DVD Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Nhạc sĩ: Ba Tu, Thanh Hải, Văn Giỏi, Út Tỵ, Thanh Nhàn, Ngọc Cẩn, Trọng Ánh, Bảy Bá, Nguyễn Vĩnh Bảo.
Thể hiện: Bạch Tuyết, Kim Thanh, Anh Chàng, Khánh Ngọc
00:00 1.Giới thiệu chung
03:10 2.Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo
10:21 3.Trống Xuân
11:56 4.Lưu Thủy Trường
15:36 5.Phú Lục
19:21 6.Cổ Bản
22:00 7.Xuân Tình
25:03 8.Tứ Đại Oán
30:44 9.Giang Nam
35:42 10.Phụng Cầu
42:11 11.Xàng Xê
48:06 12.Ngũ Đối Hạ
52:32 13.Tây Thi
Tag: đờn ca tài tử nam bộ
MINH AN : Đờn ca tài tử Nam bộ – mùa di sản kết hoa
Đờn ca tài tử Nam bộ – mùa di sản kết hoa
Chủ nhật, 22/02/2015, 10:44 (GMT+7)
Đờn ca tài tử Nam bộ – một loại hình nghệ thuật hàng trăm năm tuổi đã trở thành tài sản tinh thần, di sản văn hóa của Việt Nam và của cả nhân loại. Với hàng triệu người mộ điệu, ngày 5-12-2013 đã trở thành ngày đáng nhớ khi Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ sự kiện trọng đại này, đờn ca tài tử đã không ngừng lan tỏa, phát triển về cả lượng và chất.

Một buổi sinh hoạt âm nhạc truyền thống do GS-TS Trần Văn Khê tổ chức tại nhà riêng. Ảnh: LÊ MINH
“Miền Nam giải phóng rồi sao không thấy Bác Hồ vào đây để thăm các cháu, cháu nhớ Bác ngày đêm tháng đợi năm… chờ. Cháu thương Bác từ khi mới học được hai chữ i tờ. Vì Bác là người lãnh tụ suốt đời vì dân tộc đấu tranh. Khi vào trường cháu học năm điều Bác dạy, yêu đồng bào yêu Tổ quốc Việt Nam…”. Cả hội trường xôn xao, tiếng vỗ tay giòn giã lẫn những ánh mắt đổ dồn khi bé Trần Thị Yến Nhi, 7 tuổi, ở quận 12 vô vọng cổ bài Cháu nhớ Bác Hồ. Tròn vành rõ nhịp nhưng giọng cô bé vẫn còn non. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến người nghe mát lòng… Dẫu không phải là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, nhưng phong trào đờn ca tài tử (ĐCTT) tại TPHCM đến nay không ngừng phát triển sâu rộng. Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa TPHCM Lê Văn Lộc hồ hởi cho hay: “Nếu như năm 2011, năm Việt Nam lập Hồ sơ quốc gia nghệ thuật ĐCTT trình tổ chức UNESCO, toàn TP có khoảng 100 câu lạc bộ với hơn 1.000 tài tử đờn, tài tử ca sinh hoạt thì đến nay, con số này đã là 200 câu lạc bộ thu hút khoảng 3.000 người tham gia”. Đáng mừng hơn là trước đây, người trẻ nhất tham gia tài tử độ 9 – 10 tuổi, thì nay đã có những em mới 6 – 7 tuổi đã làm quen, yêu mến và tham gia sinh hoạt ở môn này.
Không ít người ví von TPHCM là chốn đất lành, bởi ở nơi đô thị phồn hoa tất bật như TPHCM, ĐCTT không chỉ sống được mà còn sống khỏe và vươn lên. Có dịp về các xã nông thôn mới ở Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, mà nhất là Hóc Môn và Củ Chi, sẽ thấy được rõ nét nhất sức lan tỏa sâu rộng của nghệ thuật tài tử. Mặt khác, cuộc vận động sáng tác lời mới cho 20 bài bản tổ ĐCTT và vọng cổ do Trung tâm Văn hóa TPHCM tổ chức đã bổ sung cho kho tàng tài tử thêm hơn 300 tác phẩm, mang làn gió mới đầy hơi thở cuộc sống đương đại.
Cũng trong năm 2015, ngành du lịch TPHCM và các sở ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện kế hoạch nhằm khai thác tuyến du lịch đường sông trên địa bàn TPHCM. Trong đó, nghệ thuật ĐCTT Nam bộ được chọn đưa vào biểu diễn phục vụ du khách quốc tế… |
“Năm 2015, TPHCM sẽ triển khai cuộc vận động sáng tác, viết lời mới cho 20 bài bản tổ ĐCTT và vọng cổ dành cho thiếu nhi. Không thể để các em toàn ca bài của người lớn thế này”, đại diện Sở VH-TT TPHCM khẳng định. Có thể nói, đây là tin vui đầu năm với tài tử. Tin kế tiếp cũng vui không kém là TPHCM sẽ hoàn thiện đề án đưa ĐCTT vào học đường, do Trung tâm Văn hóa TPHCM, Nhạc viện TPHCM và Sở GD-ĐT TPHCM cùng phối hợp thực hiện. Từ nhiều năm trước, GS-TS Trần Văn Khê từng tâm tư về vấn đề này, ông cho rằng: “Ở các nước phát triển, việc giáo dục âm nhạc truyền thống được quan tâm và tổ chức rất quy củ. Cần thiết phải giáo dục kiến thức về âm nhạc truyền thống cho các em từ bậc tiểu học, có hiểu biết thì các em mới yêu thích âm nhạc truyền thống, mới ý thức trân trọng di sản của dân tộc”.
MINH AN
– See more at: http://www.sggp.org.vn/amnhac/2015/2/376063/#sthash.jFRIt3TC.dpuf
Video Đờn ca Tài tử Nam bộ Việt Nam gửi công nhận Di sản Văn hóa thế giới – p1
Xin giới thiệu video Đờn ca Tài tử Nam bộ Việt Nam gửi công nhận Di sản Văn hóa thế giới (Full) – p1
VÕ THẾ NAM : Giới thiệu về Đờn ca tài tử Nam Bộ
GS Trần Văn Khê nói chuyện về đờn ca tài tử Nam bộ
Published on Mar 24, 2014
Chương trình Hoa quê Hương lần 50 của CLB Tiếng hát quê hương tại cung văn hóa Lao Động TPHCM
Viên Ngọc Quý Của Đờn Ca Tài Tử – Chương trình VHKHXHGD – Ấn Tượng VTV
Published on Aug 3, 2014
Phim tài liệu: Viên ngọc của đờn ca tài tử Nam Bộ – Tập 1
Published on May 1, 2014
Kênh Văn Hóa Việt (mới): https://www.youtube.com/user/vanhoaviet2
Kênh cũ sẽ ngừng hoạt động. Mời bạn đăng ký kênh mới để xem tiếp các chương trình văn hóa, giải trí.
Phim tài liệu: Viên ngọc của đờn ca tài tử Nam Bộ – Tập 2
Published on May 7, 2014
Kênh Văn Hóa Việt (mới): https://www.youtube.com/user/vanhoaviet2
Kênh cũ sẽ ngừng hoạt động. Mời bạn đăng ký kênh mới để xem tiếp các chương trình văn hóa, giải trí.
Bản đờn ca tài tử hay nhất mà mình từng nghe
Published on Dec 20, 2013
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100…. thôi đừng có vỗ tay (vì quá hay)
THƠ PHẠM : ĐỜN CA TÀI TỬ – NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA MIỆT VƯỜN SÔNG NƯỚC NAM BỘ
ĐỜN CA TÀI TỬ – NGHỆ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA MIỆT VƯỜN SÔNG NƯỚC NAM BỘ
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát sau những giờ lao động…
Nguồn gốc
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, được du nhập vào miền Nam do 3 nhạc sư gốc Trung bộ: Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi – Nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn (thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị (biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo nên với mục đích chỉ để phục vụ nghe chơi với nhau giữa một số người trong một hoàn cảnh nhất định. Dần dà thu hút thêm những đối tượng khác cùng tham gia và không gian cũng mở rộng hơn; lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện hình thức ca cùng với đờn nên gọi là đờn ca. Bài bản tài tử dựa trên các bài có sẵn của ca Huế rồi cải biên, sáng tác ra nhiều loại bài bản mang âm hưởng quê hương hoặc dựa theo các tác phẩm, tích truyện phổ thông thời bấy giờ – là loại nhạc “tâm tấu” (tâm tình của người xa xứ), mang tính ngẫu hứng sáng tạo. Nhạc cụ dùng trong đờn ca tài tử gồm: đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn tỳ bà, đờn tam (hoặc đờn sến, đờn độc huyền). Vào khoảng năm 1930 có thêm cây guitare phím lõm, violon, guitare hawaii được cải biên đưa vào nhạc tài tử. Theo truyền thống, ít khi nhạc công độc tấu mà thường là song tấu, tam tấu, hòa tấu. Đến đầu thế kỷ 20, nhạc tài tử rẽ nhánh thành một dòng nhạc mới với dấu mốc ban đầu là ca ra bộ và sau đó là cải lương.
Biểu diễn đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của dân ca miền Trung và miền Nam. Đây là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ, là sự kết hợp hòa quyện đặc sắc giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Trang phục và biểu diễn
Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn cò và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.
Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.
Đờn ca tài tử xưa
Ngày 5/12/2013, UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với các tiêu chí: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa, thể hiện sự hòa hợp văn hóa và tôn trọng văn hóa riêng của các cộng đồng, dân tộc.
Nguồn: sưu tầm
Thơ Phạm
http://quydisan.org.vn/don-ca-tai-tu-nghe-thuat-dac-trung-cua-miet-vuon-song-nuoc-nam-bo/a637488.html