn kèm với lẩu, đặc biệt hơn cả là món lẩu cua đồng.
Sườn xào chua ngọt Barona cho ngày đầu hè
02/04/2014 10:47:17 CH
Với nguyên liệu chính là thịt, bạn không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức để làm nên món sườn xào chua ngọt.
Chua cay hương vị nộm bò khô
01/04/2014 8:58:14 CH
Nộm bò khô là một trong những món ăn ngon nức tiếng Hà Thành và rất được giới trẻ ưa thích. Chỉ với một dĩa nhỏ gồm thịt bò khô thêm chút rau, lạc rang và bạn đã có ngay một dĩa nộm bò khô thơm ngon.
Trứng cút nướng cho bữa sáng năng động
01/04/2014 8:52:38 CH
Trứng cút nướng, món ăn khá lạ nhưng lại giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt là bạn chỉ cần chưa tới 10′ để hoàn thành món ăn ngon này.
Chè xoài kiểu mới ai cũng mê
01/04/2014 12:51:03 CH
Món chè xoài không còn xa lạ với nhiều người; tuy nhiên với cách làm này bạn sẽ được thưởng thức món chè xoài ít béo và mát hơn nhiều đấy!
Bánh trôi ngũ sắc
31/03/2014 12:23:05 CH
Tết Hàn Thực sắp tới, hãy làm cả nhà bất ngờ bằng mâm bánh trôi đầy màu sắc đẹp mắt và ngon miệng nhé.
Gà kho gừng thơm lừng ngon cơm
31/03/2014 12:08:13 CH
Gà kho gừng, món ăn đơn giản, quen thuộc mà ngon đậm đà!
Tôm cuộn bí đao – 30/03/2014
Các thực phẩm giúp chị em trẻ trung hơn tuổi – 30/03/2014
Món súp cho ngày nóng – 29/03/2014
Tự làm pasta kiểu Ý ngon tuyệt – 24/03/2014
Ngọt lành món canh bầu nấu tôm – 24/03/2014
Những loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột – 23/03/2014
Biến tấu với món bánh cuốn – 21/03/2014
Cách làm nem tai trộn thính – 20/03/2014
Bữa tối làm nhanh ăn ngon với món trứng hấp vân – 20/03/2014
3 món xôi dân dã – 18/03/2014
2 món tôm ngon dễ làm – 17/03/2014
Khoai lang chiên xù – 16/03/2014
Thạch cam sữa tươi đẹp mắt ngon miệng – 15/03/2014
Ẩm thực Tết Việt dưới góc nhìn của GS Trần Văn Khê
Ẩm thực Tết Việt dưới góc nhìn của GS Trần Văn Khê
08/04/2014 11:22:50 SA (GMT +7)GS – TS Trần Văn Khê không chỉ nổi tiếng về kiến thức âm nhạc cổ truyền dân tộc uyên thâm mà còn là một người rất sành về ẩm thực truyền thống. Giáo sư cho biết, đối với ông ẩm thực ngày Tết của Việt Nam rất đặc biệtĐiểm đặc biệt thứ nhất là, từ ngày xưa, người ta luôn tâm niệm rằng phải có những mâm cỗ Tết vào những ngày Tết cổ truyền, bởi vì “đói thì ăn cơm cha mà muốn no thì phải ăn ba ngày Tết”.
Phong tục Tết ngày xưa rất quan trọng chuyện ăn uống, vì vậy, người ta thường không nói là “lễ Tết” mà là “ăn Tết”. Nhưng mà cái “ăn Tết” ở đây quan trọng không phải là lựa những món ngon vật lạ, mà là lựa những món có thể để được lâu, lựa những món liên quan đến truyền thống của chúng ta.
Ở người ngoài Bắc thì luôn nhớ đến câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Không có thịt mỡ, không có dưa hành, không có bánh chưng là không phải ngày Tết. Điều đó làm nên nét đặc trưng của món ăn ngày Tết. Thế nhưng, miền Bắc thích ăn bánh chưng còn miền Nam thì lại thích bánh tét. Dưa hành của miền Bắc thì trong Nam lại là dưa giá. Miền Trung thì không ăn dưa hành, không ăn dưa giá, mà là ăn dưa món.
Mâm cỗ Tết miền Bắc. Ảnh Ý Nhạc
Thành ra ba miền, mỗi miền lại có một thứ dưa ăn ngày Tết khác nhau. Ngoài ra, ngày Tết miền bắc, vì thời tiết lạnh nên luôn luôn có loại thịt đặc biệt là thịt đông. Trong Nam thì lại có thịt kho nước dừa. Về giò chả thì miền Bắc có chả lụa, chả quế. Còn chả đầu (giò thủ) thì cũng rất đặc biệt và đều ngon dù ở bất cứ miền nào. Chả đầu miền Trung gần giống chả đầu miền Bắc, nhưng khác hơn là để thịt chua vào.
Vì vậy mà chả đầu ở Huế ăn chua hơn chả đầu của miền Bắc. Ngoài ra, còn có các loại canh, có nơi thích canh khổ qua, có nơi thích canh măng… Ngày Tết, luôn có những món ăn đặc trưng cho mỗi vùng, bên cạnh đó còn có một phong tục ẩm thực khác đó là mâm ngũ quả. “Ngũ” là năm (5), “quả” là trái. Số 5 đó vô cùng quan trọng bởi vì có thể nói, người Việt Nam sống với số 5.
Cuộc đời con người dính với ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; nấu ăn thì phải làm sao có ngũ sắc – năm màu (vàng, đen, trắng, đỏ, xanh); nếm thức ăn phải có năm vị (ngọt, mặn, chua, cay, đắng); đờn thì có ngũ âm (hò, xự, xang, xê, cống)… thì mâm ngũ quả cũng như thế.
Ngũ quả ngày xưa là những trái mận, trái đào, trái táo… thì bây giờ ngũ quả ở miền Nam là lựa các loại trái có thể nói lên được lời ước ao của mình. Cho nên, trên mâm ngũ quả của người miền Nam ngày nay luôn luôn có trái đu đủ lớn ở chính giữa, kế bên đó là trái dừa, có những trái mãng cầu, trái sung, rồi trái xoài, tất cả đọc theo giọng miền Nam thì sẽ là “cầu vừa đủ xài và sung túc”. Ngũ quả ở miền Bắc thì gồm những trái cây khác như trái quít, trái phật thủ…
Hai trái dưa hấu lớn đặt hai bàn thờ cũng là nét ẩm thực Tết Việt rất đặc biệt. Trái dưa hấu bên ngoài thì xanh nhưng mà cắt ra trong lòng thì đỏ như son. Ngoài ra, những món ăn chơi không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền là mứt với kẹo.
Mứt của người Bắc thì có thể là một hộp với 12 loại mứt mà mỗi thứ mứt không chỉ cho ngon, mà còn trị bệnh được. Như ăn mứt gừng thì luôn luôn ấm trong lòng, mứt bí thì giúp thanh thản, nhẹ nhàng…
Cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có thứ kẹo chung mà chúng ta gọi là ăn kẹo thèo lèo, Tết nào cũng có. Hay kẹo lạc ngoài Bắc, kẹo đậu phộng trong Nam, hay miền Trung thì có kẹo mè xửng…
Ẩm thực của Việt Nam, nhất trong những ngày Tết cổ truyền, luôn liên quan đến các câu truyện huyền thoại, liên quan với những tư duy, với những nét sống của người Việt Nam và được thay đổi theo mỗi miền, nhưng vẫn có những sắc thái thật đặc biệt. Từ khi GS Trần Văn Khê còn nhỏ, trong gia đình ngày Tết luôn có thịt kho dưa giá.
Đó cũng chính là món ăn “khoái khẩu” của giáo sư trong ngày Tết. Giáo sư nhớ lại: “Cho đến mãi lúc đi bên Tây tôi vẫn nhớ món ăn đó, tôi rất thèm, nhưng bên Tây không có nước dừa xiêm, mãi sau này mới có.
Tôi tìm đến cách kho thịt với nước chanh, kho thịt với nước ngọt… nhưng cũng không thể bằng. Rốt cuộc thì tôi nhận thấy kho thịt với mật ong thì gần giống với nước dừa xiêm nhất”.
Đối với GS Trần Văn Khê, trong những món ăn truyền thống của Tết Việt và cả món ăn thường này, thì thịt kho nước dừa xiêm là món ăn tuyệt vời. Cách thưởng thức ẩm thực tuyệt vời nhất của người Việt là khéo lựa thịt ba rọi (hay ba chỉ), của con heo, nhưng phải là con heo nái. GS Trần Văn Khê cảm thán: “Mà con heo nái, cái da của nó ăn với chút mỡ dính với miếng thịt nạc, không thể nói được!…
Ba cái, vừa mỡ, vừa nạc, vừa thịt, ăn vô một miếng nó thao ở trong miệng. Người Việt mà đã thưởng thức những cái như vậy, đã thấm nhuần những cái như vậy rồi, thì sẽ thấy không có cái gì thay thế được. Tôi cũng sống ở miền Bắc một thời gian, cũng thích ăn thịt đông, nhưng tôi sanh ở miền Nam, mặc dù sống bên Pháp, nhưng khi tôi trở về đây, tôi vẫn còn thích thịt kho nước dừa và dưa giá”.
Bài viết mới đăng trên website báo Kiến thức gia đình ngày 8/4/2014
La Recette de saison: le véritable Rouleau de Printemps par MINH TÂM
Publiée le 7 avr. 2014
On va croquer le printemps à pleines dents ! Et c’est le cas de le dire, parce que je vais vous apprendre à préparer une spécialité Vietnamienne, qui célèbre justement la belle saison : c’est le rouleau de printemps, fait maison évidemment !
LA KITCHENETTE DE MISS TAM
http://misstamkitchenette.com/
Détail de la recette :
Ingrédients :
– 200g de poitrine de porc
– 12 crevettes
– 150g de gemmes de soja
– 80 g de vermicelles de riz
– 1 carotte nouvelle
– 1/2 concombre
– 1 bouquet de menthe
– 6 feuilles de laitue
– 4 brins de ciboule de Chine
– 12 galettes de riz
– gingembre
Plonger une galette de riz dans de l’eau tiède, en aller-retour.
Puis disposer une feuille de laitue, deux morceaux de porc, deux lamelles de concombre, des carottes, deux feuilles de menthe, quelques germes d’haricot mungo, deux lamelles de crevette et pour finir le vermicelle de riz.
Il ne vous reste plus qu’a rouler le printemps 🙂
Bon appétit!
Thông tin về quyển sách “Phở Việt” do TS. Nguyễn Nhã chủ biên, tháng 4, 2014
Thông tin về quyển sách “Phở Việt” do TS. Nguyễn Nhã chủ biên, Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành tháng 04/2014, 186 trang.
Sau nhiều năm nghiên cứu , với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Đào Hùng, TS Vũ Thế Long, GSTS Nguyễn Tiến Hữu cùng các chuyên gia ẩm thực như Hồ Thị Hoàng Anh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, Hồ Đắc Thiếu Anh, siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập, cùng các chuyên gia dinh dưỡng Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, Bác sĩ Đỗ thị Ngọc Diệp cùng người sành ăn phở Đỗ Bội Quyết, Phở Việt được xuất bản và giới thiệu vào ngày 04/04/2014.
Phở thật sự là một món ăn tiêu biểu của Việt Nam không những vì được thế giới ưa thích mà còn vì những nét đặc trưng cũng như sự ra đời và phát triển, quảng bá của Phở, kết tinh những tinh hoa của ẩm thực Việt Nam và ẩm thực trên thế giới cũng như tinh hoa văn hóa Việt.
Phở và ẩm thực Việt Nam có triển vọng trở thành thương hiệu quốc gia không những do sự đóng góp danh tiếng Việt Nam trên thế giới mà còn giá trị về mặt kinh tế, góp phần phát triển kinh tế dịch vụ liên quan đến ẩm thực và du lịch – du lịch bền vững hay ẩm thực bền vững, nhầt là những nhà hàng phở có hàng trăm món ăn Việt, có không gian Việt, từ cách trang trí, màu sắc, nhạc Việt mà còn bàn ghế, bát đũa Việt, người phục vụ Việt, phong cách Việt…
Phở còn là tiêu biểu cho ẩm thực Việt, tiêu biểu cho nền văn hóa lúa nước, lúa gạo, nước mắm, nhiều chất, nhiều vị lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon vừa lành, sạch vì tính nóng sốt và có thể ăn thêm, bớt phù hợp cơ thể mỗi người, rất lợi cho sức khỏe, có thể trở thành bữa ăn hoàn chỉnh, ăn sáng, trưa, chiều tối.
Phở còn phong phú từ phở truyền thống phở bò, sau phát triển thành phở gà, phở đà điểu, rồi phở chua, phở xào, phở khô, phở cuốn, phở hải sản…
Phở phát triển từ phở gánh, phở quán, phở nhà hàng, từ cá nhân nghèo bán phở đến chủ nhân bán phở có nhiều nhân viên phụ giúp đến đại gia, các công ty phở ở trong và ngoài nước với nhiều thương hiệu khác nhau. Tên kinh doanh Phở từ tên người bán phở do người ăn phở đặt đến tên số nhà quán phở hoặc tên người chủ đặt do nhiều nguyên do, trong đó có sự hoài niệm hay nhái lại tiệm phở danh tiếng một thời ở quê nhà hay “I Love Pho”…
Phở đáng cho người Việt Nam tự hào, cùng nhau chăm chút từ tính ngon lành đến tính Việt Nam của phở.
Theo dòng phát triển tư nhiên của phở để thể hiện tính đa dạng của phở, cũng nên quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy cái ngon lành của phở truyền thống để phở không bị mất gốc.
Hiện nay tại Việt Nam cũng như một số nước có nhiều nguy cơ cách nuôi trồng độc hại khi dùng các chất kích thích tăng trưởng từ hạt gạo đến con bò, con gà và rau củ quả cũng các thuốc bảo quản thực phẩm độc hại.
Trong khi hiện phở bị lai tạp quá nhiều hay không gian phở ít tính Việt hay thiếu sang trọng, văn minh hiện đại, nhất là các thực khách Việt Nam quá dễ dãi, ăn ở đâu, phục vụ thế nào cũng được.
Vì thế phải đặt ra việc chuẩn hóa các quán, nhà hàng phở, phải dựa trên cái ngon lành, lấy tự nhiên làm gốc của phở truyền thống.
Các quán, nhà hàng phở có thể dựa vào công trình nghiên cứu trong cuốn Phở Việt này từ 20 năm nay để từng bước nâng cao chất lượng món ăn cũng như quán, nhà hàng phở chất lượng cao bền vững trước sau như một.
Các chuyên gia ẩm thực, thực phẩm hợp tác với “Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã” cùng “Đề án Bếp Việt – Bếp của Thế giới”, sẵn sàng hỗ trợ các quán, nhà hàng phở tự kiểm định làm thật đạt chuẩn xây dựng thương hiệu cho quán, nhà hàng phở của mình. Trong tương lai sẽ có một tổ chức kiểm định quốc tế đặt tại Paris và ở các nước cấp chứng nhận đạt chuẩn.
Trước mắt CLB Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam do Bà Phạm Thanh Hà, nguyên Phó Tổng Giám Đốc Khách Sạn Caravelle phụ trách xây dựng làm thật “chuỗi các nhà hàng chuẩn từ thực phẩm sạch đến bếp sạch” từ nhũng doanh nghiệp có tâm có tầm ở trong và ngoài nước.
Chúng tôi mong các quán, nhà hàng phở khắp nơi ở trong và ngoài nước nhất là những quán, nhà hàng phở ngon có trong danh sách quán, nhà hàng phở ngon ở Việt Nam trên thế giới trong cuốn Phở Việt, nhanh chóng tiếp cận đến công trình nghiên cứu trong cuốn Phở Việt này, tự nguyện xây dựng quán, nhà hàng đạt chuẩn Phở Việt với tính ngon lành của phở truyền thống với không gian phở rất Việt từ trang trí tranh, ảnh Việt, nghe nhạc Việt vinh danh phở Việt, người phục vụ ăn mặc trang phục rất Việt, cách phục vụ thân tình rất Việt, bát đũa, bàn ghế rất Việt và có café Việt, hạt điều Việt…
Việc làm trên tuy nhỏ, không khó song chỉ có điều không ai quan tâm, thèm làm, song nếu mọi người đều quyết làm thì lại là chuyện lớn có khả năng làm chuyển biến cả đất nước.
Rồi sau đó mới là chuyện khó, nhiều công ty Việt Nam như công ty hoàng gia Thái phát triển hơn 8000 nhà hàng đạt chuẩn khắp nơi trên thế giới, sẽ cho ra đời những nhà hàng phở đạt chuẩn “từ thực phẩm sạch đến bếp sạch” ở khắp nơi trên thế giới, tạo sự tự hào Việt Nam, góp phần xây dựng nội lực đất nước hùng cường không còn bị xử ép, làm nhục như ở Biển Đông nữa.
Hàng ngàn quán, nhà hàng phở đạt chuẩn ngon lành sạch của phở Việt truyền thống và văn minh hiện đại xuất hiện khắp nơi trên thế giới tuy khó song cũng dễ với bất cứ ai có quyết tâm tức của những người có tâm có tầm trong kinh doanh.
Cuối cùng Phở đã đi vào lịch sử văn học và lịch sử văn hóa ẩm thực Việt Nam. Chắc chắn một ngày không xa, ẩm thực Việt – phở Việt sẽ lên ngôi. Ẩm thực Việt – Phở Việt sẽ trở thành thương hiệu quốc gia, phát triển kinh tế dịch vụ, chuẩn bị giai đoạn Đại Hòa cho Việt Nam.
Sách Phở Việt ngoài lời mở đầu và kết luận và phụ lục, gồm có 3 chương:
Chương 1: Lịch sử ra đời và nguồn gốc nổi trôi của phở;
Chương 2: Văn hóa phở;
Chương 3 cách nấu và bán phở.
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam
Trưởng Đề Án Bếp Việt – Bếp của Thế giới
Sáng lập Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
http://www.hannguyennguyennha.com – http://www.amthuc.net.vn – hannguyen1940@yahoo.com
http://www.hannguyennguyennha.com/an-pham/tu-sach-bep-viet/pho-viet
Một số hình Ảnh trong buổi lễ:
La kitchenette de Miss Tâm Humeurs gustatives et déambulation culinaire dans une kitchenette…, FRANCE
http://misstamkitchenette.com/
La kitchenette de Miss Tâm
Humeurs gustatives et déambulation culinaire dans une kitchenette…
Qui suis-je ?
Bonjour à toutes et à tous ! Bienvenue dans La Kitchenette de Miss Tâm !
C’est une joie de vous y accueillir et de partager avec vous mes déambulations culinaires et humeurs gustatives autour de recettes simples ou revisitées, de sujets divers sur le thème culinaire, et de tranches gourmandes de cinéma, musique, danse, photographies et de littérature!
Française (et Suisse par alliance) d’origine vietnamienne, aussi loin que remontent mes premiers souvenirs, j’ai toujours eu les papilles en éveil. La cuisine de mon enfance fut un merveilleux lieu de découverte culinaire, véritable laboratoire de parfums et de saveurs, un espace de vie sensorielle puissante !
Il se poursuit aujourd’hui dans ma propre cuisine, une kitchenette ! Mon lieu de plaisir. De ratages mémorables à des réussites fabuleuses, la lecture et composition de partitions culinaires, ainsi que l’exploration des sens continuent donc allègrement.
J’espère que nous allons passer de moments exquis ensemble, en toute simplicité et dans la bonne humeur !
Index des recettes
SALÉ
- Amok trei (poisson à la cambodgienne)
- Aubergine à la vapeur au gingembre (Cà tím hấp chấm nước mắm gừng)
- Bánh cuốn (raviolis vietnamiens au porc et aux champignons noirs)
- Bánh Mì thịt nguội (banh mi ou sandwich vietnamien au rôti de porc froid)
- Bánh Tét (gâteau salé du Nouvel An vietnamien à la mode du Sud)
- Blinis Demidoff du Festin de Babette
- Bo Bun (Bò Bún / Bún thịt bò xào)
- Boeuf grillé aux feuilles de Lôt (Bò Lá Lốt)
- Boeuf Loc Lac ou Boeuf Luc Lac (Bò Lúc Lắc)
- Bò nướng Lá Lốt
- Bò Lúc Lắc
- Brochettes de crevettes grillées à la canne à sucre (Chạo Tôm)
- Cà tím hấp (Aubergines à la vapeur au gingembre)
- Canh đậu hũ nấm rơm bông hẹ (Soupe aux tofu, champignons de paille et bourgeons de ciboule)
- Chả lụa (Mortadelle vietnamienne ou pâté vietnamien)
- Chả trứng thịt (Omelette vietnamienne à la vapeur)
- Chạo Tôm (Brochettes de crevettes grillées à la canne à sucre)
- Chili con carne revisité
- Cơm tấm sườn bì chả (Riz aux trois trésors ou assiette de riz brisé au porc grillé à la citronnelle et omelette à la vapeur)
- Crevettes à l’ail et au jus de coco
- Đồ chua (Légumes aigres-doux à la vietnamienne)
- Dưa giá (Pickles de germes de haricots mungo)
- Filet mignon aux abricots et pistaches
- Giò lụa (Mortadelle vietnamienne ou pâté vietnamien)
- Gà nướng sả (Poulet grillé à la citronnelle)
- Gà ram gừng (Poulet mijoté au gingembre)
- Gâteau salé du Nouvel An vietnamien à la mode du Sud (Bánh Tét)
- Goỉ đu đủ tôm (Salade de papaye verte aux crevettes)
- Ha kao (dim sum cantonais) Raviolis aux crevettes à la vapeur
- Légumes aigres-doux à la vietnamienne (đồ chua)
- Légumes sautés au gingembre
- Mortadelle vietnamienne (ou pâté vietnamien – chả lụa / giò lụa)
- Oeufs marbrés au thé noir
- Omelette vietnamienne à la vapeur (Chả trứng thịt)
- Pansoti à la crème de noix (Pansoti alla crema di noci)
- Pesto alla genevose
- Phở bò tái (Soupe pho au boeuf)
- Pickles de germes de haricots mungo (dưa giá)
- Porc au caramel et aux oeufs (Thịt kho trứng)
- Porc laqué croustillant à la vietnamienne (Thịt heo quay)
- Poulet grillé à la citronnelle (Gà nướng sả)
- Poulet au gingembre (Gà ram gừng)
- Poulet rôti façon Jamie Oliver
- Ragoût de boeuf aux carottes revisité
- Ragoût de lentilles vertes du Puy
- Raviolis aux crevettes à la vapeur (dim sum, ha kao)
- Raviolis vietnamiens aux porc et champignons noirs (Bánh Cuốn)
- Riz aux trois trésors ou assiette de riz brisé au porc grillé à la citronnelle et omelette à la vapeur (cơm tấm sườn bì chả)
- Rôti de porc en cocotte
- Rouleaux de printemps (ou rouleaux d’été – Goỉ cuốn)
- Salade de papaye verte aux crevettes (Goỉ đu đủ tôm)
- Salade de riz croustillant et de som mou au boeuf sauté
- Salade de vermicelles de riz au boeuf sauté (Bo Bun)
- Sauce tomate à la viande de Madame Scorsese (la mère du réalisateur Martin Scorsese)
- Soupe aux raviolis au porc (style won ton)
- Soupe aux raviolis au porc et aux crevettes (style won ton)
- Soupe aux tofu, champignons de paille et bourgeons de ciboule
- Soupe Pho au boeuf (Phở bò tái)
- Sườn nướng sả (Travers de porc à la citronnelle)
- Thịt kho trứng nước dừa (Porc au caramel et aux oeufs mijoté dans de l’eau de coco)
- Thịt heo quay giòn (Porc laqué croustillant à la vietnamienne)
- Tôm rim nước dừa (Crevettes à l’ail et au jus de coco)
- Travers de porc à la citronnelle
- Velouté de potiron
SUCRÉ
- Bánh Cam / Bánh Rán (Boules de sésame à la pâte de haricots mungo)
- Bánh chuối nướng (Gâteau à la banane et au lait de coco)
- Bánh Da Lợn (Gâteau vapeur au lait de coco, haricots mungo et feuilles de pandanus)
- Bánh Gan (Flan vietnamien au lait de coco)
- Biscuits façon « Carrot Cake »
- Boules de sésame à la pâte de haricots mungo
- Canestrelli de la Ligurie (biscuits d’Italie du Nord)
- Cannelés de Bordeaux
- Charlotte aux noix
- Chè Bắp Bột Báng (Entremets aux maïs et perles de tapioca)
- Chè Đậu Đỏ (Soupe sucrée aux haricots azuki)
- Chè Đậu Trắng (Entremets aux cornilles et riz gluant)
- Chè Khoai Môn (Porridge sucré de riz gluant au taro)
- Chouquettes
- Chouquettes au chocolat et à la cannelle
- Cookies aux biscuits roses de Reims, canneberges et pistaches
- Cookies au parfum de Speculoos
- Cookies aux flocons d’avoine et pépites de chocolat
- Crêpes au lait de coco, pandanus et sirop de gingembre
- Crumble aux litchis, mangues et poires
- Entremets aux cornilles et riz gluant
- Entremets aux maïs et perles de tapioca
- Flan vietnamien au lait de coco (Bánh Gan)
- Fondant au chocolat
- Galette des Rois aux pommes, poires et à la raisinée
- Gâteau à la banane et au lait de coco (Bánh chuối nướng)
- Gâteau moelleux aux pommes
- Gâteau de riz gluant et de banane en papillote
- Gâteau vapeur au lait de coco, aux haricots mungo et feuilles de pandanus
- Khao Niao Mamuang (Mangue et riz gluant au lait de coco)
- Leckerli de Bâle (biscuits aux épices bâlois)
- Madeleines
- Mangue et riz gluant au lait de coco
- Moelleux au chocolat
- Moelleux au marron et coco
- Pancakes d’Audrey
- Pâte à tartiner aux noisettes et cacao (façon Nutella® maison)
- Porridge sucré de riz gluant au taro (Chè khoai môn)
- Sablés aux pistaches et chocolat
- Soupe sucrée de haricots azuki (Chè đậu đỏ)
- Speculoos (Biscuits à la cannelle et aux épices)
- Tarte au citron revisitée
- Tarte aux pommes
- Tarte chocolatée à la crème de framboise
- Tofu au sirop de gingembre (version avec du tofu soyeux prêt à l’emploi)
- Tresse au beurre (Suisse)
Me contacter
Bienvenue dans La Kitchenette de Miss Tâm et merci de votre visite ! Pour m’envoyer un message via le formulaire, veuillez bien indiquer le sujet de votre message afin que le formulaire ne passe pas en spam. D’avance, merci !
Votre nom (obligatoire)
Votre email (obligatoire)
Sujet
Votre message
Merci de votre visite et de vos messages ! A bientôt vous retrouver ici !
Miss Tâm
Paris, le 20 septembre 2012
ẨM THỰC BẠC LIÊU , VIET NAM , phóng sự: bánh củ cải, bánh tằm bì, bánh tằm rau mơ
Mise en ligne le 20 nov. 2011
Số 13 của chương trình Góc lạ quen giới thiệu 3 món ăn đặc sản của Bạc Liêu đó là bánh củ cải, bánh tằm bì, bánh tằm rau mơ. Nếu có dịp đi đến vùng đất Bạc Liêu xin quí vị và các bạn hãy nếm thử.