World Routes / BBC
LUCY DURAN
TRAN QUANG HAI & BACH YEN
Vietnam
Tran Quang Hai in Saigon
Please click on the link below to listen to the bbc radio programme :
https://www.bbc.co.uk/sounds/play/p005xjpn
All activities and articles on Vietnamese music
LUCY DURAN
TRAN QUANG HAI & BACH YEN
Ajoutée le 25 août 2019
Thảo An Nguyen Thi
Có lẽ chưa bao giờ như lúc này, dòng nhạc Bolero hiện nay trở thành một phong trào, một hiện tượng quyến rũ giới trẻ hơn bao giờ. Ca sĩ Đan Nguyên trở thành thần tượng Bolero trong nước. Hình ảnh Đan Nguyên hát trong các Youtube có con số kỷ lục 35 triệu (Nối Lại Tình Xưa), 24 triệu (24 giờ phép), Live show Đan Nguyên 18 triệu,… Nhất là các clip Đan Nguyên mặc quân phục VNCH đã làm cho các bạn trẻ Saigon, Hà Nội comment với những lời ái mộ hình ảnh người lính VNCH. Xin mời các bạn đọc những comment mới thấy được sức ảnh hưởng của nhạc vàng Miền Nam mãnh liệt tới mức nào. Xin giới thiệu bạn đọc bài:
BOLÉRO. DẤU HIỆU SUY TÀN CỦA CHẾ ĐỘ CSVN
Phạm Tín An Ninh
Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng” nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.
Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”… Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”. Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ…”v.v…
Trong cái khát khao Bolero ấy, thực chất chính là nỗi khát khao khung trời, con người, nếp sống, tình cảm, tấm lòng đối với quê hương đất nước của quân dân miền Nam thuở trước, và đặc biệt là tính nhân bản đã hoàn toàn thiếu vắng tại miền Bắc trên bảy mươi năm và tại miền Nam hơn bốn mươi năm dưới chế độ Cộng Sản. Khi một ca sĩ hát, họ thả hồn vào từng lời ca, cùng bâng khuâng với những hình ảnh, tình tự trong nhạc phẩm, họ có cảm giác đang được sống trong cùng không gian và thời gian mê đắm ấy. Người nghe thì hồn như bay bỗng đến chốn thiên thai nào đó, họ đắm chìm trong cảm xúc của một thời hạnh phúc, mà người miền Nam đã mất đi trong tiếc nuối, và người miền Bắc thì khát khao nhưng chưa bao giờ được sống. Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt.
Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, một loại nhạc bình dân, dù được ai đó gán cho cái tên nhạc “sến”, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người CS rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc. Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu…? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?
Nhạc Bolero đã đè bẹp tất cả các loại nhạc “đỏ”, nhạc ăn cắp, bắt chước, lai căng của nhiều nhạc sĩ trong nước, viết theo lệnh đảng hay làm dáng, đua đòi “vươn ra biển lớn!” Ca sĩ thì “thặng dư giá trị” đủ hạng đủ cỡ, mà nhạc sĩ thì hiếm hoi như lá cuối mùa thu và cũng chẳng sáng tác được bao nhiêu ca khúc ra hồn, ngoài một vài bài của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Bắc Sơn, Phú Quang, Trần Tiến, Phan Đình Điểu… và bài Phượng Hồng phổ từ thơ Đỗ Trung Quân.
Những ca sĩ miền Nam chuyên hát nhạc “sến” đã hết thời ở hải ngoại cỡ Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, Tuấn Vũ… về Việt Nam làm nhiều show đã cháy vé, được ca ngợi đón tiếp như những ông bà hoàng Bolero, mang về quê hương những làn gió mới! Nhiều người được trang trọng mời ngồi ghế “nóng” làm giám khảo cho các kỳ thi tuyển lựa ca sĩ Bolero!
Ngày 30.4.75, trên đường vào “tiếp thu” miền Nam, bà Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi nhìn thấy một miền Nam văn minh, hiền hòa, trù phú gấp vạn lần miền Bắc. Bà đã nhận ra cả một quá khứ bị lừa dối. Một số trí thức miền Nam, như chú cháu Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng (ở cùng quê và học trung học cùng trường Võ Tánh-Nha Trang với người viết) khi bỏ miền Nam vô bưng, lòng nô nức đi làm “cách mạng”, nhưng đến khi được chuyển ra miền Bắc mới giật mình biết đã “lạc đường” nhưng quá muộn, đành phải “nín thở qua sông”. Trước khi vô bưng, Đỗ Hữu Ưng từng theo học Khóa 11 Đốc Sự tại Viện QGHC thời VNCH. Sau 75, về “tiếp thu miền Nam” giữ chức chủ tịch của một huyện nào đó ở Sài Gòn, đã tìm gặp lại những đồng môn cũ, khuyến khích mọi người nên sớm tìm đường vượt biển, nhưng chẳng mấy ai dám tin! Ông chú gốc giáo sư thì làm đến chức ủy viên tôn giáo của thành ủy, nhưng bất mãn nên cùng đám Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà lập ra Câu lạc bộ Kháng Chiến Cũ. Để phản ứng cho sự ăn năn hối hận của mình, hai chú cháu đã bị lột hết các chức tước, riêng ông chú phải nhận những bản án tù và đã chết dưới tay người đồng chí CS!
Nhiều thanh niên miền Bắc, điển hình là Nguyễn Viết Dũng, đang là một sinh viên giỏi, từng đoạt giải “Đường Lên Đỉnh Olympia”, với một tương lai tươi sáng, nhưng đã dám công khai treo cao cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc nhà, mặc quân phục và mang phù hiệu QLVNCH như là một hình thức tôn vinh, luyến tiếc một chính thể, một quân đội chính danh đã bị bức tử. Bị cầm tù ra, anh con khắc trên cánh tay hai chữ “Sát Cộng” và rủ nhiều bạn bè tìm vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương kính cẩn tưởng niệm những người lính miền Nam đã vị quốc vong thân. Những người mê hát, mê nghe nhạc Bolero, chắc hẳn ít nhiều đều mang trong lòng những hoài niệm, suy tư, cảm xúc như thế.
Những nhạc sĩ miền Nam, đang còn sống như Lam Phương, Lê Dinh, Song Ngọc… hay đã mất ở hải ngoại như Trần Thiện Thanh, Trịnh Hưng, Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Bằng,… hoặc chết ở quê nhà trong nghèo nàn khốn khó như Trúc Phương, Thanh Sơn… khi sáng tác những bản nhạc Bolero chắc họ không ngờ đã tạo thành những vũ khí vô hình nhưng ghê gớm, làm mê mẩn hàng mấy chục triệu người sống trong chế độ Cộng sản, có sức xoi mòn và làm sụp đổ chế độ tàn ác man rợ này. Mặc dù bọn tà quyền vẫn đang sống thoi thóp, dựa vào bạo lực, và sự kết họp mong manh của đám đồng chí cùng băng đảng, để chia chác quyền lợi, tài sản cướp bóc của nhân dân và sẵn sàng “mỏi gối quì mòn sân Tàu phủ”, nhưng bên trong thực sự đã mục rữa, thối tha, chia bè kết nhóm để tranh giành, thanh toán lẫn nhau. Lòng dân sẽ thay đổi nhanh chóng khi Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.
Cả một đất nước như đang bị ngón sóng thần Bolero tràn ngập, làm thay đổi não trạng và nỗi khao khát của con người, biết đâu sẽ dẫn đến việc sụp đổ cả thành trì của một chế độ từng lên án, tìm mọi cách để ngăn cấm, triệt tiêu nó. Thêm một chỉ dấu báo hiệu cho ngày tàn của CSVN
4/9/17
Ca sĩ Khánh Ly: ‘Đời tôi chỉ phụ duy nhất một người’
(TNO) Ca sĩ Khánh Ly chia sẻ riêng với phóng viên Thanh Niên Online về những góc khuất trong cuộc đời, nhân chuyến bà về nước, chuẩn bị cho đêm nhạc Tình khúc cho em tại Đà Nẵng ngày 19.9.
Show Khánh Ly live concert in Saigon diễn ra 20 giờ tối 2.12 tại Nhà thi đấu Quân khu 7, TP.HCM. Khánh Ly cùng các ca sĩ Ý Lan, Hồng Nhung, Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà, Quang Thành sẽ hát Diễm xưa, Hạ trắng, Như cánh vạc bay, Tuổi đá buồn, Dấu chân địa đàng, Ở trọ, Lặng lẽ nơi này, Người già em bé, Người mẹ Ô Lý… Trong liveshow này, Khánh Ly tự làm MC, tự dẫn dắt câu chuyện của chính mình.
Sau liveshow, Khánh Ly sẽ có các đêm diễn thiện nguyện tại Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn, Cần Thơ, Huế. Tại những nơi đi qua nữ ca sĩ sẽ trích một phần tiền của mình ủng hộ những số phận kém may mắn.
|
Thúy Hằng
http://thanhnien.vn/van-hoa/ca-si-khanh-ly-ky-niem-trinh-cong-son-thi-phai-giau-di-768848.html
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM NHỮNG DANH CA VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH THẬP NIÊN 1940, 1950
Nền tân nhạc Việt Nam có lịch sử lâu dài với những thế hệ sáng tác và trình diễn rất tài hoa và phong phú. Hành trình đi tìm lại tin tức những danh ca vang bóng một thời trên các Đài phát thanh Pháp Á, Hà Nội, Huế và Sài Gòn vào thập niên 1940, 1950. Chúng tôi muốn thực hiện một công trình nghiên cứu về thời kì đầu của tân nhạc nhằm phục vụ cộng đồng. Và mục đích lớn lao hơn tưởng nhớ lại những tên tuổi các danh ca vang bóng một thời của tân nhạc Việt Nam. Trong hàng ngũ này, có người đã vào hàng 80,90 tuổi và có thể có người đã nằm xuống. Quý vị nào từng quen biết, họ hàng hay bạn bè xin thông tin giúp về những vị ca sĩ ấy! Xin thành thật cảm ơn!
1/ Cô Hoàng Yến: Ca sĩ đài phát thanh Sài Gòn. Thường song ca cùng ca nhạc sĩ Ngọc Bích
2/ Cô Hoàng Lan: định cư tại Pháp, cùng thời ca sĩ Hải Minh ( tức giáo sư Trần Văn Khê), chồng là nhạc sĩ Nguyễn Văn Thông. Có thâu âm nhiều bài hát cho hãng đĩa Oria 78 vòng.
3/ Cô Hoàng Ly: ca sĩ đài Pháp Á
4/ Cô Huyền Anh: ca sĩ đài Pháp Á
5/ Cô Kiều Nga: ca sĩ đài Pháp Á, có thâu âm cho hãng đĩa đá Oria 78 vòng.
6/ Cô Kiều Tiên: ca sĩ đài Pháp Á
7/ Cô Sơn Ca: ca sĩ trong ban Tự Lực Kịch Đoàn, thường hát đại nhạc hội
8/ Cô Diệu Thanh: ca sĩ đài phát thanh Sài Gòn
9/ Cô Tuyết Lan: ca sĩ đài Pháp Á
10/ Cô Kim Nguyên: ca sĩ ban Thần Kinh Nhạc Đoàn. Cùng thời ca nhạc sĩ Mạnh Phát, Thu Hồ, Lê Mộng Nguyên
11/ Cô Tuyết Minh: ca sĩ đài phát thanh Hà Nội. là vợ nhạc sĩ vũ khánh ( anh của nhạc sĩ vũ thành)
12/ Cô Minh Ngọc: ca sĩ đài phát thanh Hà Nội
13/ Cô Tuyết Hồng: ca sĩ ban Sầm Giang
14/ Cô Thanh Vy: ca sĩ ban Sầm Giang
15/ Cô Giáng Vân: ca sĩ đài phát thanh Sài Gòn
16/ Cô Ngọc Hân: ca sĩ trong ban nhạc Kim Thanh, của nhạc sĩ Võ Đức Tuyết
17/ Cô Kim Bằng: ca sĩ đài phát thanh và phòng trà Sài Gòn
18/ Cô Thu Thu: ca sĩ ban Thần Kinh Nhạc Đoàn
19/ Cô 0anh Oanh: ca sĩ ban Thần Kinh Nhạc Đoàn
20/ Ca sĩ Kim Tiêu: ca sĩ đài phát thanh Hà Nội, là bạn thân của nhạc sĩ Văn Cao
21/ Ca sĩ Trọng Nghĩa: ca sĩ đài phát thanh Sài Gòn, thường song ca cùng ca sĩ Ngọc Hà
22/ Ca sĩ VIệt Ấn: ca sĩ phòng trà Sài gòn
23/ Ca sĩ Thanh Hiếu: ca sĩ đài phát thanh Hà Nội
Giáo Sư Nguyễn Phụng, giám đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ Sài Gòn, trong buổi hội thảo tại tòa soạn báo Văn Đàn vào Tháng Ba 1963, thảo luận về tình trạng và đời sống của nghệ sĩ sân khấu nước nhà.
Giáo Sư Nguyễn Phụng, nguyên là sinh viên du học, theo học trường nhạc bên Pháp, từng tiếp xúc học hỏi ngành kịch nghệ của nhiều quốc gia Âu Châu.
Khoảng 1957 sau khi tốt nghiệp, ông được mời về làm giám đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc. Thời gian sau trường mở thêm lớp kịch nghệ, và thời điểm này một số nghệ sĩ cải lương, nhạc sĩ kỳ cựu được mời dạy cổ nhạc và diễn viên sân khấu. Trong số có các nghệ sĩ tiền phong Năm Châu, Phùng Há, Năm Nở, Duy Lân. Các nhạc sĩ kỳ cựu Hai Khuê, Chín Trích…
Thuyết trình về tình trạng và đời sống của nghệ sĩ sân khấu, có đoạn Giáo Sư Phụng nói:
“Những khuyết điểm về đời sống nghệ sĩ sân khấu là do chủ gánh quá thiên về tài lợi hơn là nghệ thuật, hoặc quá câu nệ cái nhất thời, không lưu tâm đến cái trường cửu. Chúng tôi không muốn so sanh với các nước tiên tiến, không đòi hỏi một trình trạng y như ở các nước Ý, Pháp, Đức hay Mỹ, cái gì ở đời cũng tương đối mà thôi.
Ở đây, làm thế nào ngày nay chúng ta còn một Năm Châu, một Phùng Há, cũng là điều đáng mừng lắm rồi. Tại sao tôi nói “đáng mừng”?
Bởi vì theo đà sinh hoạt hiện thời, một anh kép, một cô đào hát suốt trong 1 tháng, đêm nào cũng hát đến 12 giờ, chưa nói đến chuyện vãn hát còn đi ăn uống, tôi dám chắc không có nghệ sĩ nào trên thế gian này có thể chịu đựng lối sinh hoạt đó. Ở các nước, khi người nghệ sĩ ký hợp đồng với chủ gánh, bầu gánh, thì hợp đồng nêu rõ rằng trong một mùa trình diễn, chủ gánh sẽ đem ra diễn mấy vở tuồng? Người nghệ sĩ ký hợp đồng đó đã thương lượng với ông chủ gánh rằng mình sẽ đóng trong mấy vở và đóng vai gì?
Để bảo vệ sức khỏe nghệ sĩ, người ta phải sắp đặt cho anh kép này, cô đào kia, hát xong thì trong vòng ba đêm liên tiếp hoặc một tuần mới diễn lại được, chứ không thể nào như ở nước ta. Tôi dám chắc rằng dù cho nghệ sĩ Đức quốc là những người to tướng như quí vị từng thấy mấy người soprano, hay ténor, to lớn khổng lồ, mà nếu họ phải sinh hoạt theo nền nếp của nghệ sĩ Việt Nam mình, thì trong vòng một tuần là họ đi vô nhà thương, hoặc vô nhị tì.
“Chúng tôi nhận thấy đó là khuyết điểm lớn nhất, và tai hại rất lớn cho nghệ sĩ mà vô tình nghệ sĩ không màng tới. Nghệ sĩ ta sống một cách quá nhất thời: “Lúc nào tôi còn ca được sáu câu vọng cổ, tôi còn ăn khách, thì tôi vẫn sống. Tôi không nghĩ đến ngày mai”!
Giáo Sư Nguyễn Phụng làm giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ cho đến năm 1970 thì ông mất chức. Ông có quốc tịch Pháp, tên là Michel. Không biết ông về Tây trước hay sau 1975, nhưng rất thường gởi thơ về thăm bạn bè và người cộng tác cũ.
Nghe nói sau phần thuyết trình của giáo sư Nguyễn Phụng, thì có người nói rằng nghệ sĩ bên trời Tây, bên Âu Châu nghỉ hát họ cũng ăn bơ sữa đâu có đói. Chớ còn nghệ sĩ Việt Nam mình chỉ một buổi chiều tối trời đổ mưa, không có khán giả phải nghỉ hát thì mọi người đều buồn ra mặt.
Bởi nghỉ hát một bữa là thiếu hụt rồi, chớ một đêm hát rồi nghỉ 5, 7 ngày thì chắc phải húp cháo chớ làm gì có cơm mà ăn.
Đúng vậy, mấy bữa trời mưa ai ở gần rạp hát thì thấy bữa cơm hội của đào kép công nhân chỉ có rau luộc, nước mắm là thường.
Vào khoảng 1952 – 1953 gánh hát Thanh Minh của bầu Lư Hòa Nghĩa – Năm Nghĩa thường hay hát ở rạp Đông Vũ Đài trong khuôn viên Đại Thế Giới, và rạp Thành Xương gần sòng bạc Kim Chung Sài Gòn.
Khán giả của đoàn Thanh Minh lúc bấy giờ đa số ở miền Lục Tỉnh, họ đi ghe chuyên chở hàng hóa nông phẩm lên đậu ở Bến Hàm Tử và Cầu Ông Lãnh chờ lên hàng. Trong thời gian chờ đợi bán hàng cho các chủ vựa, mỗi tối họ đổ lên hai rạp nói trên mua vé coi cải lương, mà phần đông nói rằng để nghe Út Trà Ôn ca vọng cổ. Và người ta nói suốt năm Út Trà Ôn không vắng mặt buổi hát nào. Vậy mà Cậu Mười vẫn mạnh khỏe, đúng như nhận định của Giáo Sư Nguyễn Phụng vậy.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/vnm267-07012016134458.html
21/06/2016 21:48
Nhiều người thắc mắc rằng thế hệ ca sĩ ngôi sao một thời đang làm gì khi họ không còn thường xuyên đi hát? Có người chọn thú điền viên, có người lo công việc kinh doanh, ra nước ngoài làm ăn sinh sống… nhưng cũng không ít trường hợp cố níu kéo chút hào quang còn lại vì không hát chẳng biết làm gì. Nhiều ngôi sao thế hệ cũ đang cảm nhận sự đào thải đến tàn nhẫn của thị trường giải trí.
Vinh quang cũ – công chúng mới
Thực tế, có những live show của ca sĩ ngôi sao một thời được hình thành từ nhu cầu hoài niệm của người hâm mộ. Thu Phương được xếp ở vị trí 1 trong 5 giọng ca hàng đầu của showbiz Việt một thời bởi những chuẩn mực về giọng hát, kỹ thuật và danh sách dài những ca khúc ăn khách. Thế nhưng, live show của Thu Phương hồi đầu năm đã khiến nhiều người ái ngại vì lượng khán giả không như mong đợi. Thông tin từ chính người trong cuộc tiết lộ: “Ca sĩ đồng nghiệp (cả người tham gia biểu diễn lẫn bạn bè thân thiết) động viên nhau mua vé VIP để khán phòng buổi diễn được đầy”.
Thực tế này phần nào lý giải cho sự chết yểu cả chuỗi dự án “Khoảnh khắc vàng” cách đây 2 năm khi những người tâm huyết muốn vực lại thị trường âm nhạc sôi động của giai đoạn 1980-1990. Với biệt đội “sao” trong mơ gồm Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, Quang Dũng, Thanh Thảo, Lam Trường, Cẩm Ly, Hồng Ngọc, chương trình được xem là một cuộc hội ngộ đầy thú vị của những ca sĩ đến với nhau bằng tâm huyết và yêu nghề nhưng đêm diễn mở đầu chỉ bán được 1/3 số ghế trong khán phòng của sân khấu Lan Anh. Sau đêm đầu tiên, chương trình cũng chấm dứt.
Đó cũng là lý do giải thích cho những đêm diễn được tung hê “đặc sản” như chương trình “The master of symphony” với 5 giọng ca: Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà và Thu Phương chỉ có thể lấp đầy khán phòng nhờ suất tài trợ mua vé từ một thương hiệu. Dù được các phương tiện truyền thông tán dương bằng những lời hoa mỹ nhưng với đại đa số khán giả trẻ, đây là một đêm nhạc không mấy nổi bật. Với thị hiếu của khán giả hiện tại, việc một trong các “diva” hàng đầu Việt Nam biểu diễn trong các bar có phí phụ thu thấp hơn một ca sĩ trẻ đang ăn khách và lượng khán giả cũng chỉ bằng một nửa là điều dễ hiểu.
Đại diện một đơn vị tổ chức sự kiện cho biết có đến 90% nhãn hàng yêu cầu ca sĩ trẻ tham gia biểu diễn trong chương trình quảng bá của họ để thu hút khán giả dù thừa nhận nhiều ca sĩ trẻ hiện nay hát thua xa những ngôi sao ngày trước. “Đó là điều tất yếu khi khán giả hiện nay chỉ biết những giọng ca cùng thế hệ với mình. Thậm chí, một ca sĩ nhiều người cho là “không biết hát” nhưng lại là gương mặt để bán vé trong nhiều chương trình biểu diễn ở cả trong nước lẫn tour nước ngoài” – một bầu sô nói.
Công chúng nào, ca sĩ đó
Vài năm gần đây, ca sĩ Thanh Thảo gần như chuyển hẳn sang Mỹ sinh sống. Những buổi diễn của chị ở nước ngoài, phục vụ kiều bào… nhiều hơn ở Việt Nam. Đây cũng là tình trạng chung của thế hệ ca sĩ thập niên 1980-1990. Cả Quang Dũng, Quang Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh… đều đắt sô châu Âu và Mỹ hơn Việt Nam. Ngoài một số chương trình biểu diễn sự kiện theo yêu cầu của các nhãn hàng, các ngôi sao trước đây gần như không xuất hiện trong các chương trình biểu diễn thu hút khán giả thường thấy trong nước.
Không phải tự nhiên những cái tên Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Quang Dũng, Cẩm Ly, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Đan Trường, Lam Trường, Quang Linh… lại chấp nhận làm giám khảo hay dẫn chương trình như Thanh Thảo trong các chương trình truyền hình giải trí. Ngoài mức thù lao hấp dẫn, sân chơi này còn có ý nghĩa là “show diễn” để quảng bá sự hiện diện của họ trên thị trường giải trí. “Không đi hát, không biết làm gì”, đó là tình cảnh chung của nhiều ca sĩ. Vì vậy, việc tổ chức live show kỷ niệm nhiều năm đi hát dù rất tốn kém song cũng là cách để ca sĩ “hâm nóng” lại danh tiếng, như nhận xét của người trong giới.
Ca sĩ Thanh Thảo đang tất bật chuẩn bị cho live show kỷ niệm 20 năm ca hát tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội) vào ngày 8-7 tới. Khách mời biểu diễn trong chương trình là Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng, Đan Trường, Lam Trường, Dương Triệu Vũ. Những dự báo khán giả “không đông”, “không bán được vé” là khả năng có thể xảy ra. “Khán giả bây giờ chỉ thích ca sĩ Hàn Quốc hay những giọng ca Việt mang phong cách ca sĩ Hàn Quốc mà thôi” – nhạc sĩ Quốc An nhận định.
Đây cũng chính là lý do vì sao live show nhạc sĩ Việt Anh với những giọng ca đình đám một thời, dù đã gần đến ngày diễn ra vẫn chưa tìm được nhà tài trợ cho chương trình.
Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ hiếm hoi và may mắn “sống lâu” với nghề nhờ có “bài” riêng. Dù vậy, điều không thể phủ nhận là lượng khán giả của anh đã ít hơn trước và những đêm diễn cũng không còn “sốt” như trước đây.
Ai cũng có công việc riêng ngoài ca hát
Thú vui của ca sĩ Lam Trường hiện tại là du lịch đây đó cùng gia đình và chụp ảnh. Ca sĩ Đan Trường kín lịch với công việc kinh doanh (trà sữa) tại Mỹ. Kasim Hoàng Vũ bận rộn quản lý các cửa hàng làm móng tại Mỹ. Trong khi đó, ca sĩ Mỹ Tâm thỉnh thoảng có vài dự án âm nhạc và đó gần như chỉ là công việc phụ cho hoạt động kinh doanh của cô. Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương tập trung kinh doanh bất động sản. Ca sĩ Mỹ Linh tất bật với trường dạy âm nhạc và các khóa đào tạo năng khiếu cho các bé thiếu nhi của vợ chồng mình. Ca sĩ Phương Thanh làm công ty tổ chức sự kiện, đóng phim… Hồng Ngọc, Thanh Thảo, Trần Thu Hà ở hẳn tại Mỹ với công việc riêng bên cạnh ca hát vào cuối tuần. Quang Linh, Quang Dũng… cũng ở Mỹ nhiều hơn Việt Nam.
Bài và ảnh : Thùy Trang
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/showbiz-dao-thai-that-tan-nhan-20160621214228349.htm