Những Bài Hát Ca Trù Hay Nhất Tuyển chọn
- Hồng hồng tuyết tuyết
- Thét Nhạc
- Hỏi Gió
- Hồ Tây
- Ngàn Đời
- Hương Sơn Phong Cảnh
- Gặp Xuân
- Kể Chuyện
- Tỳ Bà Hành
- Quan Hoàng Bát
- Đắc Phản
- Gửi Thư
- Say
- Giả Cánh Điếc
- Hát Ru
Ca trù (歌籌) “Tally Card Songs” also known as hát ả đào or hát nói, is an ancient genre of chamber music featuring female vocalists, with origins in northern Vietnam.[1] For much of its history, it was associated with a geisha-like form of entertainment, which combined entertaining wealthy people as well as performing religious songs for the royal court.[2][3]
Ca trù is inscribed on the list of Intangible Cultural Heritage in need of Urgent Safeguarding in 2009.[2]
There are different myths and theories related to ca trù’s conception. One story states that a woman named Ả Đào created the genre, having charmed the enemy with her voice (thus explaining one of the genre’s alternate names: Hát ả Đào). Another theory points to a woman named Đào Thị, a talented musician who was beloved by the Lý Dynasty imperial court. This theory also claims that ever since the time of Đào Thị, in admiration of her, women who held a profession as singers (such as ca trù singers) were referred to as Đào nương (“nương” here refers roughly to “maiden” or “lady”). The latter is true although this term is no longer widely used in modern Vietnam.[4]
What is known for sure is that ca trù started off like many of Vietnam’s arts as being a form of entertainment for the royal court. Officially ca tru count the age of their profession since The Later Ly dynasty (Vietnamese: Nhà Hậu Lý, 1010—1225), at that time musicians called Vietnamese: hát khuôn performed only on religious court ceremonies.[5] It was only later on that it branched out into being performed at small inns. Indeed, it was mainly scholars and other members of the elite who enjoyed the genre, which was somewhat inaccessible to the masses (who enjoyed the Hát chèo opera genre much more).
In the 15th century ca tru spread through Northern Vietnam. The artists might be called to celebrate a son’s birth, or to celebrate the signing of a contract. Ca tru were outside of the caste system, so they could entertain the most noble clients.[6]
In the 19th century, after Vietnam was colonized by French, Ca Tru had significant changes. Beside the noble clients, who have very high education, there was a new class of Vietnam’s society who worked for the French government, they were rich but most of them didn’t have good education. At that time, Vietnamese people looked down to the people who cooperated with French, that thought made those people came to Ca Tru because it made them feel they’re equal with noble people. Ca Tru required a very high education from the clients which the new class didn’t have. Couldn’t enjoy the art of Ca Tru, those people look for another thing, sex. Ca Tru slowly became a type of prostitution.
In the 20th century, ca trù nearly died out. When the Communists came to power after the 1945 August Revolution, Ca Trù was systematically suppressed, becoming associated with prostitution and the degradation of women.[7] Consequently, before 1976 there existed only two ca tru: Vietnamese: Nguyễn Xuân Khoát[5] and Vietnamese: Quách Thị Hồ.[8] Later they both started to revive the tradition of ca tru. In actuality, men were allowed many wives in the past and having extramarital affairs was nothing shocking. Thus, it was commonly known that many famous ca trù singers did indeed have affairs with important men, but it was just something to be accepted as a part of society back then, and not a part of the profession itself.
As of 2009, extensive efforts are being made to invigorate the genre, including many festivals and events where several types of ca trù (among other related arts) are performed. Vietnam has also completed documents to have ca trù recognized by UNESCO as an Intangible Cultural Heritage.
By 2011 there were 140 ca tru from 23 clubs.[9]
Ca trù, like many ancient and highly developed arts, has many forms. However, the most widely known and widely performed type of ca trù involves only three performers: the female vocalist, lute player and a spectator (who also takes part in the performance). Sometimes dance is also performed at the same time.[10]
The female singer provides the vocals whilst playing her phách (small wooden sticks beaten on a small bamboo bar to serve as percussion).
She is accompanied by a man who plays the đàn đáy, a long-necked, 3-string lute used almost exclusively for the ca trù genre.[11]
Last is the spectator (often a scholar or connoisseur of the art) who strikes a trống chầu (praise drum) in praise (or disapproval) of the singer’s performance, usually with every passage of the song. The way in which he strikes the drum shows whether he likes or dislikes the performance,[2] but he always does it according to the beat provided by the vocalists’ phách percussion.
The number of ca tru melodies is 56, they are called Vietnamese: thể cách.[10]
New observers to the art often comment on how strikingly odd the vocal technique sounds, but it is the vocals themselves that are essential in defining ca trù.
Ca trù literally translates as “tally card songs.” This refers to the bamboo cards men bought when they visited ca trù inns, where this music was most often performed in the past. Men would give the bamboo cards they purchased to the woman of choice after her performance, and she would collect money based upon how many cards she was given.
Scholar-bureaucrats and other members of the elite most enjoyed this genre. They often visited these inns to be entertained by the talented young women, who did not only sing, but with their knowledge of poetry and the arts could strike up a witty conversation along with serving food and drink.
Besides these inns, ca trù was also commonly performed in communal houses or private homes.[7]
Along with efforts made to preserve the genre, ca trù has been appearing in much of recent Vietnamese pop culture, including movies such as the award-winning film Mê thảo: thời vắng bóng, or its mention during popular entertainment shows such as Paris by Night. It has even been used in Vietnamese pop music, where many artists have attempted to successfully synthesize ca trù (or aspects of it) with pop or other modern genres.
Bich Cau Dao Quan Club, founded in 1992, now has 90 members, 30 or 40 of whom gather on a given Saturday evenings. The oldest artist is 88 years old. According to the director, 50-year-old Bach Van, who trains younger singers and introduces them to classical songs: “It is very difficult to find young singers who wish to learn this art form. It is also difficult to find good teachers who can convey both the enthusiasm and the technical knowledge.”[citation needed] Bach herself studied ca trù for ten years before the Hanoi Office of Culture appointed her the club’s director.
Notable contemporary ca trù performers include
|
|
|||||
![]() Une représentation de Ca trù |
|||||
Pays * | ![]() |
||||
---|---|---|---|---|---|
Région * | Asie et Pacifique | ||||
Liste | Nécessitant une sauvegarde urgente | ||||
Fiche | 00309 | ||||
Année d’inscription | 2009 | ||||
* Descriptif officiel UNESCO |
|||||
modifier ![]() |
Le Ca trù (歌籌) est une forme de poésie chantée de la musique vietnamienne pratiquée au nord du pays depuis le XIe siècle1.
« Le chant Ca trù » a été inscrit en 2009 par l’UNESCO sur la liste du patrimoine immatériel nécessitant une sauvegarde urgente car les musiciens de Ca trù sont pour la plupart âgés et leur nombre est en diminution2.
Le Ca trù est officiellement apparu sous la dynastie Lý au XIe siècle. Au départ il était appelé Hát Khuôn et était joué lors des rites royaux ou religieux. Plus tard le style s’est répandu dans divers événements comme les banquets ou mariages sous le nom Hát Hàng Ho. Le Ca trù utilisait des castagnettes en bambou comme principal instrument et les spectateurs accompagnaient le chanteur avec des toms. Ca Trù est aussi nommé Hát Nhà Trò, Hát Thưởng, Hát Cửa Quyền, Hát Cửa Đình ou Hát ả đào.
La pratique du Ca trù a décliné durant l’Indochine française1 et les guerre d’Indochine et guerre du Viêt Nam2.
Avant 1945 il y avait encore de nombreux endroits où le Ca trù était joué mais le Ca Trù est alors devenu le Cô Đầu, joué par une seule femme, similaire à une geisha. Il a alors été combattu car considéré comme un symbole de la classe dirigeante1.
Les groupes de Ca trù sont composés de trois personnes, une chanteuse et deux instrumentistes. La chanteuse utilise des techniques respiratoires et le vibrato pour produire des ornementations sonores uniques2 tout en jouant du phách, un morceau de bambou frappée avec deux morceaux de bois1.
De nombreux textes de Ca trù ont été produits par les poètes Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Dương Khuê et Tản Đà1.
Deux instrumentistes accompagnent la chanteuse de la sonorité profonde du Đàn đáy (en), un luth à trois cordes, et du rythme énergique d’un trống chầu, un tambour d’éloge. Certaines représentations de Ca trù comprennent également de la danse2.
29 Tháng Sáu 2015 – 7:34:39
(VOV5) – Vậy là giới âm nhạc Việt Nam lại bùi ngùi tiễn đưa cây đại thụ của nên cổ nhạc Việt Nam tới cõi Về. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị một góc nhỏ trong sự nghiệp nghiên cứu âm nhạc dân gian – đó là nghệ thuật ca trù mà chúng tôi có dịp may mắn trò chuyện cùng ông.
![]() |
GS.TS Trần Văn Khê và ca nương Phạm Thị Huệ. Ảnh: theo motthegioi.vn |
Nghe chi tiết tại đây:
TAG
VOV5 , GS.TS Trần Văn Khê , qua đời , sự nghiệp , âm nhạc , cổ truyền , truyền bá , cổ nhạc , thế giới , ca trù
=
09:15 11/04/2015
Nhà vốn có nghề hát từ mấy đời, nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu ở Chanh Thôn, xã Văn Nhân, Phú Xuyên – Hà Nội được học ca trù từ năm 11 tuổi, bà nội dạy cho. Bà nội trước là ca nương có tiếng, từng thi hát được giải, vào tận trong Huế hát cho vua quan nghe. Còn bố bà Khướu là ông trùm ở tổng Vạn Điểm xưa, cụ Nguyễn Văn Tệnh những năm trước 1945 từng mở nhà hát riêng, từ tận Đáp Cầu bên Bắc Ninh về đến gần nhà, hết ở Thường Tín rồi về Đỗ Xá, Cầu Giẽ, Cầu Guột…, thuộc Phú Xuyên – Hà Nội bây giờ.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu. |
Nhà sẵn nghề như thế, con gái được đặt tên là Khướu, mong sau này nối nghiệp, nên khi đang học hát, bà Khướu đã được theo “hầu” bà, “hầu” bố, “hầu” các ca nương. “Tôi lúc đó còn bé nên đi theo nghe để học cách hát. Giời bức bối, người ta ngồi hát thì mình quạt cho người ta. Mới là học việc thôi nên không có công. Lâu lâu đỡ đần người ta chút ít thì được nửa công”, bà Khướu kể.
Học ca trù khó! Luyện học lời, học lối hát này, lối hát khác, rồi đến điệu hát, mà học theo miệng nên lâu lắm mới thuộc! Giọng thì lại… “nhà quê” nữa, phát âm rất nặng, nhưng khi hát ra thì yêu cầu tiếng phải nhẹ, giọng phải chuẩn. Cho nên trẻ con cứ mạnh dạn hát theo, rồi được người lớn chỉnh cho, lâu dần thành quen.
Chứ hồi đó thì, bà nhớ lại: “Tôi mù chữ, các cụ dạy tôi cũng mù chữ. Con gái thì làm gì được đi học chữ đâu! Nhưng người ta hát thành nghề rồi, bắt được câu hát thì nghe nó không ngọng, không nặng nề”. Rồi khi hát còn phải nương theo bàn tay gõ phách, theo tai nghe tiếng đàn của ông kép, chứ không phải tự mình muốn hát thế nào cũng được. Cho đến 14 tuổi, học tập nhuyễn ra rồi mới được vào hát chính thức. Nhiều người nghe, quý cô bé con có giọng hát tốt, thuộc nhiều, chuyển bài này bài khác cũng khéo. Mỗi tội, bé nên chóng buồn ngủ, đi ngủ trước. Từ hồi đang học đã có những tối các cụ bảo, đánh thức “nó” dậy bảo “nó” hát.
Hồi đó bà Khướu đi hát rất nhiều nơi, cứ có hội hè, có đám khao, đám cưới là đi, thường vào các tháng giêng, tháng Hai, tháng Tám. Gần cả chục làng, người ta đã có lời sẵn với ông trùm Tệnh, nên cứ đến kỳ có việc làng là họ mời về hát. Mùa đông với mùa hè nơi nơi bận cày bừa cấy hái thì nghỉ, vừa làm việc nhà vừa luyện giọng hát cho nó mượt.
Mà đã hát thì ôi thôi, giữ giọng ghê lắm! Kiêng khem đủ thứ. Con gái không uống rượu, phải rồi, ai cho uống rượu được! Lại không được ăn mỡ, không ăn cay, ăn tanh, trước khi đi hát cũng không được ăn no.
“Có lần sang bên Hưng Yên bên kia sông, lúc rỗi, mấy chị em ra chợ chơi. Về ông cụ tôi còn bắt há mồm ra…, khám xem có ăn linh tinh cái gì không”, bà Khướu cười hấp háy đôi mắt.
Chỉ có mấy năm thôi mà bà Khướu cùng mấy người anh chị em trong họ đi hát khắp vùng. Có khi một tối đi hát, chia nhóm ra đi tận mấy cửa đình. Mỗi đình phải có hai người hát, một người đàn. Hát bên này sông, qua cả sông sang bên Ân Thi – Hưng Yên, đi hát rất nhiều nơi bên đó. Ngẫm nghĩ chuyện xưa, bà Khướu cũng có tiếc đôi chút vì mình sinh ra vào cái thời sắp hết ca trù, không được như bà nội, như bố, nhất là lớp người như bà nội, được sống trọn vẹn với câu hát mình yêu thích.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu biểu diễn tại Viện Âm nhạc, trong Liên hoan ca trù toàn quốc, năm 2011. |
Vì chỉ hát được vài năm thôi, khi đang tuổi thiếu nữ thì Cách mạng tháng Tám nổ ra, rồi chiến tranh, bà theo thanh niên trong làng cùng với lực lượng du kích đi phá hoại, quấy rối đồn địch, cho đêm nó ngủ không ngon, nó sợ, lực lượng tiêu hao, cho bộ đội chủ lực về tiêu diệt sinh lực, đánh đồn bốt. Hồi chống Pháp, làng Chanh Thôn của bà cũng là điểm bị lùng sục, vây ráp ghê lắm! Nhà bà Khướu cũng theo làng chạy tản cư.
Trước nó mới đánh vào làng thì dân chạy vào Ứng Hòa, khu Cháy. Rồi nó san phẳng khu Cháy để không còn chỗ trú của Việt Minh nữa thì mọi người chạy vào Mỹ Đức. Nó xâm chiếm Mỹ Đức thì vào tận Hòa Bình.
“Chạy tản cư, rồi lại về, lấy nghề đồng áng mà sống. Hết chiến tranh chống Pháp lại đến chống Mỹ. Vùng này bị đe dọa nhiều, nó bỏ bom nhà máy đường đầu xã, nhà máy dầu cuối xã. Đời tôi chết hụt mấy lần đấy”, bà Khướu kể.
Hồi cải cách ruộng đất gia đình cũng gặp khó khăn một chút. Ông cụ Tệnh bị quy địa chủ, nhưng nhà lại là cơ sở cách mạng, ban ngày thì canh gác cho cán bộ, giặc nó đi tuần thì lại bảo anh em xuống hầm, nó đi thì mở hầm cho anh em lên. Cho nên khi sửa sai thì được gọi là địa chủ yêu nước. Nghề hát nuôi sống gia đình một thời, sau này cũng không bị dè bỉu, vì có lẽ ca trù với người nông thôn xa gần cũng đã quen thuộc rồi. Nhưng người biết hát cũng chỉ giữ lấy mà thôi, không có dịp, không có cơ hội, cũng không được khuyến khích hát lại.
Gì thì cũng là tàn dư cũ rồi, phải lẳng lặng mà để trong lòng thôi! Nhớ quá thì lâu lâu lẩm nhẩm hát một mình, hay mấy anh chị em lúc vắng vắng ngồi ôn lại với nhau. “Sau này có lần chúng tôi ngồi hát với ông anh trong họ. Tôi còn bảo, hay chúng ta cứ hát rồi mướn người ghi băng cho. Vậy là bốn người ngồi hát, vừa hát, đệm, đánh trống, ghi vào một cái băng cát-sét, cũng được mấy lối”, bà Khướu cười nhớ lại. Cứ thế, câu hát lặng lẽ cùng bà và mấy người cùng lứa hát ngày xưa suốt hơn nửa thế kỷ. Cho đến tận mãi sau này, vào năm 2007, một ông trong làng có con gái là diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội, ngày nọ lên nhà hát thăm con. Nghe một ông khác trên đó nói chuyện ca trù, ông này mới bảo tưởng gì chứ làng tôi cũng có.
Có là có thế nào? Người ta mới tìm về, cán bộ Sở Văn hóa Hà Tây trước kia vào gặp các cụ, rồi đến GS Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đến nhạc sĩ Đặng Hoành Loan là lãnh đạo của Viện Âm nhạc… Khi đó nào còn mấy ai! Bà Khướu nghĩ cũng thấy ngậm ngùi, khi người ta tìm đến, ghi nhận mình là người hát ca trù thì mình cũng đã… già rồi, có say mê nhưng sức, giọng cũng không còn như xưa nữa, như cái hồi đi hát toàn đi bộ, mấy anh chị em dắt díu nhau qua đồng qua sông, hàng chục, hàng mấy chục cây số.
Giờ thì những người kỳ cựu theo đòi nghiệp hát khi xưa cũng chẳng còn ai ngoài bà Khướu với bà Vượn. Mà bà Vượn thì nay đã yếu nhiều lắm rồi! Bà Khướu thì còn chút sức, còn tỉnh táo hơn nhưng cũng đã thấy mỗi năm giọng mỗi khác. Ông Khoái nghệ nhân đàn đáy, năm 2007 thì còn, nay cũng đã mất rồi…
Hỏi bà Khướu sao chừng ấy năm, bao nhiêu là chuyện thời cuộc, những hiểm nguy, những khó khăn của gia đình, nhất là quá nhiều năm không được biểu diễn, câu hát không trình làng, sao vẫn nằm lòng bà đến vậy. Đơn giản thôi, bà cười, chỉ vì yêu thích mà nhớ, mà hát, mà giữ lấy. Chứ chuyện nghiệp nhà cũng chỉ là một phần thôi. Cả dòng cả dõi đi theo mà đến đời mình không hứng thú thì cũng buông thôi chứ làm thế nào! Nhưng có hát lên, tai được nghe tiếng của mình, thì lòng nó mới thỏa.
Cái nghề hát, thú hát này cũng không ép được, nên con cái bà không ai theo, không ai hát, các cháu cũng chỉ biết biết thế thôi. Cũng đành vậy, thời cuộc nó còn nhiều khó khăn, mọi người phải lo làm, lo học. Như ở trong thôn, từ dạo ca trù được khởi sinh trở lại, Câu lạc bộ (CLB) ca trù Chanh Thôn với vai trò truyền nghề chủ lực là bà Khướu và bà Vượn, đã dạy được cho một số cháu học sinh. Nhưng rồi các cháu lên cấp ba thêm bận học, lên đại học đi “thoát ly”, rồi lấy chồng về nơi khác, cũng khó mà giữ ca trù lắm! Chỉ có ai đã định cư ở đây, đã ổn về công việc thì dành được thời gian mà theo học.
“Cho nên gần đây chúng tôi thay đổi “chiến thuật”, bà Khướu cười: “Chúng tôi tập trung vào dạy cho mấy chị đã có chồng con mà thích ca hát. Các chị ấy còn chưa được lề lối gãy gọn như chúng tôi. Hát ca trù thì phải gãy gọn, lên bổng xuống trầm, tròn vành rõ chữ. Hát phải ngậm miệng, hơi thở trong họng, chứ không như ca mới hay chèo. Cuối cùng, các chị cũng vỡ vạc được ra ít nhiều rồi đấy!”.
“Giờ chúng tôi cứ dạy thôi, sao cho có người giữ được tiếng hát ca trù của Chanh Thôn này. Hát ca trù thì chỉ có giữ ở trong người thôi, chứ có ghi ra giấy, in ra sách mà không biết hát thì chẳng để làm gì! Cho nên chúng tôi phải dạy kẻo mai kia mang theo đi thì phí hoài lắm! Nhiều người cũng hỏi tôi về chuyện người ta xét phong danh hiệu này kia, tôi cũng chỉ nhiệt tình trả lời, kể chuyện về ca trù cho mọi người được việc, chứ thực tình lâu nay hoàn toàn có chế độ gì đâu. Tôi sống là sống với con cháu, với say mê của mình thôi”, nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu chia sẻ trong một ngày đông nắng ấm, khi vừa hái rau ngoài vườn.
Hỏi về ca trù ở quê bà bây giờ, bà Khướu bộc bạch: Người nghe ở quê ít lắm. CLB hàng năm hầu như chỉ diễn hội làng thôi. Cưới xin thì không. Lễ thượng thọ thì nhà nào đông con cháu, có điều kiện làm to thì mời ca trù hát. Cũng là người cao tuổi, cùng hội cùng làng, thôi thì nước non ăn uống, có đưa tiền nhưng chúng tôi không lấy, hát mừng các cụ thôi.
Chia sẻ những mong muốn cho ca trù, bà Khướu không giấu giếm: Nhiều lần gặp GS Tô Ngọc Thanh, cụ Thanh hỏi khó khăn gì, chúng tôi nói rất nhiều, người học ca trù thì cũng có, nhưng học xong Nhà nước không tuyển dụng đến, thì họ bảo thôi học cái khác. Mình thì cũng chỉ thích mà đi cho vui chứ không có chế độ gì. Vài năm trước, cụ Thanh bảo thôi thì tôi đề nghị cho các cụ “cái bảo hiểm y tế”. Nhưng rồi không có. Cụ Thanh bảo, tôi đã xin nhưng tôi không có quyền, biết các cụ khó khăn, nhưng không được duyệt. Tôi chỉ có mời các cụ đi khám miễn phí, nhưng thuốc thì phải mua. Cho nên chúng tôi cũng xin cám ơn cụ Thanh, chứ không đi.
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền có dịp chia sẻ về việc phong tặng và đãi ngộ nghệ nhân: Ngoài giấy chứng nhận danh hiệu, huy hiệu, về mặt quyền lợi vật chất, các nghệ nhân có lẽ chỉ được hưởng chút tiền thưởng đi kèm. Riêng với nghệ nhân “có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn” thì sẽ được “hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng”. Như thế, các nghệ nhân cao tuổi thuộc diện lao động tự do (vốn chiếm số đông trong môi trường hoạt động di sản), những khoản bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội cho các cụ vẫn chưa được xem xét. Trong thực tiễn mai một của nhiều di sản, mức “trợ cấp sinh hoạt” nếu có cũng không thể bảo trợ cho sức lao động nghệ thuật. Và, điều chúng ta làm được mới chỉ dừng lại ở việc phong danh hiệu, động viên tinh thần.
Ông Nguyễn Đức Nam – Kép đàn CLB ca trù thôn Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội từng chia sẻ nhân Liên hoan Ca trù toàn quốc 2014: Bẵng đi quá lâu, năm 2008, ca trù ở Đồng Trữ mới trở lại, nhưng chưa được quan tâm gì mấy. Cuối tuần cứ tự sinh hoạt, dạy và tập với nhau. Cả năm có vài lần biểu diễn nhân dịp Tết, hội làng, thượng thọ cụ nào đó trong làng, thù lao tượng trưng thôi. Vài bài ca trù rồi luồn dân ca, chèo vào, người ta nghe nhiều hơn, chứ hâm mộ ca trù còn ít lắm! Còn ông Nguyễn Đức Luống – Chủ nhiệm CLB thì mong mỏi, hiện CLB có hai nghệ nhân, cụ Trần Thị Bổng, 88 tuổi và cụ Trần Thị Gái, 84 tuổi, vẫn nhớ và vẫn dạy được, hy vọng các cụ sẽ được hỗ trợ thêm để động viên, ghi nhận công sức nhiều năm giữ gìn ca trù. |
Hoàng Thi
http://www.sggp.org.vn/amnhac/2015/1/373842/
* Phóng viên: Suốt một thời gian dài, ca trù cửa đình – vốn vẫn được các nghệ nhân coi là gốc của ca trù – gần như đã biến mất. Ngay cả những nơi từng được coi là cái nôi của môn nghệ thuật này, nhiều người cũng không còn biết đến ca trù cửa đình. Vậy, lần phục dựng này được thực hiện trên nguyên tắc nào?
* Nhà nghiên cứu BÙI TRỌNG HIỀN: Ca trù đã có tuổi đời đến cả ngàn năm lịch sử, là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu chuyên nghiệp. Từ thời Lý hoạt động của đào kép trong xã hội Việt nhộn nhịp đến mức triều đình phải đặt ra chức quan quản lý công việc làm ăn đó, gọi là quản giáp, sau này là giáo phường. Trải qua ngàn năm như vậy hoạt động của đào kép gói gọn và gắn bó chặt chẽ với cửa đình. Đình làng Việt xuân thu nhị kỳ mở hội, các giáo phường ca trù có nhiệm vụ đến hát thờ, chính vì thế ca trù có tên gọi khác là hát cửa đình. Lần phục dựng này hoàn toàn dựa trên trí nhớ của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ. Cho đến nay, trong số những nghệ nhân chúng ta biết trong 10 năm qua chỉ có mình ông hát cửa đình, còn lại đều hát ca quán. Hát cửa đình so với ca quán lệch nhau nhiều, có những làn điệu chỉ hát cửa đình và ngược lại. Số lượng và sự bề thế lớn chỉ có ở hát cửa đình, ca quán chỉ có hai người thôi.
Tài liệu có một số nhắc đến, nhưng cái bản mô tả chi tiết rất tiếc không thấy nói ở đâu. Chỉ tả chung chung, so với bản theo ghi nhớ của nghệ nhân Phú Đẹ với làn điệu cụ thể, có cái giống, cái khác. Sự khác nhau đó mang tính dị bản, quá khứ.
* Từ đâu mà anh khẳng định rằng ca trù là thể loại nghệ thuật đầu tiên bước lên sân khấu biểu diễn giải trí chuyên nghiệp?
* Hát cửa đình là tên gọi và hình thức cổ xưa nhất của ca trù. Bản thân hát ca trù, cũng nói việc hát thẻ, hát cửa đình, cửa đình chi trả tiền công bằng thẻ bằng trù, ca trù gắn với hát cửa đình. Đến cuối thế kỷ 19, 20 các đào kép mới ra các đô thị lớn để mở quán hát, nhà hát. Tôi có thể khẳng định ca trù là thể loại đầu tiên bước lên sân khấu biểu diễn giải trí chuyên nghiệp. Trước đó nó là hình thức dân gian. Phương thức quan hệ với làng Việt, phương thức chi trả bằng thẻ cũng được xác định trong lịch sử.
Theo một số tài liệu để lại thì xưa một giáo phường ca trù ôm nhiều cửa đình tại địa phương. Ví dụ giáo phường quê của nghệ nhân Phú Đẹ ở Hải Dương cai quản hai, ba chục cửa đình. Quyền hát cửa đình đó được triều đình phong kiến công nhận, truyền từ đời này qua đời khác. Những giáo phường có nhiều cửa đình quá, muốn san sẻ cho các giáo phường bạn thì họ phải mua lại hát cửa đình đó. Hay đình đó không muốn giáo phường A, muốn giáo phường B hát, thì bỏ tiền ra trả giáo phường A, mua lại bản quyền đó, khi đó mới có quyền mời giáo phường B. Việc làm ăn của đào kép xưa trải qua hàng trăm năm, trở thành mẫu mực âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đến đầu thế kỷ 20, hình thức của nó vẫn còn, nhưng được cắt bớt đi. Nhà Nguyễn có ra lệnh, sắc xuống cấp dưới, từ nay trở đi đào kép không được chi trả bằng thẻ nữa. Từ đấy các đào kép chuyển từ hát thẻ sang hát khoán, trình thức cũng rút lại. Hát thẻ rất dài, có khi kéo dài vài ba đêm, càng hát dài càng hay thì được nhiều thẻ, nhiều tiền. Còn hát khoán thì thôi. Cho nên đến thời Nguyễn trình thức hát cửa đình được rút gọn rất nhiều so với tài liệu ngày xưa. Chúng tôi có thể coi phần cha ông truyền dạy cho chúng ta hôm nay là mặt cắt lớp cuối cùng, khoảng giữa thế kỷ 20.
* Đã nhiều năm nay các phường ca trù không còn hát ca trù ở cửa đình nữa. Trong các tài liệu có nghiên cứu nhiều về đề tài này không?
* Ngày xưa hát của đình sau khi ca công vào làm lễ xong thì tuồng, chèo mới bắt đầu biểu diễn. Nói như thế thấy trình thức hát ca trù ngày xưa vô cùng quan trọng. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bình viết thời xửa thời xưa, những ca công mỗi lần đi hát dắt díu nhau mấy chục người. Tôi cho đấy là hình ảnh rất đẹp. Nếu như hiểu trình thức hát cửa đình, không chỉ có hát, mà còn có múa, diễn xướng trò diễn và giáo phường ca trù thực sự là đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp tổng hợp, với phương thức truyền dạy, sáng tạo diễn ra trong đó.
* Theo anh, đâu là khó khăn nhất trong việc bảo tồn nghệ thuật ca trù?
* Muốn bảo tồn phải có tiền. Đào kép xưa sống được bằng nghề. Ca trù là hình thức âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi nhận. Nghề càng giỏi càng nhiều tiền. Bây giờ không hoàn toàn sống được bằng nghề. Ở phương Tây, những giá trị tinh thần cao quý như nhạc cổ điển chẳng hạn, không bảo tồn bằng lòng từ thiện của người dân thì phải có nhà bảo trợ, nhà hát. Nhà hát phải được bao cấp của nhà nước, hay doanh nghiệp. Giờ đây, có cho con đi học ca trù không? Hay học nhạc nhẹ để được lên ti vi, kiếm tiền cho nhanh? Rõ ràng học ca trù rất khó, ít sự lựa chọn. Nó cần được bảo vệ, tài trợ bằng chính sách đặc biệt của nhà nước, như thế người ta mới yên tâm. Đào kép bây giờ hoàn toàn sống bằng trái tim tình yêu ca trù.
Như CLB ca trù Hải Phòng chẳng hạn. Để có thể phục dựng được canh hát ca trù cửa đình, họ đã bỏ công sức, thời gian, tiền bạc về Hải Dương, tìm nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ để xin cụ truyền nghề. Bốn tháng cứ đi lại, học tập như vậy không hề đơn giản. Song học được rồi, có giữ và truyền được cho thế hệ kế tiếp hay không lại là câu chuyện khác. Nhiều người yêu, giỏi ca trù lắm nhưng còn gánh nặng cơm áo vì thế cái khó nhất theo tôi đúng vẫn là kinh tế.
http://citinews.net/giai-tri/dung-chu-tam-de–giu-lua–ca-tru-5GEZYEA/
, các chương trình âm nhạc truyền thống…, tiếp xúc và trò chuyện với chị, tôi hiểu rằng trong từng mạch máu của người phụ nữ tuổi đời ngoài 40 này luôn căng tràn tình yêu với ca trù.
Đem ca trù ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Phạm Thị Huệ có khuôn mặt trăng rằm phúc hậu, ánh mắt to tròn thăm thẳm, dáng vóc mảnh mai và đôi môi lúc nào cũng mỉm cười khiến người đối diện phải… ngẩn ngơ dù hiện nay chị đã 41 tuổi. Thi đỗ Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia) khi 8 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học (năm 1996), chị được giữ lại trường phụ trách bộ môn Đàn tỳ bà tại Khoa Nhạc cụ truyền thống. Từ bấy đến nay, chị cứ âm thầm “giữ lửa” ca trù, đồng thời nhiệt huyết đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với bạn bè quốc tế thông qua hoạt động nghề nghiệp.
Ca nương Phạm Thị Huệ.
Vượt qua mọi nỗi buồn trong hạnh phúc gia đình tan vỡ hơn chục năm trước, Phạm Thị Huệ đã tận lực đến ca trù. Ca trù đối với Phạm Thị Huệ là một điều gì đó không thể thay thế. Với lời ca, tiếng đàn, nhịp phách điêu luyện của các tác phẩm ca trù như Tỳ bà hành, Thề non nước, Hồng hồng tuyết tuyết…, năm 2006, chị được công nhận là “đào nương” – một danh xưng chỉ dành cho người phụ nữ hát ca trù thật sự xuất sắc. Không lâu sau đó, chị được chọn làm Chủ nhiệm giáo phường ca trù Thăng Long (hoạt động tại số nhà 87 phố Mã Mây, Hà Nội). Gần chục năm qua, vào các tối thứ 3, 5, 7 hàng tuần, địa chỉ 87 Mã Mây là điểm đến của nhiều du khách quốc tế bởi thời gian đó, ca nương Huệ cùng các nghệ sĩ trong giáo phường đang cất cao lời ca, nhịp phách, tiếng trống của nghệ thuật ca trù.
Đam mê với ca trù ngày càng lớn, Phạm Thị Huệ hiểu rằng cần đưa môn nghệ thuật truyền thống này đến với bạn bè quốc tế để họ biết được ở Việt Nam có một bộ môn âm nhạc là di sản vốn quý. Và rồi, bằng tài năng và tạo dựng được lòng tin đối với lãnh đạo trường nơi chị đang công tác, Phạm Thị Huệ đã hiện thực hóa được điều ước khi đem ca trù đến với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chị từng khăn gói thân gái dặm trường dưới hình thức “được cử” qua Thái Lan, Thụy Điển giảng dạy và giới thiệu âm nhạc truyền thống, trong đó có ca trù. Đặc biệt, năm ngoái, nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp, Phạm Thị Huệ đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch mời đi biểu diễn trong chương trình nghệ thuật tại Thủ đô Paris hoa lệ. Trên xứ người dịp ấy, dù đã chai sạn và vững tuổi nghề, vậy mà ca nương Phạm Thị Huệ vẫn rất run vì đang biểu diễn trước hàng ngàn khán giả tại Paris, chị sợ sự cách trở về ngôn ngữ sẽ khiến buổi diễn thất bại vì nhiều áp lực. Tuy nhiên, Phạm Thị Huệ đã điềm tĩnh trở lại, vẫn thể hiện tốt tài năng của mình để ca trù đọng lại nhiều dư âm tốt đẹp trong tâm trí khán giả nước bạn. Tiếng hát ca trù, tiếng đàn và nhịp phách vang lên để rồi khi buổi diễn khép lại, Phạm Thị Huệ vui đến rơi nước mắt khi khán giả vỗ tay không ngớt, ai ai cũng dành tặng lời tán thưởng. “Khi ấy tôi hiểu, mọi cách trở về ngôn ngữ đã bị phá vỡ, tất cả đã tìm được tiếng nói chung trong nghệ thuật”, ca nương Huệ bồi hồi nhớ lại.
Phạm Thị Huệ cũng từng biểu diễn ca trù tại Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Úc… Mỗi lần diễn trên đất bạn, chị lại dâng trào xúc cảm, chị thấy mình như một sứ giả đang giới thiệu hình ảnh đất nước thông qua âm nhạc dân tộc – tinh hoa văn hóa của đất nước. Và đi tới đâu, Phạm Thị Huệ cũng đặt ra mục tiêu làm sao giúp khán giả hiểu được những giá trị cốt lõi của từng nhạc cụ như tiếng trống, nhịp phách, tiếng đàn, lời ca của ca trù; qua đó, mọi người hiểu nhiều hơn về văn hóa Việt Nam nói chung, nghệ thuật ca trù nói riêng.
“Giữ lửa” ca trù bằng cái Tâm
Gắn bó với ca trù bao nhiêu năm là vậy nhưng ca nương Phạm Thị Huệ vẫn thấy những nỗi buồn, sự lo lắng. Vì ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng nghĩa, không phải là một bộ môn nghệ thuật phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, sân khấu dành riêng cho ca trù vẫn chưa có. Các nghệ sĩ làm nghề vẫn phải mượn địa điểm, tự bỏ kinh phí tổ chức, luyện tập, biểu diễn. Nhà nước cũng chưa có chính sách đãi ngộ nào cho các nghệ nhân gắn bó, trao truyền hoặc theo đuổi ca trù.
Có nhiều khi chị cũng cảm thấy cô độc trên hành trình bảo tồn, gìn giữ và phát huy loại hình âm nhạc dân tộc. “Có quá ít người đi cùng mình trên con đường này. Còn mệt mỏi và muốn buông xuôi thì không. Vì ngay từ đầu tôi đã lựa chọn và biết mình phải đi con đường này. Có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng tôi luôn nghĩ cứ quyết làm thì sẽ thành công. Và cái chính là mình phải làm bằng cả cái Tâm”, Phạm Thị Huệ chia sẻ kèm theo nụ cười.
Nặng lòng với ca trù nên ca nương Phạm Thị Huệ đã từng đề xuất với cơ quan chức năng ngành văn hóa cũng như giáo dục nên đưa ca trù vào giảng dạy trong nhà trường. Theo chị, đó là cách để nhiều người biết đến và theo học ca trù nhiều hơn, giúp ca trù sẽ không bị mai một, lãng quên. Điều đó cũng cần thiết và hợp lý vì thực tế ai cũng biết trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là giới trẻ đã “đem lòng” yêu thích và chạy theo những ca khúc nhạc trẻ với nội dung ít ý nghĩa; trong khi đó, họ dễ dàng “bỏ ngoài tai” những âm vang của loại hình âm nhạc đã trở thành di sản văn hóa nghệ thuật như ca trù. Thậm chí, ca nương Huệ cho biết, không ít người “nhầm lẫn” ca trù là hát xẩm hoặc chầu văn.
Những người nặng lòng với ca trù như ca nương Phạm Thị Huệ hiện nay không nhiều, nghệ nhân gạo cội thì số đông đã đổ bóng hoặc nếu còn cũng ở tuổi “xưa nay hiếm”. Người trẻ theo ca trù chỉ đếm trên đầu ngón tay, muốn đến với ca trù nhưng họ thấy khó khăn hiển hiện nên không dám dấn thân. Phạm Thị Huệ thì khác, chị vẫn cần mẫn, miệt mài đến vô tận. Những lớp ca trù do Phạm Thị Huệ giảng dạy đã và đang được mở ra với việc tiếp nhận những em nhỏ đến các bạn thanh thiếu niên. Phạm Thị Huệ vẫn hát đều đặn tại giáo phường 3 tối/tuần dù có lúc chỉ có vài người nghe. Cũng đành vậy khi ca trù đã hóa thành nhịp đập nơi trái tim chị…
Bài, ảnh: Hoa Quỳnh
http://citinews.net/xa-hoi/phuc-dung-hat-cua-dinh-va-cau-chuyen-bao-ton-ca-tru-7JXUHFI/
Vậy mà, thật ngạc nhiên, đã hơn năm năm kể từ khi nghệ thuật Hát ca trù người Việt được công nhận là Di sản phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, lần đầu tiên không gian và trình thức hát cửa đình được phục dựng, lại hoàn toàn do một câu lạc bộ tự “xoay xở”.
1.Theo các tài liệu thư tịch cổ, sinh hoạt hát ca trù gắn liền với các đình làng, và hát cửa đình thường do một giáo phường xuất sắc được chọn đảm nhiệm. Vì thế, canh hát thờ cửa đình có thể coi như một chương trình âm nhạc chuyên nghiệp trọn vẹn với nghi thức chặt chẽ và chất lượng nghệ thuật đỉnh cao. Hát cửa đình cũng được coi như một tên gọi khác của ca trù và là một hình thức sinh hoạt âm nhạc cổ điển nhất của thể loại (mãi sau này mới xuất hiện ca quán). Tuy vậy, hình thức này đã hoàn toàn chấm dứt từ hơn 60 năm trước.
Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, sau thời gian tìm tòi cả trong tư liệu văn bản, ghi âm và gần gũi tiếp xúc với lớp nghệ nhân cũ, đã khẳng định rằng, hiện chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, năm nay 91 tuổi, nhớ được trình thức hát cửa đình. Cụ Đẹ là kép đàn duy nhất còn sống từng thực hành Hát cửa đình vùng Hải Dương thời xưa. Bố ông nguyên là quản giáp hàng tổng, mẹ ông vốn là một đào ngự – từng vào kinh thành Huế hát chúc thọ vua Nguyễn. Dù đã 91 tuổi, nhưng thật may mắn là nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ hãy còn khỏe mạnh minh mẫn và ông có một trí nhớ tuyệt vời.
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ.
Cũng một điều may mắn (dù muộn màng) cho ca trù, với công sức thuyết phục và sự giúp đỡ tận tình của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, có một câu lạc bộ kịp thời nhận ra sự quan trọng và khẩn cấp thực hiện chuyển giao hát cửa đình từ người nghệ nhân già duy nhất. Bốn tháng ròng rã bắt đầu từ tháng 9-2014, NSƯT Đỗ Quyên, chủ nhiệm CLB Ca trù Hải Phòng đã cùng với các ca nương, đào kép của câu lạc bộ lặn lội từ Hải Phòng về Hải Dương, đến nhà cụ Đẹ để nhờ cụ truyền dạy cho các ngón nghề, cách thức trình tự một chầu hát cửa đình hoàn chỉnh. Cùng với sự định hướng của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, thầy trò cụ Đẹ đã biến ý tưởng và ký ức thành hiện thực, khi phục dựng lại đầy đủ và nguyên vẹn một canh hát thờ của ca trù.
2. Không quá ngạc nhiên khi chương trình phục dựng Hát cửa đình người Việt do CLB Ca trù Hải Phòng thực hiện với sự truyền dạy của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và sự giúp đỡ của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền tại Đình Hàng Kênh (TP Hải Phòng) ngày 14-1 đã thu hút rất đông người tới xem. Với 14 thể cách chia làm năm lớp diễn, bắt đầu từ màn múa Tứ linh từ ngoài sân đình, dàn nhạc bát âm trước cửa và 14 thể cách, các ca nương và đào kép của CLB Hải Phòng đã thực sự làm người tham dự ngỡ ngàng. Bài bản, nghiêm ngắn nhưng vẫn lộ ra cái chất thăng hoa tột đỉnh của nghệ thuật ca trù. Những giọng ca, kép đàn ngày nào còn chập chững (còn nhớ ở Liên hoan ca trù 2012 tại Viện Âm nhạc Việt Nam, CLB ca trù Hải Phòng còn chưa định hình được nhận thức về ca trù chuẩn là như thế nào) giờ đã thấp thoáng hình ảnh ca nương kép đàn và một giáo phường trong quá khứ như các nhà chuyên môn từng mô tả.
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và các trò chuẩn bị canh hát.
Hai tiết mục Giáo hương và Hát giai do nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ trực tiếp thực hiện, còn lại các tiết mục đều do các đào nương kép đàn của CLB đảm đương. Sau hai màn hát mở đầu, cụ Đẹ lui về một góc chăm chú theo dõi các học trò. Ngoài những tiết mục Thét nhạc, Hát nói, Gửi thư, Cung bắc, múa Bỏ bộ… có thể đã được nghe nhiều tại các buổi trình diễn, thì với nhiều người, đây là lần đầu được nghe và xem những làn điệu, thể cách của ca trù rất cổ xưa nay được phục dựng như: Hát dâng hương, đào luồn – kép vói, hay điệu Dồn đại thạch…
Cách mà các thành viên CLB Ca trù Hải Phòng thực hiện canh hát thờ này cho thấy họ đã rất tâm huyết, kính cẩn và nghiêm túc khi tiếp nhận di sản này từ thế hệ tiền nhân. Và cũng thật vui mừng khi xong buổi trình diễn, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đã thở phào nói: Mười phần thì đã được 7,8 phần! Nhìn nghệ nhân già hơn 90 tuổi run run, nhiều người xem xúc động ứa nước mắt. Đại đình Hàng Kênh đã không còn chỗ trống. Trong lớp người xem ngồi chật kín hai bên không gian “khán phòng” hướng về gian chính nơi các ca nương kép đàn biểu diễn, có rất nhiều người già ở Hải Phòng, họ xem say sưa và thỉnh thoảng nhắc khán giả không vỗ tay sau mỗi tiết mục, vì đây là hát thờ mang ý nghĩa tâm linh. Xem xong, có người còn ở lại để hỏi cho rõ về các thể cách, làn điệu.
3. NSƯT Đỗ Quyên cho biết, canh hát cửa đình vừa qua được phục dựng hoàn toàn dựa vào trí nhớ của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ. Toàn bộ kinh phí học hát, học đàn, cho đến việc phục dựng một cách bài bản, nghiêm túc trình tự nghi thức của một canh hát cửa đình, câu lạc bộ đều tự xoay xở. Cho đến bây giờ, chị chưa nhận được một sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chức năng cũng như các đơn vị bảo tồn di sản. Nghe đâu chị phải đi vay tiền để có đủ kinh phí chi cho các khoản phục dựng bài bản và công phu này. Học hát thì gian truân là thế, phục dựng thì kỳ công và tốn kém thế, nhưng khi được hỏi về kế hoạch để thực hành và phổ biến ra công chúng canh hát cửa đình này như thế nào thì chị Quyên cũng lúng túng không biết trả lời sao. Không gian đình Hàng Kênh quá lý tưởng cho việc trình diễn hát cửa đình. Tuy nhiên, để tái hiện trọn vẹn một canh hát như thế không hề dễ dàng, bởi cần tiền và công sức. Và biểu diễn để thu về kinh phí tự nuôi sống và giúp cho các đào kép tiếp tục theo nghiệp ca trù bằng cách nào thì chị Quyên cũng không thể biết.
Điều đáng giật mình là, đã hơn năm năm kể từ ngày Hát ca trù người Việt được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, chúng ta nói rất nhiều về bảo tồn, nhưng cho đến bây giờ mới phục dựng được hình thức hát quan trọng nhất, lâu đời nhất của hát ca trù. Trong khi, nghệ nhân duy nhất có thực hành và nhớ được nghi thức hát này đã 91 tuổi, lay lắt như ngọn đèn trước gió. Còn ở các đêm diễn hết sức lặng lẽ của các câu lạc bộ hay các buổi liên hoan hai năm mới có một lần, người ta vẫn thấy lẫn lộn các tiết mục hát thờ trong hát ca quán. Lớp nghệ nhân cũ lần lượt về tiên tổ, nhất là khi nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc qua đời, cụ Nguyễn Phú Đẹ càng trở nên lẻ loi lay lắt. Thế nên, thật dễ hiểu vì sao đào nương Thu Hằng đã nghẹn ngào bật khóc khi nói về những ngày khăn gói theo thầy học hát lại bài bản từ cách nhả chữ, gõ phách, cho đến toàn bộ trình thức hát cửa đình vốn nhiều tiết mục khó và nghiêm cẩn. Sau buổi công diễn, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền xúc động nói, một di cảo vô giá của tổ tiên còn lại từ ngàn xưa văn hiến đã chính thức được chuyển giao thế hệ. Tuy nhiên, phục dựng thành công mới chỉ là bước đầu. Cần một sự hỗ trợ lâu dài để CLB Hải Phòng có thể thực hành nhuần nhuyễn, giới thiệu ra công chúng cũng như phổ biến đến các câu lạc bộ khác trong cả nước, đó mới thực sự là một niềm vui cho ca trù.
Màn múa Tứ linh mở đầu canh hát.
http://citinews.net/giai-tri/nguoi–thap-lua–dam-me-ca-tru-ZMMWK4A/
Với sự phong phú về thể cách, làn điệu, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, lâu nay, ca trù được coi là nghệ thuật diễn xướng cổ truyền vừa mang tính dân gian, vừa mang tính bác học. Nói thế để thấy đây không phải loại hình âm nhạc cứ biết là thích, cứ nghe là hiểu. Ca trù kén người nghe và càng kén người hát. Bởi thế, để trở thành ca nương, không những cần tình yêu, sự đam mê hay chất giọng phù hợp mà còn cần cái “duyên” với ca trù. Nghệ nhân Phùng Thị Hồng là một trong những ca nương đến với ca trù như một cơ duyên. Cách đây hơn hai mươi năm, khi còn là Trưởng phòng Nghệ thuật quần chúng của Sở Văn hóa – Thông tin Hà Tây (cũ), bà tình cờ gặp nghệ nhân dân gian ca trù Nguyễn Thị Chúc trong một ngày hội làng tại quê hương Ngãi Cầu, An Khánh, Hà Tây. Sau khi lắng nghe cụ Chúc xướng một bài ca trù với từng lời rút ruột nhả tơ, như người “say nắng”, bà Hồng “phải lòng” ngay với làn điệu vừa gần gụi, vừa sang trọng này. Mạnh dạn ngỏ ý muốn theo học, bà được nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc kiểm chứng khả năng bằng cách hát một điệu chèo và ngâm một bài thơ cổ. Ðến giờ, nghệ nhân Phùng Thị Hồng vẫn nhớ mãi nụ cười hồn hậu cùng lời nhận xét của cụ Chúc, đã tiếp thêm cho bà tình yêu và động lực để bền bỉ theo đuổi loại hình âm nhạc này: “Con biết cách rung hột, phách cũng chắc, rõ, hát chèo và ngâm thơ như thế thì khi hát ca trù giọng sẽ rất vang, rền, nền, nảy”. Chèo và thơ trở thành cầu nối, đưa bà đến với ca trù như thế. Suốt bốn năm sau đó, bà Hồng miệt mài theo học nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc từng làn điệu, thể cách của ca trù, từ hát nói, hát miễu đến gửi thư, bắc phản… Ðể nâng cao và làm phong phú hơn kiến thức, kỹ thuật chuyên môn, bà còn tìm đến Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà nổi tiếng của Hà Nội để “tầm sư học đạo”, trau dồi cách chơi trống chầu, gõ phách, sưu tầm nhiều băng, đĩa của Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ, người nức tiếng với “giọng hát ca trù đẹp nhất trời nam” để nghe và tự học.
Cứ thế, như một lẽ tự nhiên, từng làn điệu ca trù ngấm vào tâm hồn bà, trở thành mạch nguồn dạt dào tuôn chảy. Ðể rồi, không những thể hiện được nhuần nhuyễn, xuất thần tất cả làn điệu của ca trù, từ thể cách chủ đạo, phổ biến như hát nói, cho đến thể cách phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao nhất như thét nhạc, bà còn tự sáng tác thơ, tự đặt lời mới cho những làn điệu ca trù. Ðến nay, qua 20 năm gắn bó với ca trù, nghệ nhân Phùng Thị Hồng đã có hơn 20 bài hát do bà tự viết lời theo các làn điệu khác nhau, được nhiều người yêu mến. Biết chúng tôi muốn “mục sở thị”, nghệ nhân không ngần ngại hát tặng một đoạn trong bài thơ “Mùa thu năm ấy Ba Ðình” do bà sáng tác theo điệu hát nói và hát miễu: Tiếng Người vang vọng ngàn đời sau con cháu vẫn đinh ninh/Lời tuyên ngôn Bác đọc giữa Ba Ðình/Khai sinh nước Việt Nam độc lập/Công ơn Bác như trời cao biển rộng/Suốt cuộc đời vì nước vì dân… Khác hẳn lúc trò chuyện, khi đắm mình trong những làn điệu ca trù, gương mặt của người nghệ nhân đã bước sang tuổi 63 dường như tươi hơn, rạng ngời hạnh phúc, đôi mắt như sắc sảo, sinh động hơn. Nhìn thần thái ấy, nghe tiếng hát ấy, ít ai ngờ, bà là một thương binh từng đi qua chiến tranh thời chống Mỹ, cứu nước. Vết thương nơi cánh tay phải khi biểu diễn phục vụ các chiến sĩ trên đường Trường Sơn, đến nay, những lúc trái gió trở trời, vẫn khiến bà nhói đau.
Xưa nay, ca trù vốn chỉ được biết đến với những lời thơ Nôm trìu tượng, đa nghĩa, nay được nghe ca trù với lời thơ dễ hiểu phản ánh chân thực cuộc sống hiện tại, mới thấy, loại hình âm nhạc dân tộc sang trọng này có phần gần gũi và dễ tiếp cận hơn hẳn. Ðây cũng là cách nghệ nhân Phùng Thị Hồng truyền lửa đam mê cho những thế hệ học trò. Bà tâm sự, khi đã yêu, đã say ca trù, sẽ luôn khao khát được nhân rộng tình yêu ấy; đó cũng là trách nhiệm của những người đi trước đối với việc gìn giữ và phát huy vốn quý của cha ông, nhất là khi ca trù đang được xếp vào loại hình di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ðúc rút kinh nghiệm từ bản thân, muốn hát được ca trù trước hết phải yêu ca trù, muốn yêu ca trù phải hiểu ca trù, nên nguyên tắc đầu tiên trong việc truyền dạy ca trù của nghệ nhân Phùng Thị Hồng là truyền lửa đam mê. Bà tự tìm tòi, sưu tầm tài liệu nghiên cứu, bài phát biểu của những chuyên gia, nghệ nhân về ca trù để làm dày thêm vốn kiến thức chuyên môn của bản thân. Dù biểu diễn ở đâu, như một thói quen, bà đều dành vài phút để giới thiệu về ca trù, về tiết mục sẽ thể hiện, để người nghe hiểu hơn về loại hình âm nhạc độc đáo này, vừa tạo cho người nghe tâm thế sẵn sàng thưởng thức nghệ thuật. Từ những ngày còn là cán bộ văn hóa, bà mạnh dạn mở các lớp tập huấn đàn và hát ca trù cho những câu lạc bộ trong toàn tỉnh Hà Tây (cũ), tham gia tổ chức Liên hoan ca trù toàn tỉnh. Bà là người có nhiều đóng góp khi cùng các chuyên gia, nghệ nhân đi khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp thành bộ hồ sơ dày dặn về ca trù năm 2005 để đệ trình UNESCO xét duyệt, công nhận ca trù là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu phi vật thể của nhân loại.
Ðam mê được giới thiệu, truyền dạy ca trù luôn cháy bỏng nên khi về hưu, nghệ nhân Phùng Thị Hồng không quản ngại đường sá xa xôi, đi đi lại lại giữa những đơn vị như Nhà hát Chèo Hà Nam, Câu lạc bộ Ca trù Hà Câu, Viện Dân tộc nhạc học Huế…, thậm chí đến tận nhà riêng của nhiều cá nhân muốn theo học ca trù để truyền dạy. Ðến nay, bà đã truyền được lửa nghề cho gần 70 học trò, trong đó có những người xuất sắc và có thể truyền dạy lại, như: NSƯT Lương Duyên (Nhà hát Chèo Hà Nam), diễn viên Quế Vân (Ðoàn nghệ thuật Tổng cục Hậu cần), ca nương Vương Hồng (Câu lạc bộ Ca trù Hà Ðông)… Từ năm 2013, trở thành Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù của Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam), đảm nhận công tác đào tạo, bà càng có điều kiện để thực hiện đam mê, nhiệt huyết quảng bá và truyền dạy. Câu lạc bộ chỉ khoảng chục thành viên, bao gồm cả kép đàn, trống chầu, ca nương, nhưng đều đặn hằng tháng, biểu diễn một đến hai lần ở phố cổ chợ Ðồng Xuân, đồng thời, tham gia biểu diễn ở các lễ hội, sự kiện khắp các tỉnh, thành phố.
Phối hợp Khoa Âm nhạc di sản-Viện Dân tộc nhạc học Huế để đào tạo sinh viên tại Trung tâm Phát triển âm nhạc Việt Nam, nghệ nhân Phùng Thị Hồng đã góp phần truyền nghề cho nhiều bạn trẻ theo học ca trù. Trong cuộc sống hiện tại với quá nhiều lựa chọn để giải trí, dường như những người trẻ chẳng mấy mặn mà với nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là loại hình âm nhạc tương đối khó thưởng thức như ca trù. Song, khi bày tỏ băn khoăn này, nghệ nhân Phùng Thị Hồng vẫn tỏ ra lạc quan, bởi “Các bạn trẻ chưa thích là vì họ chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với ca trù. Khi đã được nghe và hiểu về nó thì chắc chắn sẽ đam mê. Tất cả những người theo học tôi trước giờ, chưa ai bỏ cuộc giữa chừng”. Quả vậy, ở lớp học của nghệ nhân Phùng Thị Hồng, chúng tôi bắt gặp nhiều gương mặt trẻ. Có bạn vừa ra trường, có bạn mới chỉ là sinh viên năm đầu tiên, thậm chí có bạn người ngoại quốc còn lặn lội từ nước Pháp xa xôi tới Việt Nam để theo học nhạc cụ dân tộc.
Ðến nay, ở độ tuổi không còn mấy sung sức, nghệ nhân Phùng Thị Hồng vẫn tâm huyết, miệt mài hoàn thiện giáo trình đào tạo ca trù do mình soạn thảo. Bà hy vọng, với giáo trình này, việc truyền dạy sẽ bài bản hơn, người học sẽ có phương pháp tiếp thu và thực hành dễ dàng. Mới đây, bà cùng 51 nghệ nhân của lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội đã được Hội đồng thẩm định thành phố đưa vào danh sách đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú lần thứ nhất năm 2015.
Thứ Ba, 17/02/2015 – 02:10
Trà Ngọc Hằng và ca nương Phạm Thị Huệ đến nhà nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, nghệ nhân đã đợi đón từ cổng nhà từ lâu. Nghệ nhân nay đã 93 tuổi nở nụ cười rạng rỡ khi thấy một “chân dài” trẻ ở phương Nam đến thăm, đây là điều “lạ” và quý đối với những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thống vốn không nhiều người trẻ quan tâm.
Trà Ngọc Hằng rất bất ngờ khi biết, ở nhà, nghệ nhân còn “kiêm” luôn việc bán hàng xén mớ rau, đồng dưa, bánh trái lặt vặt… Nhanh nhẹn, tinh anh, nghệ nhân nhớ giá của từng món hàng, ông còn nói: “Ông chưa quên gì cả, không quên cái gì hết” để chứng minh sự tinh anh của mình. Ấy thế nhưng, khi cầm cây đàn đáy lên để đàn tặng cô gái trẻ đầu xuân, nghệ nhân lại khẽ nói nao nao buồn: “Cứ nghe tiếng đàn, tiếng hát là nhớ bạn, nhớ các cụ, từ ngày các cụ đi thấy lòng trống vắng… Nhớ nhung ai trong dạ bồi hồi”.
Đến thăm nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ muốn nhắc đến những nghệ nhân như cụ Nguyễn Thị Chúc, Hà Thị Cầu… Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ cùng học trò cưng của mình, ca nương Phạm Thị Huệ cùng đàn, hát những giai điệu mùa Xuân đầy tình người, say đắm, da diết, bâng khuâng giữa tiết trời ngày cuối năm. Trà Ngọc Hằng cũng thích thú thử đàn, được nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ dạy cách sử dụng đàn, nói về ca trù và giá trị của ca trù trong tinh thần, tâm hồn người Việt.
Rời nhà nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, Trà Ngọc Hằng có chuyến thăm đầy xúc động và hiểu hơn rất nhiều điều quý giá về nghệ thuật truyền thống ở “cái nôi” của làng Quan họ Bắc Ninh trong dịp năm mới. Cô gái miền Nam vốn chỉ biết đến đờn ca tài tử, dân ca miền Tây được tới làng mà người người, nhà nhà đều hát, đều yêu Quan họ, coi đó là cuộc sống của mình. “Báu vật sống” nổi tiếng Nguyễn Thị Bàn đón cô bằng bài Quan họ La Rằng cổ, bằng những triết lý sống sâu xa của người quan họ. Trà Ngọc Hằng đầy bất ngờ khi nghệ nhân cũng gần 90 tuổi nhưng giọng hát vẫn khoẻ, vang như chỉ mới 40 hay 50 tuổi.
Với nghệ nhân Ngô Thị Lịch
Bà nói, Quan họ không chỉ cho bà tài năng mà còn cho bà cách sống, lối sống đẹp của người phụ nữ, từ đó truyền lại cho con cháu. Cả gia đình bà đều hát Quan họ, và là gia đình hát Quan họ nổi tiếng ở làng Diềm. Tới nhà nghệ nhân Ngô Thị Lịch, năm nay đã gần 90 tuổi, Trà Ngọc Hằng xúc động rưng rưng khi thấy nghệ nhân ở trong hoàn cảnh chật vật, vất vả, căn phòng mà bà ở chỉ đủ để chui ra chui vào, khom người ngồi vào cũng khó khăn lắm. Tuổi cao, sức yếu, bà lại bị đau lưng, đi lại rất khó khăn. Ấy thế nhưng bà thấy vui bởi có tiếng hát làm bầu bạn, vẫn luôn lạc quan phơi phới trong suy nghĩ.Hỏi chuyện xưa, khi là liền chị, hẳn có nhiều người để ý lắm, bà cười sảng khoái nói, có nhiều lắm nhưng đã là liền chị, đã hát quan họ phải đứng đắn, chung thuỷ, đó là cái nết của các liền chị, liền anh. Bà hát nhiều làn điệu quan họ với giọng hát đáng ngạc nhiên, xứng đáng được coi là những “báu vật dân gian” của loại hình nghệ thuật này.
L.A.V
Ảnh: Nguyễn Hoàn